Giáo dục tuần qua: Lý do hơn 500 giáo viên Hà Nội bỏ nghề trong năm 2022?
GiadinhNet - Bộ GD&ĐT phê duyệt thêm liên kết thi chứng chỉ tiếng Anh và tiếng Nhật; TP. Hà Nội có hơn 500 viên chức ngành giáo dục xin thôi việc trong năm 2022;... là những tin giáo dục nổi bật trong tuần qua.
Hơn 500 viên chức ngành giáo dục Hà Nội xin thôi việc trong năm 2022
Theo báo cáo của UBND TP. Hà Nội, từ ngày 1/1/2022 đến tháng 10/2022, toàn TP. Hà Nội có 1.059 công chức, viên chức xin thôi việc theo nguyện vọng. Trong đó, có 533 viên chức thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo, chiếm 52,4%.
Theo phân tích, nguyên nhân nhà giáo xin thôi việc đầu tiên là do dịch bệnh kéo dài, kinh tế gia đình khó khăn, tiền lương không đủ đảm bảo nhu cầu cơ bản của cuộc sống.
Thứ hai, là do chế độ đãi ngộ trong khu vực công còn chưa đảm bảo, người lao động có thể lựa chọn chuyển sang khu vực tư với tiền lương và thu nhập cao hơn, môi trường làm việc chuyên nghiệp và có tính cạnh tranh cao. Cụ thể, khu vực tư nhân sẵn sàng tuyển chọn người làm việc trong khu vực công chức với mức lương hấp dẫn, đãi ngộ về vật chất, cơ hội học tập.
Ngoài ra, còn có lý do sức khoẻ, hoàn cảnh gia đình, mong muốn thay đổi công việc.
Từ những thực tế đó, Hà Nội đề ra các giải pháp để khắc phục tình trạng công chức, viên chức xin thôi việc. Cụ thể, UBND TP. Hà Nội sẽ tiếp tục chỉ đạo các đơn vị khẩn trương tuyển dụng công chức, viên chức cũng như có chính sách cải thiện cơ chế tiền lương, chế độ đãi ngộ phù hợp. Thực hiện tăng định mức phân bổ dự toán chi hoạt động thường xuyên đối với biên chế công chức. Đổi mới công tác đánh giá cán bộ, công chức, viên chức theo hướng đúng thực chất, công bằng, tạo điều kiện phát triển đối với người có trình độ, năng lực.
Hà Nội cũng đề xuất với các cơ quan Trung ương, trong đó đề nghị Bộ Nội vụ tham mưu cấp có thẩm quyền xây dựng, triển khai chính sách cải cách tiền lương mới đối với đội ngũ; nâng cao mức thu nhập, tạo sự cân bằng giữa mức lương tối thiểu đối với cán bộ, công chức, viên chức và mức lương tối thiểu vùng của khu vực doanh nghiệp.
Các bộ, ngành thực hiện việc hoàn thiện quy định của pháp luật về vị trí việc làm của công chức, viên chức theo hướng phân công đan xen các lĩnh vực, nhiệm vụ để tăng thêm sức hút đối với công chức, viên chức.
5 học sinh lớp 10 ở Cà Mau bị thương khi đang ngồi học
Ngày 9/12, Sở GD&ĐT tỉnh Cà Mau cho biết, cơ quan công an đang tiếp tục làm rõ nguyên nhân cụ thể vụ tai nạn lao động khiến 5 học sinh Trường THPT U Minh (huyện U Minh, tỉnh Cà Mau) bị thương khi đang ngồi học.
Trước đó, ngày 6/12, tại công trình xây dựng Trường THPT U Minh, khi tài xế Đ.M.P. (38 tuổi) điều khiển xe cẩu để cẩu trụ cột xi măng thì trục cẩu bị hỏng ngã ra khỏi xe tải. Lúc này, cần cẩu đập vào nóc trường làm hư hỏng (không sập hoàn toàn) dẫn đến văng gạch, xi măng trúng vào em N.N.H., N.V.K., N.T.P.L., P.H.Q., L.C.V. (lớp 10C2) đang ngồi học trong lớp.
Vụ tai nạn làm 5 em học sinh bị trầy xước tay, chân, đầu. Ngay sau đó, nhà trường phối hợp đơn vị thi công đưa 5 học sinh đến Trung tâm Y tế huyện U Minh kiểm tra, kết quả chỉ bị thương nhẹ phần mềm. Riêng nam sinh L.C.V. bị rách da đầu, được đưa đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau kiểm tra.
