Hà Nội
23°C / 22-25°C

Giám sát hoạt động DS-KHHGĐ tại ba tỉnh đồng bằng sông Cửu Long: Nâng cao tính chủ động trong tình hình mới

Thứ hai, 12:20 26/10/2015 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Đoàn công tác của Tổng cục DS-KHHGĐ do Phó Tổng cục trưởng Hồ Chí Hùng dẫn đầu vừa có chuyến thăm và làm việc tại Cần Thơ, Cà Mau và Đồng Tháp. Tại buổi làm việc, đoàn công tác đã ghi nhận các kết quả hoạt động công tác dân số trong 9 tháng đầu năm, cũng như các khó khăn vướng mắc phát sinh và những đề xuất kiến nghị tháo gỡ trong thời gian tới của các địa phương.

 

Một buổi truyền thông sàng lọc trước sinh, sơ sinh do ngành Dân số tổ chức. Ảnh: P.V
Một buổi truyền thông sàng lọc trước sinh, sơ sinh do ngành Dân số tổ chức. Ảnh: P.V

 

Cán bộ chuyên trách dân số trực sản liên tục 3 tháng

Tại buổi làm việc với Ban Chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ huyện Cái Nước (Cà Mau), đoàn công tác của Tổng cục DS-KHHGĐ đã ghi nhận không ít bức xúc từ các cán bộ, cộng tác viên dân số cơ sở. “Từ khi nhận nhiệm vụ chuyên trách dân số tại Trạm Y tế thị trấn Cái Nước cách đây gần 3 tháng, tôi phải trực liên tục không có ngày nghỉ. Vừa tham gia lĩnh vực mới chưa có nhiều kinh nghiệm, lại kiêm thêm chuyên môn sản, tôi phải quay cuồng với các loại báo cáo lĩnh vực DS-KHHGĐ lẫn lĩnh vực sản được phân công. Buổi sáng tôi đến trạm trực sản, buổi trưa nhờ đồng nghiệp trực hộ rồi chạy về nhà vội vàng ăn trưa để đến trạm trực buổi chiều. Có hôm đang ăn trưa lại phải ào tới trạm vì có ca sinh. Buổi tối tôi cũng phải trực luôn vì hiện vị trí nữ hộ sinh ở trạm chỉ có mình tôi. Công việc “xoay như chong chóng” nên làm gì còn thời gian để tiếp cận, học hỏi và thực hiện công tác dân số nữa?”, chị Lê Thị Mai Thanh, nữ hộ sinh hơn 20 năm kinh nghiệm nay làm chuyên trách dân số tại thị trấn Cái Nước cho biết.

Còn chị Đoàn Kim Tím - cán bộ chuyên trách dân số xã Hưng Mỹ, trước việc phải đảm đương quá nhiều việc ở trạm y tế đã đề xuất với đoàn công tác: Nên bổ sung thêm biên chế cho trạm y tế để công việc chuyên môn, đặc biệt là công tác dân số trôi chảy.

Tại buổi làm việc, liên quan đến vấn đề này, ông Phạm Văn Trung - Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Cái Nước - đơn vị trực tiếp chỉ đạo điều hành hoạt động của 11 trạm y tế trên địa bàn - cho biết: Với biên chế tại trạm như tình hình hiện nay thì mỗi người phải đảm trách 4 - 5 đầu việc. Ông Trung cho rằng, tại thời điểm này khó có cách gì khác để giảm bớt việc cho cán bộ chuyên trách dân số. Vì vậy ông Trung cũng gợi ý rằng, mỗi trạm y tế đều có nhà dành cho nhân viên nghỉ sau ca trực (tương tự nhà công vụ). Do đó, những cán bộ chuyên trách dân số sau khi hoàn tất công việc chuyên môn y tế được trạm trưởng giao phó có thể sử dụng nhà này để tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ dân số. “Trong khi chưa có cách gì để xử lý hài hòa công việc giữa chuyên môn y tế và dân số, có lẽ cán bộ chuyên trách nên xác định làm việc với công suất tối đa…”, ông Trung nói.

Về trường hợp bức xúc của chị Thanh, ông Trung giải thích rằng, mỗi trạm y tế đều có hai nữ hộ sinh thay phiên nhau trực, nhưng đồng nghiệp của chị Thanh đang nghỉ thai sản đến đầu tháng 11/2015. Do đó, chuyện chị Thanh phải trực liên tục, không còn tâm sức cho công tác dân số là chuyện “đặng chẳng đừng”.

