Giáo viên có “đủ trình” để theo kịp chương trình phổ thông mới?
GiadinhNet - Bộ GD&ĐT vừa công bố Dự thảo các chương trình môn học, hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Nhiều ý kiến cho rằng, nỗi lo lớn nhất khi triển khai chương trình mới là chất lượng giáo viên, việc thiếu, thừa giáo viên ở nhiều môn học.
Về lâu dài, trường sư phạm sẽ xây dựng chương trình đào tạo giáo viên tích hợp khi triển khai chương trình giáo dục tổng thể mới. Ảnh minh họa: Q.Anh
Bài toán khó thừa - thiếu giáo viên
Sau nhiều ngày chờ đợi, Bộ GD&ĐT đã chính thức công bố Dự thảo các Chương trình môn học, hoạt động giáo dục trong Chương trình giáo dục phổ thông mới để lấy ý kiến rộng rãi của các tầng lớp nhân dân. GS.TS Nguyễn Minh Thuyết - Tổng Chủ biên chương trình giáo dục phổ thông chia sẻ, chương trình giáo dục phổ thông mới có 20 môn/hoạt động giáo dục. Trong đó, những môn học bắt buộc xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 12 như tiếng Việt/Ngữ văn, Toán, Giáo dục công dân, Giáo dục thể chất, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp....
Cũng theo GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, chương trình các môn học có nội dung gắn với mỗi cấp học và những yêu cầu cần đạt cụ thể (mức độ biểu hiện cụ thể của năng lực cần hướng tới). Chương trình tập trung phát triển năng lực học sinh; trong đó năng lực là sự kết hợp tố chất, phân hóa phát triển kỹ năng của học sinh… Để chuẩn bị các điều kiện để áp dụng chương trình mới, Bộ GD&ĐT cho biết, trong thời gian qua Bộ cũng đã xây dựng kế hoạch, chỉ đạo các trường sư phạm trên phạm vi cả nước triển khai các biện pháp bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên đáp ứng theo yêu cầu của chương trình mới đề ra.
Ngay sau khi Bộ GD&ĐT công bố Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, nhiều chuyên gia, nhà quản lý giáo dục trong cả nước đã có ý kiến đóng góp, trong đó lo ngại nhất là về đội ngũ giáo viên hiện nay, liệu khi áp dụng các môn học theo hình thức mới, tích hợp, đội ngũ này có “theo” kịp? Bên cạnh đó, việc rút gọn môn học cũng kéo theo thực trạng thiếu giáo viên ở các môn học mới và thừa rất nhiều giáo viên ở các môn học “truyền thống”.
Cụ thể, theo thống kê của Bộ GD&ĐT, hiện nay cả nước thiếu khoảng 5.616 giáo viên tiếng Anh; 5.607 giáo viên Tin học ở Tiểu học… Trong khi đó, nếu đối chiếu với một số môn mới đưa vào chương trình sẽ phải tuyển giáo viên mới hoàn toàn, đặc biệt với môn Ngoại ngữ đang thiếu nghiêm trọng ở cấp Tiểu học. Nếu như theo như lộ trình triển khai của chương trình mới, bắt đầu từ năm học 2021 - 2022 đến năm học 2023 - 2024, mỗi năm sẽ phải tuyển bổ sung khoảng 2.000 giáo viên tiếng Anh và 2.000 giáo viên Tin học. Trên cơ sở số giáo viên đang thừa khoảng 8.874 hiện nay, Bộ GD&ĐT lại “bất đắc dĩ” phải đề nghị các địa phương ưu tiên tuyển thêm giáo viên các môn học mới.
Giáo viên sẽ cần “đa di năng”?
Trước những băn khoăn về trình độ giáo viên đáp ứng cho Chương trình mới, ông Hoàng Đức Minh, Cục trưởng Cục nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT) cho biết: “Hiện nay, Bộ đã lên kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, trong đó, các trường sư phạm sẽ đào tạo giáo viên dạy các môn theo chương trình môn học mới ví dụ như: Lịch sử và Địa lý, Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội. Đồng thời, Bộ cũng sẽ thực hiện lộ trình lựa chọn giáo viên cốt cán bồi dưỡng trước. Theo đó, mỗi môn học sẽ có 2 giáo viên được lựa chọn ở cấp tỉnh, thành phố để bồi dưỡng cốt cán khoảng 8 ngày vào kỳ 2 năm 2019. Sau đó, Bộ sẽ tổ chức bồi dưỡng giáo viên đại trà qua mạng”.