Nhiều học sinh tiểu học ở Hà Nội nhập viện vì nghịch thuốc lá điện tử
Ngày 7/12, bà Nguyễn Thị Bích Hạnh - Hiệu trưởng trường Tiểu học Hoàng Liệt (Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết, 1 số học sinh lớp 3 của trường đã phải vào bệnh viện kiểm tra sức khỏe vì có liên quan tới thuốc lá điện tử.
Theo đó, sáng ngày 5/12, có 1 học sinh lớp 3 của trường nhặt được 1 điếu thuốc lá điện tử ở bên ngoài trường. Sau đó em này mang về nhà rửa sạch rồi mang đến lớp. Đến trưa khi ngủ bán trú, học sinh này đã mang ra để nghịch và hút thử, sau đó một số học sinh xung quanh cũng tò mò nghịch theo.
Kết quả, có 5 em có biểu hiện buồn nôn nên nhà trường đã đưa cả 8 học sinh có liên quan tới thuốc lá điện tử vào bệnh viện kiểm tra. Sau khi kiểm tra, học sinh ở lại bệnh viện để theo dõi, đến nay sức khỏe đã ổn định và trở lại học bình thường.
Sau sự việc này, nhà trường đã rút kinh nghiệm, tăng cường công tác tuyên truyền về tác hại của thuốc lá điện tử tới học sinh. Đồng thời, trường tiếp tục phối hợp với phụ huynh tuyên truyền, hướng dẫn và làm gương không cho con nghịch và mang thuốc lá điện tử hay các vật, chất không an toàn tới trường.
Chuyển trường Bách khoa Hà Nội lên thành đại học
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã ký Quyết định 1512/QĐ-TTg chuyển Trường Đại học Bách khoa Hà Nội thành Đại học Bách khoa Hà Nội. Theo quyết định này, Đại học Bách khoa Hà Nội là đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ trực thuộc Bộ GD&ĐT, có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng.
Đại học Bách khoa Hà Nội sẽ tổ chức lại cơ cấu và hoạt động trên cơ sở trường Đại học Bách khoa Hà Nội trước đây theo quy định. "Quá trình tổ chức lại phải bảo đảm hoạt động bình thường, không gây thất thoát, lãng phí tài chính, tài sản", Thủ tướng yêu cầu.
Về cơ cấu tổ chức, hội đồng trường, chủ tịch hội đồng trường, hiệu trưởng của trường Đại học Bách khoa Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo các quy định hiện hành cho đến khi Bộ trưởng GD&ĐT quyết định thành lập Hội đồng đại học, công nhận chủ tịch hội đồng và giám đốc Đại học Bách khoa Hà Nội.
Bộ GD&ĐT phê duyệt thêm liên kết thi chứng chỉ tiếng Anh và tiếng Nhật
Bộ GD&ĐT vừa có các quyết định phê duyệt liên kết tổ chức thi chứng chỉ tiếng Anh Cambridge và chứng chỉ tiếng Nhật Certificate Japanese - Language Proficiency.
Theo quyết định này, Bộ GD&ĐT phê duyệt cho Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học trực thuộc Sở GD&ĐT TP. HCM liên kết tổ chức với Tổng hiệu trưởng, Thạc sĩ và Học giả của Đại học Cambridge hoạt động thông qua tổ chức trực thuộc Nhà xuất bản và Hội đồng Khảo thí Đại học Cambridge (Cambridge).
Địa điểm tổ chức thi tại số 94 Trần Quang Khải, phường Tân Định, Quận 1, TP. HCM. Chứng chỉ được cấp gồm: Cambridge: A2 Key English Test (KET), B1 Preliminary English Test (PET), B2 First Certificate in English (FCE).
Bộ GD&ĐT yêu cầu các bên liên kết tuân thủ pháp luật Việt Nam. Các kế hoạch đăng ký, thi, bảo mật đề phải bảo đảm các điều kiện về liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài quy định tại Nghị định số 86. Lệ phí thi và các loại phí khác (nếu có) thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật về giá của Nhà nước Việt Nam.
Thời hạn hoạt động liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ tiếng Anh Cambridge này có hiệu lực 5 năm tính từ ngày ra quyết định.
Bộ GD&ĐT giao Cục Quản lý chất lượng chịu trách nhiệm kiểm tra và phối hợp với các đơn vị có liên quan thanh tra việc liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ tiếng Anh Cambridge.
Bên cạnh đó, Bộ GD&ĐT cũng đã có các quyết định phê duyệt việc liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ tiếng Nhật JLPT giữa các trường gồm Trường Đại học Ngoại ngữ (Đại học Đà Nẵng), Trường Đại học Ngoại ngữ (Đại học Quốc gia Hà Nội), Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP. HCM), Trường Đại học Hà Nội và Quỹ Giao lưu quốc tế Nhật Bản.
