Hà Nội
23°C / 22-25°C

Giáo dục giới tính: Cần thay đổi cách nhìn nhận từ trong gia đình

Thứ năm, 07:21 03/10/2019 | Dân số và phát triển

Theo truyền thống văn hóa Á Đông, các cha mẹ ở Việt Nam ít trao đổi với con cái về chủ đề sức khỏe liên quan đến tuổi dậy thì, tình dục, sức khỏe sinh sản (nói chung là giáo dục giới tính).

Trong khi đó, lứa tuổi 10-17 có nhu cầu rất cao trong việc được trang bị kiến thức và kỹ năng để ứng phó với các vấn đề trong cuộc sống, cũng như hiểu được các vấn đề về giới tính.

Hạn chế kiến thức về giới tính từ cha mẹ

Trong các gia đình Việt Nam, cha mẹ có xu hướng lảng tránh trao đổi và cung cấp cho con cái vị thành niên các kiến thức giới tính. Nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới cho thấy, chỉ có hơn một nửa (62,1%) cha mẹ trong mẫu khảo sát cho thấy họ có trao đổi hoặc hướng dẫn trẻ em VTN về các vấn đề liên quan đến sức khỏe tuổi dậy thì. Sự hạn chế trao đổi của cha mẹ đối với con cái VTN về chủ đề sức khỏe sinh sản một phần do quan điểm về việc không nên “vẽ đường cho hươu chạy”, một phần còn e ngại vì cho rằng đây là điều tế nhị và một phần do khó khăn không biết phải nói/truyền đạt cho con thế nào, và bên cạnh đó một bộ phận cha mẹ cảm thấy “bối rối” hoặc “xấu hổ”, hoặc không đủ kiến thức để giải thích về chủ đề này cho trẻ VTN.

Sự thiếu kiến thức và tâm lý e ngại của cha mẹ khi trao đổi hoặc dạy bảo con cái tuổi VTN về vấn đề liên quan đến SKSS không chỉ là những rào cản làm hạn chế mức độ và chiều sâu trong giao tiếp giữa bố mẹ và con cái về chủ đề này, mà còn cho thấy mức độ bảo vệ hạn chế của gia đình đối với các rủi ro mà trẻ VTN có thể phải đối mặt như nguy cơ có thai ngoài ý muốn, hoặc các rủi ro liên quan đến các bệnh lây lan qua đường tình dục, trong đó có HIV/AIDS, và nguy cơ bị xâm hại tình dục.

Từ góc độ tiếp cận quyền trẻ em, thực trạng này cho thấy hạn chế về trách nhiệm của gia đình đối với việc đảm bảo thực hiện quyền chăm sóc sức khỏe (CSSK) trẻ em một cách toàn diện đối với nhóm tuổi VTN đặc thù này. Trong mẫu khảo sát của Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới cho thấy, có đến 1/5 trẻ em trong mẫu khảo sát không nhận được lời giải đáp của cha mẹ khi các em có thắc mắc hoặc hỏi cha mẹ các kiến thức về tuổi dậy thì và giới tính. Tỷ lệ đa số còn lại cho biết cha mẹ trì hoãn trả lời, hoặc lảng tránh trả lời. Một bộ phận còn lại thì quát mắng hoặc đề nghị con nhờ người khác giải thích. Ngoài ra, cũng có điểm đáng lưu ý là có sự khác biệt giới trong mối quan tâm trao đổi của cha mẹ về chủ đề SKSS cho con trai và con gái. Theo đó, trẻ em gái được cha mẹ quan tâm nhiều hơn về chủ đề này so với trẻ em trai, đặc biệt là nguy cơ bị xâm hại, quấy rối tình dục.

Giáo dục giới tính: Cần thay đổi cách nhìn nhận từ trong gia đình - Ảnh 1.
Trang bị cho học sinh những kiến thức về giới tính là rất quan trọng. 
Giải pháp nào cho vấn đề giáo dục giới tính?