Trước bức xúc của các cán bộ chuyên trách dân số tuyến cơ sở, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ Hồ Chí Hùng đã đặc biệt lưu ý địa phương về vấn đề này. “Dù công việc tại trạm nhiều, cán bộ dân số hỗ trợ đồng nghiệp là chuyện bình thường, song nhiệm vụ chính của cán bộ chuyên trách vẫn là thực hiện công tác dân số.Vì vậy, họ cần được ưu tiên quỹ thời gian để có thể hoàn thành nhiệm vụ. Để hoạt động DS-KHHGĐ tuyến cơ sở thuận lợi trong thời gian tới thì những chỉ đạo sâu sát  từ phía lãnh đạo Sở Y tế là rất cần thiết”, Phó Tổng cục trưởng Hồ Chí Hùng đề nghị.

Thay mặt lãnh đạo Sở Y tế Cà Mau, Phó Giám đốc Nguyễn Trung Nhân đã ghi nhận và cam kết sẽ chỉ đạo quyết liệt hơn đến tuyến y tế cơ sở, sớm khắc phục vấn đề trên.

Chủ động kinh phí, chờ mô hình tổ chức bộ máy

Tại ba địa phương mà đoàn công tác của Tổng cục DS-KHHGĐ làm việc, bên cạnh vấn đề chuyên môn thì kinh phí phục vụ hoạt động trong thời gian tới là nội dung được các địa phương rất quan tâm, bởi thời điểm kết thúc Chương trình mục tiêu Quốc gia về DS-KHHGĐ đã cận kề, thời điểm dự toán ngân sách địa phương hỗ trợ cho hoạt động này cũng đã tới. Theo Phó Tổng cục trưởng Hồ Chí Hùng cùng các thành viên đoàn công tác, dự kiến kinh phí cho hoạt động DS- KHHGĐ năm 2016 sẽ được cấp bởi một trong 9 dự án thuộc Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số. Vì vậy các địa phương có thể yên tâm về vấn đề này. Tuy nhiên, theo Phó Tổng cục trưởng, để đảm bảo nguồn lực phục công tác dân số thời gian tới, ngành Y tế - Dân số từ tuyến tỉnh đến cơ sở cần tăng cường tham mưu cấp ủy - chính quyền các cấp để có được sự chủ động, hỗ trợ kinh phí từ ngân sách địa phương.

Liên quan đến mô hình tổ chức bộ máy, các địa phương đều tỏ ý sốt ruột và hối thúc phía Trung ương sớm có “đáp án cuối cùng”, để bộ máy hoạt động được ổn định. Về vấn đề này, thay mặt đoàn công tác, Phó Tổng cục trưởng Hồ Chí Hùng đề nghị các địa phương “hết sức bình tĩnh”. Theo ông Lương Thế Khanh - Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Tổng cục DS-KHHGĐ) thì quá trình đi tìm sự đồng thuận giữa Bộ Y tế, Bộ Nội vụ về bộ máy Y tế - Dân số tuyến cơ sở (quận/huyện, phường/xã) đang diễn ra (trong đó cả Bộ Y tế lẫn Bộ Nội vụ đều đồng ý phương án đưa Trung tâm DS - KHHGĐ về UBND cùng cấp quản lý, cán bộ chuyên trách dân số xã/phường thuộc Trung tâm DS-KHHGĐ nhưng làm việc tại UBND xã/phường hoặc trạm y tế). Ngay khi đạt đồng thuận, một thông tư liên tịch về vấn đề này được ban hành. Do đó, đoàn công tác cũng lưu ý các địa phương trong khoảng thời gian này không nên thay đổi mô hình Y tế - Dân số tuyến cơ sở vì nếu không tương đồng với mô hình dự kiến từ phía Trung ương thì sẽ gây thêm sự xáo trộn không cần thiết.

 

Không chủ quan trước tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh

Tại các địa phương mà đoàn công tác của Tổng cục DS-KHHGĐ thăm và làm việc, Phó Tổng cục trưởng Hồ Chí Hùng và thành viên đoàn đã ghi nhận, đánh giá tích cực các kết quả hoạt động DS-KHHGĐ trong 9 tháng qua. Nhìn chung, ở cả ba lĩnh vực quy mô, cơ cấu và chất lượng dân số, các địa phương đều triển khai đầy đủ các hoạt động liên quan và thu nhiều kết quả tốt. Tuy nhiên, một số chỉ tiêu về KHHGĐ cả 3 địa phương đều thực hiện chưa đạt theo kế hoạch. Riêng về tỷ số giới tính khi sinh, tại Cà Mau đã có dấu hiệu mất cân bằng (110 trẻ nam/100 trẻ nữ)… Phó Tổng cục trưởng Hồ Chí Hùng đã đề nghị ngành DS-KHHGĐ các địa phương cần tăng cường hoạt động trong những tháng cuối năm để hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao. Đồng thời lưu ý không được lơ là với tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh.

