Hà Nội
23°C / 22-25°C

Giáo sư phân tích căn bệnh ung thư tuyến giáp liên quan chế độ ăn thiếu i-ốt như thế nào?

Thứ ba, 20:49 30/11/2021 | Bệnh thường gặp

Theo chuyên gia y tế, chế độ ăn thiếu i-ốt, vi chất được cho là có liên quan tới căn bệnh ung thư tuyến giáp thể nang.

Hiện nay, ung thư tuyến giáp chiếm khoảng 1% các loại ung thư, bệnh khởi phát ở tuyến giáp trạng. Chế độ ăn uống không đa dạng, thiếu vi chất, theo các chuyên gia dinh dưỡng là 1 trong những nguyên nhân dẫn tới nguy cơ có thể mắc căn bệnh ung thư này khi ung thư tuyến giáp là căn bệnh ung thư có mối liên hệ với chế độ ăn thiếu hụt vi chất.

Trao đổi với PV, GS. Nguyễn Bá Đức, Phó Chủ tịch Hội ung thư Việt Nam cho biết, ung thư tuyến giáp có hai thể: ung thư biểu mô thể nhú và ung thư biểu mô thể nang. Ung thư tuyến giáp gặp ở bất cứ lứa tuổi nào. Trong đó, phụ nữ 45-49 tuổi, nam giới 65-69 tuổi hay mắc căn bệnh này. Phụ nữ có tỷ lệ mắc ung thư tuyến giáp cao gấp 3 lần so với nam giới.

Giáo sư phân tích căn bệnh ung thư tuyến giáp liên quan chế độ ăn thiếu i-ốt như thế nào? - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

“Chế độ ăn thiếu i-ốt, vi chất được cho là có liên quan tới căn bệnh ung thư tuyến giáp thể nang. Nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp cao còn gặp ở người tiếp xúc với bức xạ, người xạ trị vùng đầu – mặt – cổ khi còn nhỏ. Ung thư tuyến giáp có một phần liên quan tới yếu tố di truyền”, GS. Đức nói.

Cũng theo vị Giáo sư này, cách phòng ung thư tuyến giáp hiệu quả rất cần có chế độ ăn đầy đủ i-ốt nhằm giúp làm giảm tỷ lệ ung thư thể nang, tránh tia xạ vùng tuyến giáp ở trẻ nhỏ, tránh tiếp xúc với nguồn phóng xạ như bom nguyên tử, các chất phóng xạ…

Bên cạnh đó, GS. Đức cũng chỉ ra, ung thư tuyến giáp là một trong những ung thư có tiên lượng tốt nhất (ung thư biểu mô loại biệt hóa) do tiến triển bệnh chậm. Bệnh có thể phát hiện khi có u hạch nổi ở vùng cổ. Khi mắc ung thư tuyến giáp, tỷ lệ bệnh nhân sống thêm 10 năm lên tới 80-90%, có những trường hợp bệnh nhân di căn hạch hoặc di căn xa vẫn có thể cứu chữa được do ung thư rất nhạy cảm với i-ốt.

Đối với ung thư tuyết giáp thể không biệt hóa thường rất hiếm gặp, chiếm 15% trong ung thư tuyến giáp, tỷ lệ sống thêm sau 5 năm dưới 50%.

Trong điều trị ung thư tuyến giáp, phẫu thuật có vai trò quyết định trong khi tia xạ. I-ốt phóng xạ (I-131) có tác dụng bổ trợ, còn hóa chất có tác dụng rất hạn chế. Với thể ung thư biệt hóa, điều trị phẫu thuật sẽ cắt một thùy tuyến giáp hoặc cắt toàn bộ tuyến giáp. Nếu cắt toàn bộ tuyến giáp sẽ bổ trợ bằng uống xạ I-131 (xạ trong). Nếu phẫu thuật cắt thùy thì không cần phải điều trị thêm. Ung thư thể không biệt hóa điều trị xạ trị ngoài và có thể phối hợp với hóa chất.

Bệnh nhân sau khi phẫu thuật đã cắt toàn bộ tuyến giáp cần phải uống hóc- môn tuyến giáp thay thế suốt đời theo chỉ định của bác sĩ.

Bệnh nhân sau phẫu thuật sẽ tái khám sau 3 tháng và các lần tiếp theo sẽ tái khám theo chỉ định của bác sĩ.


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Phụ nữ nên biết 7 nguyên nhân gây ung thư buồng trứng

Phụ nữ nên biết 7 nguyên nhân gây ung thư buồng trứng

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Ung thư buồng trứng là một trong những căn bệnh ung thư phổ biến ở nữ giới, sau ung thư vú và ung thư cổ tử cung. Biết các yếu tố nguy cơ có thể giúp phụ nữ phát hiện các triệu chứng ung thư buồng trứng dễ bị bỏ qua.