Việc nâng cao nhận thức về vấn đề này cho VTN cần có sự phối hợp đồng bộ từ gia đình, nhà trường, xã hội, và đặc biệt là sự hỗ trợ đối với gia đình từ phía Nhà nước.

Các bậc cha mẹ cần chủ động nâng cao nhận thức về đặc trưng tâm sinh lý và sự phát triển đặc thù của trẻ em VTN, đặc biệt là các kiến thức về tuổi dậy thì và sức khỏe sinh sản gắn với độ tuổi VTN…

Nhà nước cần quan tâm đầu tư đối với các chương trình nâng cao nhận thức và sự hiểu biết cho cha mẹ về các đặc trưng tâm sinh lý của lứa tuổi VTN 10- 17 tuổi, các rủi ro liên quan đến SKSS của lứa tuổi này, cũng như trang bị cho các gia đình các kỹ năng giao tiếp về chủ đề dậy thì, tình dục để gia đình thực hiện tốt quyền CSSK cho trẻ em VTN, bao gồm bảo vệ trẻ em khỏi các hành vi nguy cơ liên quan đến sinh hoạt tình dục trước hôn nhân và có thai hoặc có con ở tuổi vị thành niên. Có thể cân nhắc phát triển và nâng cao hiệu quả của biện pháp tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông hiện đại để cha mẹ dễ tiếp cận, như: Lập trang chuyên đề thực hiện quyền trẻ em trên mạng, tuyên truyền qua mạng xã hội... Nhà nước cũng cần có biện pháp và chế tài nghiêm khắc trong việc quản lý trật tự và an toàn xã hội, ví dụ các hiện tượng lôi kéo, dụ dỗ trẻ em vào các tệ nạn xã hội, xâm hại trẻ em, bảo vệ trẻ em. Đây cũng là sự hỗ trợ của nhà nước đối với gia đình trong việc thực hiện quyền bảo vệ trẻ em khỏi các nguy cơ từ môi trường bên ngoài xã hội.

Đối với nhà trường, cần đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động phối hợp với gia đình trong việc cung cấp các kiến thức và kỹ năng về SKSS cho học sinh tuổi VTN.  Hiện nay sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình mới chỉ chủ yếu tập trung vào việc học tập và rèn luyện đạo đức cho học sinh mà chưa quan tâm đến chủ đề này. Nhà trường cũng cần đề xuất với ngành giáo dục để tăng cường các môn/giờ học về kỹ năng sống cho học sinh, đặc biệt là học sinh tuổi vị thành niên, về các kỹ năng tự bảo vệ bản thân, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ra quyết định và các kỹ năng liên quan đến sức khỏe sinh sản tuổi vị thành niên. Ngoài ra, nhà trường cũng cần tăng cường hoạt động ngoại khoá tuyên truyền về sức khỏe sinh sản và kỹ năng tự bảo vệ bản thân khỏi các rủi ro về SKSS và các nguy cơ bị quấy rối, xâm hại tình dục.

Đối với gia đình, là yếu tố quan trọng nhất, các bậc cha mẹ cũng cần chủ động nâng cao nhận thức về đặc trưng tâm sinh lý và sự phát triển đặc thù của trẻ em VTN, đặc biệt là các kiến thức về tuổi dậy thì và sức khỏe sinh sản gắn với độ tuổi VTN. 

Điều này không chỉ giúp các cha mẹ khắc phục được sự bối rối, e ngại khi trao đổi với con cái VTN về chủ đề giới tính, mà còn bảo vệ con cái khỏi các hành vi nguy cơ, các rủi ro liên quan đến SKSS và nguy cơ bị quấy rối, xâm hại tình dục. Cởi mở, không phán xét, không dò xét trẻ khi trẻ chia sẻ, thảo luận các vấn đề trẻ quan tâm, nhất là các vấn đề nhạy cảm của lứa tuổi vị thành niên là điều mà các cha mẹ nên thực hiện. 

