Hà Nội
23°C / 22-25°C

Giảm tỷ lệ viêm nhiễm phụ khoa từ sản phẩm chăm sóc sức khỏe sinh sản thuộc Đề án 818

GiadinhNet – Thụt rửa vùng kín; dùng dung dịch vệ sinh có chất tẩy mạnh; lạm dụng băng vệ sinh hàng ngày hay mặc đồ lót quá chật là những thói quen tai hại gia tăng nguy cơ khiến chị em mắc bệnh phụ khoa.

Theo các bác sĩ sản phụ khoa, hiện nay, tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh phụ khoa ngày càng tăng, trong đó, một số bệnh lý như: Viêm âm đạo, u xơ tử cung, u nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung, ung thư cổ tử cung... là những bệnh có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của chị em. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều chị em chủ quan không nghĩ rằng các bệnh tưởng chừng như là "phụ" ấy lại gây ra những hậu quả nghiêm trọng. 

Theo BS Trần Thị Hường, nguyên bác sĩ chuyên khoa sản, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, thói quen vệ sinh hàng ngày đóng vai trò rất quan trọng trong việc dự phòng bệnh phụ khoa. Ngoài những chị em thực hiện tốt việc làm này, vẫn còn không ít chị em mắc một số sai lầm trong việc chăm sóc phần phụ hàng ngày, dẫn đến dễ mắc bệnh phụ khoa hoặc nếu đang có bệnh thì gia tăng nguy cơ bệnh nặng thêm, gây khó khăn trong việc điều trị.

Giảm tỷ lệ viêm nhiễm phụ khoa từ sản phẩm chăm sóc sức khỏe sinh sản thuộc Đề án 818 - Ảnh 2.

Chị em nên đi khám phụ khoa định kỳ để kịp thời phát hiện bệnh. Ảnh: BV Từ Dũ

Chẳng hạn, nhiều chị em khi thấy ngứa, rát, ra khí hư vùng kín, cho rằng bị viêm phụ khoa và tự mua thuốc không theo chỉ định của bác sĩ dẫn tới phải chịu những tác dụng phụ không mong muốn như chóng mặt, buồn nôn và thậm chí cả phản ứng thuốc…. khiến thời gian điều trị bệnh kéo dài.

Hoặc có những người trong khi vệ sinh hàng ngày, thường dùng vòi xịt thụt rửa khá sâu trong âm đạo để các chất bẩn trôi hết ra ngoài (?!). Theo BS Hường, đây là một sai lầm vì khi thụt rửa sâu kèm những dung dịch sát khuẩn mạnh sẽ vô tình làm mất đi những vi khuẩn có ích trong môi trường âm đạo. Hơn nữa, khi bị thụt rửa sâu có thể gây trầy xước niêm mạc âm đạo, khiến vi khuẩn dễ xâm nhập, tấn công gây bệnh.

Cùng với đó, việc vệ sinh không đúng cách cũng dễ khiến chị em mắc bệnh. Chẳng hạn, lau từ sau ra trước là một động tác nguy hiểm vì mang vi khuẩn từ vùng hậu môn và chất thải vào vùng kín nhưng khá nhiều phụ nữ mắc phải thói quen này, bởi vì nó "tiện tay". Hoặc có người vệ sinh rất kỹ, dùng vòi xịt để vệ sinh sạch sẽ sau khi đi đại tiện hay tiểu tiện nhưng cũng xịt từ sau ra trước, kết quả vẫn có nguy cơ nhiễm vi khuẩn.

Thói quen lạm dụng dùng băng vệ sinh hàng ngày cũng khiến vùng kín dễ bị vi khuẩn tấn công. Bởi lẽ, khi dùng băng vệ sinh thường xuyên, vô tình đă tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.

Một thói quen khác không tốt cho sức khỏe sinh sản của nữ giới đó là mặc quần áo quá chật, nhất là quần lót chật, chất liệu không thấm hút mồ hôi làm cho vi khuẩn tích tụ, dễ gây bệnh phụ khoa và xuất hiện mùi khó chịu ở khu vực này.

Để phòng ngừa bệnh "phụ khoa" ghé thăm, theo các chuyên gia khuyến cáo, chị em cần vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài hàng ngày bằng dung dịch vệ sinh phụ nữ chuyên dụng. Sau mỗi lần đi đại, tiểu tiện nếu rửa được thì rất tốt hoặc lau vùng kín với khăn mềm sạch/giấy vệ sinh không mùi hương. Nên rửa và lau từ trước ra sau (hậu môn là sau cùng).

Sử dụng nguồn nước sạch để vệ sinh vùng kín cũng như tắm rửa hằng ngày; không thụt rửa sâu vào bên trong âm đạo khi không có chỉ định của chuyên gia y tế; không dùng xà phòng có chất tẩy rửa mạnh, chất sát khuẩn mạnh để vệ sinh vùng kín.

Bên cạnh đó, nên sử dụng quần lót chất liệu cotton khi có chỉ định điều trị viêm vùng kín của chuyên gia sản phụ khoa; tránh mặc quần quá chật, ẩm ướt. Đồ lót sau khi giặt nên phơi ra ngoài nắng, ánh nắng mặt trời sẽ diệt bớt vi khuẩn và nấm gây bệnh, không phơi đồ ngoài trời qua đêm. Trường hợp đang điều trị viêm phụ khoa nên là quần lót để diệt vi trùng gây bệnh trước khi mặc.