Chứng chỉ được cấp là Certificate Japanese - Language Proficiency, thời hạn hoạt động liên kết là 5 năm tính từ ngày quyết định này có hiệu lực thi hành (30/11/2022).
Tuyển sinh đại học 2025: Cân não lựa chọn môn trong tổ hợp xét tuyển
Giáo dục - 12 giờ trướcNhiều trường đại học có sự tính toán tổ hợp xét tuyển đại học trong năm 2025 phù hợp với lứa thí sinh đầu tiên thi tốt nghiệp THPT theo CTGDPT 2018.
Những bức ảnh khiến loạt thầy cô bỗng nổi rần rần MXH chỉ sau một đêm
Giáo dục - 20 giờ trướcCùng điểm qua những thầy cô từng gây bão mạng xã hội thời gian vừa qua nhé!
Cô giáo cắm bản kể kỷ niệm tế nhị khiến học sinh bật cười
Giáo dục - 20 giờ trướcThấy học sinh đùa nghịch đuổi nhau, sợ có em bị ngã, cô giáo Ngọc Linh khuyên 'cẩn thận kẻo té', không ngờ đó lại là từ về vấn đề tế nhị trong tiếng Bahnar khiến học trò cười ồ lên. Sau lần đó, cô nhờ học sinh dạy tiếng Bahnar để gần hơn với các em.
Một trường THCS&THPT ở Bắc Kạn có nhà công vụ mới nhân ngày 20/11
Giáo dục - 1 ngày trướcGĐXH - Sáng 20/11/2024, tại xã Bình Trung, huyện Chợ Đồn, Công an tỉnh Bắc Kạn khánh thành và bàn giao Nhà ở công vụ tặng cán bộ, giáo viên Trường THCS&THPT Bình Trung nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024).
Nhan sắc gây sốt của cô giáo Thái Nguyên vừa được vinh danh giáo viên trẻ tiêu biểu
Giáo dục - 1 ngày trướcSở hữu vẻ ngoài xinh xắn cùng với sự tận tâm, nhiệt huyết, cô Lê Thị Khánh Hân (giáo viên dạy Âm nhạc tại Trường THCS Quang Trung, tỉnh Thái Nguyên) đang hàng ngày truyền cảm hứng cho công tác giáo dục và phong trào thiếu nhi.
Học sinh Làng Nủ làm thiệp, hái hoa rừng tặng cô giáo
Giáo dục - 1 ngày trướcNgày Nhà giáo Việt Nam 20/11 diễn ra bình dị tại thôn Làng Nủ, các em học sinh làm thiệp, mang hoa rừng tới lớp tặng cô giáo khiến nhiều người xem rưng rưng.
Những giáo viên thầm lặng ở 'ngôi trường' đặc biệt
Giáo dục - 1 ngày trướcNgoài có kỹ năng để truyền đạt cho học sinh, các giáo viên ở Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề người khuyết tật tỉnh Nghệ An (xã Nghi Phú, TP. Vinh, tỉnh Nghệ An) luôn có lòng nhiệt huyết, tình yêu thương và cả cách xử trí nếu lỡ trẻ phát bệnh đột ngột.
Những em bé Làng Nủ đến trường trong niềm vui mới
Giáo dục - 2 ngày trướcCơn bão qua đi, gác lại những đau thương, những em bé tại Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai) đã trở lại mái trường thân yêu với thầy cô và bạn bè, các em đang ngày càng hòa nhịp với chương trình học, hướng đến những điều tốt đẹp trong tương lai.
Nữ giảng viên ‘nặng tình’ với màu áo lính nơi biên cương hải đảo
Giáo dục - 2 ngày trước30 năm gửi trọn tình yêu với nghề, TS Vũ Hoài Phương đã đưa biết bao con thuyền ra biển lớn, trở thành người truyền cảm hứng về tình yêu Tổ quốc tới sinh viên.
Hàng triệu thí sinh thi THPT năm 2025 sẽ nhận tin vui sớm nếu biết những thông tin này
Giáo dục - 2 ngày trướcGĐXH - Mặc dù năm 2024 chưa kết thúc nhưng nhiều cơ sở giáo dục đã lên phương án, kế hoạch tuyển sinh cho năm 2025.
Hàng triệu thí sinh thi THPT năm 2025 sẽ nhận tin vui sớm nếu biết những thông tin này
Giáo dụcGĐXH - Mặc dù năm 2024 chưa kết thúc nhưng nhiều cơ sở giáo dục đã lên phương án, kế hoạch tuyển sinh cho năm 2025.