Ngoài ra, cha mẹ cũng cần tôn trọng, lắng nghe trẻ khi trẻ chia sẻ những quan điểm cá nhân và tạo điều kiện, hoặc khích lệ trẻ em nêu các ý kiến, bày tỏ nguyện vọng và chia sẻ các khó khăn trong cuộc sống hàng ngày của các em, bao gồm những khó khăn liên quan đến mối quan hệ lãng mạn tuổi học trò.

Theo TS. Đặng Thủy/VnExpress

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cực hiếm: Người phụ nữ mang 4 thai tự nhiên

Cực hiếm: Người phụ nữ mang 4 thai tự nhiên

Dân số và phát triển - 4 giờ trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, đây là một tình huống đặc biệt hiếm trong sản khoa, với tỷ lệ gặp chỉ khoảng 1/700.000 – 1/800.000 ca mang thai tự nhiên.

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Sau 4 giờ dài dằng dặc chờ đợi kết quả ADN nhưng mọi chuyện không thuận theo mong mỏi, người phụ nữ trẻ ôm tờ kết quả xét nghiệm, gục đầu khóc nức nở.

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Sau sinh, trẻ hồng hào, khóc to, phản xạ tốt. Được biết, trong suốt thai kỳ, sản phụ tăng 20kg và hoàn toàn khỏe mạnh.

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Tắc tia sữa, nứt núm vú là tình trạng phổ biến, gây đau đớn và ảnh hưởng đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, chỉ với vài thói quen chăm sóc ngực đơn giản mỗi ngày, mẹ hoàn toàn có thể phòng tránh hiệu quả.

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Theo nghiên cứu, trẻ sơ sinh có thể phát ra từ 5 đến 7 loại tiếng khóc khác nhau, tương ứng với các nhu cầu và cảm xúc khác nhau...

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Viêm tuyến vú không những gây khó khăn, đau đớn khi cho con bú mà còn dễ có nguy cơ nhiễm trùng áp-xe vú nếu không được điều trị kịp thời. Vậy mẹ có nên cho con bú khi bị viêm tuyến vú không?

10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác

10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Ung thư tuyến tiền liệt thường xuất hiện với những triệu chứng khó nhận biết, dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe ít nghiêm trọng hơn. Đừng bỏ qua những 10 dấu hiệu dưới đây, bởi việc phát hiện sớm có ý nghĩa quyết định trong điều trị.

Cholesterol cao có thể gây ra rối loạn cương dương?

Cholesterol cao có thể gây ra rối loạn cương dương?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Nồng độ cholesterol cao không chỉ đe dọa tim mạch mà còn là thủ phạm thầm lặng gây rối loạn cương dương. Tìm hiểu mối liên hệ mật thiết này để bảo vệ sức khỏe nam giới toàn diện hơn.

Thai phụ sinh non, con nặng 1,6kg thừa nhận thường xuyên uống món 'khoái khẩu' này vào buổi sáng

Thai phụ sinh non, con nặng 1,6kg thừa nhận thường xuyên uống món 'khoái khẩu' này vào buổi sáng

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Thai phụ này đã không duy trì chế độ uống nước đều đặn khi mang thai. Thay vào đó, gần như ngày nào cô cũng uống một đến hai cốc trà sữa vào mỗi bữa sáng.

Vòng tránh thai 'đi lạc', cắm sâu vào cơ tử cung người phụ nữ sau 5 năm sử dụng

Vòng tránh thai 'đi lạc', cắm sâu vào cơ tử cung người phụ nữ sau 5 năm sử dụng

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Qua thăm khám, các bác sĩ phát hiện vòng tránh thai đã cắm sâu vào lớp cơ tử cung, vị trí phức tạp và tiềm ẩn nguy cơ tổn thương nếu cố gắng tháo theo phương pháp thông thường.

Top