Ngoài ra, cần thực hiện quan hệ tình dục an toàn và vệ sinh cho cả nam, nữ trước và sau khi quan hệ tình dục. Mỗi lần giao hợp dùng một bao cao su nếu có quan hệ với người đã có tiền sử nhiễm hoặc đang có nguy cơ nhiễm bệnh tái diễn.

Đồng thời, chú ý giữ vệ sinh vùng kín trong thời kỳ kinh nguyệt. Nên vệ sinh vùng kín bằng dung dịch vệ sinh phụ nữ sau mỗi lần thay băng vệ sinh. Đặc biệt, nên khám phụ khoa định kỳ 3-6 tháng 1 lần, khám trước khi chuẩn bị mang thai để đề phòng thai bất thường. 

Khi thấy có dấu hiệu khác thường ở đường sinh dục như: Ngứa, dịch tiết bất thường… phải đi khám phụ khoa ngay tại các cơ sở y tế chuyên ngành sản, phụ khoa để được điều trị kịp thời, tránh biến chứng. 

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại dung dịch vệ sinh phụ khoa, mỗi loại lại có một công dụng, chức năng, thiên về các bệnh lý khác nhau. Do đó, các bác sĩ sản khoa lưu ý, khi sử dụng bất cứ sản phẩm gì, cần có sự chỉ dẫn của nhân viên y tế, đọc kỹ thành phần của sản phẩm.

Theo bà Trương Thị Kim Hoa, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) các sản phẩm của Đề án 818 (Xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, sức khỏe sinh sản) tại cộng đồng đang có những phản hồi tích cực về công dụng, tiện dụng, hiệu quả của sản phẩm.

Trong đó, riêng về các sản phẩm chăm sóc sức khỏe sinh sản (Dung dịch vệ sinh Vagis: Dung dịch vệ sinh đa năng Gyno Pro) đã góp phần làm giảm tỷ lệ viêm nhiễm phụ khoa ở chị em phụ nữ trên địa bàn.

Anh Khôi

Anh Khôi
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ung thư buồng trứng có chữa được không?

Ung thư buồng trứng có chữa được không?

Dân số và phát triển - 12 giờ trước

Ung thư buồng trứng là căn bệnh thường tiến triển âm thầm và triệu chứng không rõ ràng khiến nhiều người chủ quan, khi đi khám đã ở giai đoạn muộn. Vậy ung thư buồng trứng có chữa được không, làm thế nào để phát hiện sớm?

Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?

Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?

Dân số và phát triển - 14 giờ trước

Trẻ béo phì có nguy cơ cao dậy thì sớm hơn so với trẻ có cân nặng bình thường. Vậy nguyên nhân tại sao trẻ béo phì lại dễ bị dậy thì sớm và có thể phòng ngừa được không?

Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?

Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Đa ối là khi lượng nước ối vượt quá mức bình thường ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé. Mặc dù chế độ ăn không phải là yếu tố quyết định duy nhất nhưng việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng này.

Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ

Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Nguy cơ sinh non sẽ được giảm thiểu tối đa nếu thai phụ được khám thai và thực hiện sinh tại cơ sở y tế có đầy đủ phương tiện kỹ thuật cùng đội ngũ y bác sỹ trợ giúp.

Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng

Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Với phương châm "đưa chính sách đến gần dân," xã Hùng Tiến, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng (chăm sức khỏe sinh sản, hỗ trợ người cao tuổi) và phát huy vai trò của đội ngũ cộng tác viên dân số.

Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản

Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Hội thi giúp cho học sinh nâng cao những kỹ năng hoạt động, kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên. Đồng thời, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích để học sinh thể hiện tài năng, trí tuệ, sự sáng tạo.

Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Sau 25 năm, Việt Nam có gần 300.000 chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm được thực hiện, 147.000 em bé ra đời khoẻ mạnh. Trong đó, có gần 3.000 trẻ được chào đời tại Bệnh viện Hùng Vương nhờ kỹ thuật IVF.

5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay

5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Hội chứng ống cổ tay là tình trạng phổ biến trong cộng đồng. Hiện số người mắc hội chứng này ngày càng tăng do liên quan đến công việc có sử dụng nhiều tới độ linh hoạt, tỉ mỉ và lặp đi lặp lại của cổ tay.

Bác sĩ khuyến nghị 5 điều quan trọng nên biết về ung thư buồng trứng

Bác sĩ khuyến nghị 5 điều quan trọng nên biết về ung thư buồng trứng

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Phụ nữ thường hiểu nhầm những dấu hiệu ung thư buồng trứng là triệu chứng của các căn bệnh về phụ khoa khác. Việc biết về dấu hiệu ung thư buồng trứng giúp chị em mắc bệnh được điều trị và sớm tăng tỷ lệ sống.

Tắc ống dẫn trứng: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Tắc ống dẫn trứng: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Tắc ống dẫn trứng là một trong những nguyên nhân gây vô sinh nữ khá thường gặp. Tình trạng này khiến cho trứng và tinh trùng không gặp được nhau, chiếm khoảng 25-30% trong tất cả các trường hợp vô sinh.

Top