30 tuổi vẫn độc thân, mẹ đưa con đi khám... tâm thần

30 tuổi vẫn độc thân, mẹ đưa con đi khám... tâm thần

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Ngại về quê vì sợ mọi người giục cưới vợ, chàng trai 30 tuổi có dấu hiệu mắc chứng trầm cảm.

Thuốc nào trị rối loạn tiền đình?

Thuốc nào trị rối loạn tiền đình?

Bệnh thường gặp - 4 ngày trước

Rối loạn tiền đình đi kèm với một vài bệnh lý như thiếu máu não, đái tháo đường, tăng huyết áp có thể là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, đe dọa tính mạng người bệnh. Việc điều trị sớm giúp người bệnh cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm.

Bệnh lý nào dẫn đến hôi miệng?

Bệnh lý nào dẫn đến hôi miệng?

Bệnh thường gặp - 5 ngày trước

Nhiều người nghĩ hôi miệng là do vệ sinh răng miệng không sạch hoặc ăn các loại gia vị nặng mùi như hành, tỏi… mà không biết hôi miệng còn có thể do liên quan đến một số bệnh lý.

Bật mí công dụng chữa ‘bách bệnh’ từ loại lá rụng đầy vườn, sử dụng theo cách này rất tốt cho người bệnh tiểu đường

Bật mí công dụng chữa ‘bách bệnh’ từ loại lá rụng đầy vườn, sử dụng theo cách này rất tốt cho người bệnh tiểu đường

Bệnh thường gặp - 6 ngày trước

GĐXH - Ổi được biết đến là một loại quả chứa nhiều vitamin C rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, tác dụng của lá ổi đối với sức khỏe không phải ai cũng nắm rõ. Bài viết dưới đây cung cấp các thông tin hữu ích liên quan đến loại lá này.

Thiếu vitamin và khoáng chất có thể gây ung thư

Thiếu vitamin và khoáng chất có thể gây ung thư

Bệnh thường gặp - 6 ngày trước

Dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị ung thư. Sự thiếu hụt một số vitamin, khoáng chất có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư...

Mùa hè, uống trà xanh theo cách này còn tốt hơn thuốc bổ, đây có thể là 'bí quyết sống thọ' của người Nhật

Mùa hè, uống trà xanh theo cách này còn tốt hơn thuốc bổ, đây có thể là 'bí quyết sống thọ' của người Nhật

Bệnh thường gặp - 6 ngày trước

GĐXH - Trà xanh không chỉ ngon mà còn nhiều lợi ích cho sức khỏe, nó giúp chống oxy hóa cực mạnh, chống các gốc tự do và làm giảm quá trình lão hóa và tất nhiên là cả giảm cân nữa rồi.

Các bệnh thường gặp sau tuổi 40

Các bệnh thường gặp sau tuổi 40

Bệnh thường gặp - 1 tuần trước

Sau khi chạm tới tuổi 40, bạn sẽ có nguy cơ cao gặp các vấn đề về sức khỏe. Các chứng bệnh đó có thể bao gồm bàng quang tăng hoạt, sỏi thận, huyết áp cao và trầm cảm, lo âu. Hãy đọc tiếp để biết thêm về các chứng bệnh này và những vấn đề sức khỏe khác có thể xảy ra trong thời kỳ trung niên.

Dấu hiệu cơ thể đang thiếu vitamin B12 trầm trọng, người Việt nên bổ sung thường xuyên 6 thực phẩm này để kéo dài tuổi thọ

Dấu hiệu cơ thể đang thiếu vitamin B12 trầm trọng, người Việt nên bổ sung thường xuyên 6 thực phẩm này để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 1 tuần trước

GĐXH - Cơ thể thiếu vitamin B12 sẽ gây thiếu máu, mệt mỏi hay trầm cảm. Nếu tình trạng này kéo dài, não bộ và hệ thần kinh trung ương của bạn có thể bị tổn thương vĩnh viễn.

8 câu hỏi thường gặp của người bệnh sỏi tiết niệu

8 câu hỏi thường gặp của người bệnh sỏi tiết niệu

Bệnh thường gặp - 1 tuần trước

Trên cơ thể người, hệ tiết niệu gồm hai thận, hai niệu quản hai bên, rồi đến bàng quang và cuối cùng là niệu đạo. Sỏi xuất hiện tại bất kỳ vị trí nào trong hệ tiết niệu điều đó chứng tỏ đã mắc sỏi tiết niệu. Sỏi tiết niệu bao gồm sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang và sỏi niệu đạo.

Top