Tại Cần Thơ, đoàn công tác cũng đã thăm và làm việc cùng Ban lãnh đạo Trung tâm Sàng lọc - chẩn đoán trước sinh và sơ sinh (Bệnh viện Phụ sản TP Cần Thơ). Hiện đơn vị này đang phụ trách thực hiện chuyên môn sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh cho 12 tỉnh/thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Thanh Giang/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh

Dân số và phát triển - 1 giờ trước

Mặc dù được sử dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm gia đình nhưng phthalate không tốt cho sức khỏe. Phụ nữ mang thai tiếp xúc với chất này có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và sự phát triển não bộ trẻ sơ sinh.

Cục Dân số giám sát công tác tuyên truyền, tư vấn, cung cấp biện pháp tránh thai ở Quảng Ninh

Cục Dân số giám sát công tác tuyên truyền, tư vấn, cung cấp biện pháp tránh thai ở Quảng Ninh

Dân số và phát triển - 14 giờ trước

GĐXH - Qua kiểm tra thực tế, đoàn kiểm tra ghi nhận một số khó khăn, vấn đề còn vướng mắc trong quá trình triển khai tuyên truyền, tư vấn và cung cấp biện pháp tránh thai của những người làm dân số tỉnh Quảng Ninh.

7 nguyên tắc sống khỏe và trường thọ

7 nguyên tắc sống khỏe và trường thọ

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Việc áp dụng các nguyên tắc dưới đây có thể mang lại một cuộc sống khỏe mạnh, sống lâu hơn và trọn vẹn hơn…

Nhận biết 5 dấu hiệu bệnh lậu ở nam giới

Nhận biết 5 dấu hiệu bệnh lậu ở nam giới

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Bệnh lậu là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến, chủ yếu ảnh hưởng đến đường sinh dục nhưng cũng có thể lây nhiễm vào cổ họng, trực tràng và mắt.

Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn táo thường xuyên?

Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn táo thường xuyên?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Ăn táo bằng nhiều cách, có thể nấu chín, dùng làm nước ép hay ăn trực tiếp... đều có thể cải thiện sức khỏe tổng thể và giúp ngăn ngừa một số tình trạng bệnh mạn tính, bao gồm bệnh tim, đái tháo đường.

Đau vú sau khi kỳ kinh nguyệt có nguy hiểm không?

Đau vú sau khi kỳ kinh nguyệt có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Nhiều phụ nữ thấy vú đau trong những ngày trước kỳ kinh nguyệt và cơn đau thường biến mất ngay sau khi kỳ kinh bắt đầu. Tuy nhiên, một số phụ nữ thấy cơn đau vẫn tiếp diễn ngay cả sau khi kỳ kinh đã kết thúc.

7 điều cần biết về bệnh lây truyền qua đường tình dục

7 điều cần biết về bệnh lây truyền qua đường tình dục

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục còn được gọi là nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI). STI có thể lây truyền trong bất kỳ hình thức sinh hoạt tình dục nào.

Các thuốc trị rụng tóc thời kỳ mãn kinh

Các thuốc trị rụng tóc thời kỳ mãn kinh

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Rụng tóc là một trong những triệu chứng thường thấy ở phụ nữ thời kỳ mãn kinh. Việc điều trị sớm, đúng cách có thể giúp làm chậm quá trình rụng tóc, cải thiện sức khỏe tổng thể của tóc, đồng thời giúp chị em thêm tự tin trong cuộc sống.

Thuốc điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt

Thuốc điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Hội chứng tiền kinh nguyệt có thể gây khó chịu về mặt thể chất, tinh thần... ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều trường hợp bị Hội chứng tiền kinh nguyệt nặng, kéo dài cần phải dùng thuốc để điều trị.

Trẻ sơ sinh được bú mẹ có sức khoẻ tim mạch tốt hơn

Trẻ sơ sinh được bú mẹ có sức khoẻ tim mạch tốt hơn

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Trẻ bú mẹ ít nhất sáu tháng có thể thúc đẩy vi khuẩn đường ruột có lợi, giúp cải thiện sức khỏe tim mạch ở trẻ khi trưởng thành.

Top