Cũng theo Bộ GD&ĐT, Bộ cũng lên kế hoạch bồi dưỡng giáo viên dạy tích hợp. Theo tính toán, mỗi giáo viên sẽ phải học thêm 20 tín chỉ (mỗi tín chỉ 15 tiết) để dạy tích hợp. Khi đó, giáo viên Lịch sử có thể dạy cả Địa lý và ngược lại, đảm bảo tất cả giáo viên sẽ đáp ứng được các yêu cầu của đổi mới giáo dục. PGS.TS Mai Sĩ Tuấn, Tổng Chủ biên môn Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội cho biết, việc tích hợp các môn học như tự nhiên hay xã hội đã được Bộ GD&ĐT nghiên cứu, lên kế hoạch chuẩn bị từ trước đây, việc áp dụng tích hợp các môn học giúp học sinh được giảm tải, có sự liên hệ giữa các môn học.
“Giáo viên cũng đã được chuẩn bị, tập huấn về chủ trương tích hợp môn học từ trước đây chứ không phải bây giờ mới tiến hành. Đối với giáo viên bộ môn, việc kết hợp với các môn tích hợp cũng không nhiều khó khăn bởi đã nắm được kiến thức. Một giáo viên môn Toán, cũng sẽ đủ kiến thức để dạy thêm các môn như Vật Lý, Hóa học… chỉ cần thông qua bồi dưỡng, thậm chí đọc tài liệu là hoàn toàn có thể dạy được. Trên cơ sở chủ trương tích hợp, các môn học có sự lồng ghép giúp học sinh có sự liên hệ để phát huy hiểu biết, năng lực. Tích hợp môn học cũng đã được áp dụng tại nhiều quốc gia, trên cơ sở học hỏi các nước sẽ áp dụng một cách phù hợp tại Việt Nam”, PGS.TS Mai Sĩ Tuấn chia sẻ.
Còn theo GS. Nguyễn Minh Thuyết: “Trước mắt, việc dạy tích hợp không đặt ra yêu cầu một giáo viên phải dạy nhiều lĩnh vực, mà có thể 3 người dạy 1 môn tích hợp. Còn những chủ đề liên môn thì thiên về môn nào, giáo viên môn đó sẽ đứng lớp. Tuy nhiên, về lâu dài, trường sư phạm sẽ xây dựng chương trình đào tạo giáo viên tích hợp”.
Ngày 20/1, tại Hội nghị triển khai việc xây dựng và chuẩn bị các điều kiện để áp dụng chương trình, sách giáo khoa mới đã được UBND TP. Hà Nội tổ chức đầu tiên trên cả nước. Tại Hội nghị, ngoài những băn khoăn cần phải bồi dưỡng, nâng cao chất lượng giáo viên cũng đã chỉ ra một thực tế để áp dụng chương trình mới, cần đầu tư xây dựng bổ sung khoảng 57.084 phòng học trên phạm vi cả nước. Trong đó, cấp tiểu học thiếu hơn 30.000 phòng học.
Quang Anh
Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn
Pháp luật - 1 giờ trướcGĐXH - Nguyễn Tuấn Ninh bị tố giác có hành vi nhận tiền của nhiều người để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không thực hiện. Sau đó, Ninh bỏ trốn và chiếm đoạt số tiền 1,75 tỉ đồng,
Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH - Khoảng 150 bộ hài cốt được phát hiện trong quá trình thi công, cải tạo hệ thống thoát nước ở ngõ 167 phố Tây Sơn là của những người dân và đã có từ khoảng 50-70 năm về trước.
Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội
Thời sự - 1 giờ trướcNhiều bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) được di dời trong đêm.
Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội
Giáo dục - 2 giờ trướcThêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.
Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc
Pháp luật - 2 giờ trướcGĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.
Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù
Pháp luật - 4 giờ trướcThông qua việc là idol trên mạng xã hội Douyin, Nguyễn Thùy Dương quen Zheng Ren Gui rồi tiếp tay cho người này phạm pháp.
Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc
Pháp luật - 4 giờ trướcVào quán karaoke để hát nhưng chưa đủ độ "phê" nên các đối tượng mua ma túy về bay lắc cùng các nữ tiếp viên của quán.
Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11
Pháp luật - 4 giờ trướcNgày 20-11, để ôtô trong khuôn viên trường đại học, một cô giáo bị sinh viên lấy trộm xe
Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?
Đời sống - 5 giờ trướcGĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.
Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận
Giáo dục - 5 giờ trướcHội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.
Bắt giữ đối tượng trộm cắp cà phê ở Lâm Đồng
Pháp luậtGĐXH - Công an huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) đã bắt đối tượng Lưu Xuân Kiên (1997, quê huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) để điều tra về hành vi trộm cắp tài sản.