Hà Nội
23°C / 22-25°C

Giáo viên mong bỏ những loại chứng chỉ tốn kém cốt để hợp lý hóa hồ sơ

Thứ hai, 15:34 07/06/2021 | Xã hội

GiadinhNet - Bộ Nội vụ vừa đề xuất bỏ nhiều loại chứng chỉ ngoại ngữ, tin học, chức danh nghề nghiệp… Đây là tin vui với đội ngũ hàng triệu giáo viên vốn “đau đầu” về các chứng chỉ học tốn kém thời gian, tiền bạc mà không phù hợp.

Sẽ bỏ hàng loạt chứng chỉ ở nhiều ngành nghề

Vừa qua, Bộ Nội vụ vừa báo cáo Thủ tướng Chính phủ bỏ quy định bắt buộc về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trong công tác tuyển dụng và bổ nhiệm, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức. Theo đề xuất của Bộ Nội vụ, sẽ bỏ quy định bắt buộc về chứng chỉ ngoại ngữ của 74 ngạch công chức và 155 chức danh nghề nghiệp viên chức; chứng chỉ tin học của 74 ngạch công chức và 142 chức danh nghề nghiệp viên chức.

Lý giải cho đề xuất trên, Bộ Nội vụ cho rằng, công tác bồi dưỡng và cấp chứng chỉ với công chức, viên chức còn một số tồn tại. Đó là nội dung một số chương trình bồi dưỡng còn nhiều lý thuyết, chưa thật sự bám sát với yêu cầu của vị trí việc làm; còn trùng lặp nội dung giữa các chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch, chức danh nghề nghiệp cùng một chuyên ngành hoặc trùng với kiến thức đào tạo trong trường đại học.

Bên cạnh đó, việc quy định yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ, tin học không còn phù hợp vì hiện nay các cơ sở đào tạo đã có quy định về việc chuẩn đầu ra phải đạt được trình độ ngoại ngữ, tin học theo các cấp độ tương ứng. Bộ Nội vụ cũng nhận thấy có sự chồng chéo, trùng lắp về nội dung, chương trình bồi dưỡng đối với đội ngũ giáo viên do Bộ GD&ĐT quy định.

Theo Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT), việc rà soát các chứng chỉ bồi đưỡng đối với công chức, viên chức của các Bộ, ngành thời gian vừa qua là thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Việc rà soát quy định về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên đã được Bộ GDĐT chủ động triển khai và đề xuất với Bộ Nội vụ từ năm 2020.

Giáo viên mong bỏ những loại chứng chỉ tốn kém cốt để hợp lý hóa hồ sơ - Ảnh 1.

Nhiều giáo viên bày tỏ mong muốn được giảm bớt các loại chứng chỉ để chú tâm vào việc dạy học. Ảnh chỉ mang tính chất minh họa.

Những loại văn bằng, chứng chỉ có thì… thừa

Sau khi Bộ Nội vụ đề xuất bãi bỏ một số chứng chỉ không phù hợp đã nhận được sự quan tâm của đội ngũ giáo viên. Là người công tác lâu năm trong ngành giáo dục, cô Nguyễn Thị Loan - giáo viên trường THCS Vũ Tiến (Vũ Thư, Thái Bình) cho biết, ngành giáo viên họ đã được đào tạo ở các trường "sư phạm" trong quá trình học đã được học tập nghiên cứu, kiến tập, thực tập tất cả các kỹ năng nghiệp vụ sư phạm và chuyên ngành đào tạo rồi, sau khi tốt nghiệp, ai học ngành gì thì đi làm theo đúng chuyên ngành được đào tạo.

Quá trình giảng dạy, giáo viên tự học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn qua các buổi chuyên đề, giao lưu giữa các trường trong cụm trong huyện với nhau, giáo viên nào chưa chuẩn trình độ chuyên môn theo yêu cầu thì họ đăng ký đi học để đạt chuẩn. Nhưng quan trọng vẫn là quá trình tự nghiên cứu giảng dạy trên lớp và chất lượng học sinh đạt được trong các kỳ thi…

Cũng theo cô Loan, các chứng chỉ như tin học, ngoại ngữ, chức danh nghề nghiệp… có thì thừa, không có thì thiếu, yêu cầu giáo viên phải có các chứng chỉ để hợp lý hoá hồ sơ là vô lý, lãng phí thời gian và tiền bạc của giáo viên. Giáo viên đã được đào tạo theo chuyên ngành trong trường sư phạm rồi, nay lại bắt học chức danh nghề nghiệp để làm gì? Giáo viên học đại học sư phạm ra đi làm bao nhiêu năm, thậm chí có trình độ thạc sỹ rồi giờ lại đi học "chuẩn chức danh nghề nghiệp" do giáo viên trường cao đẳng sư phạm dạy?

"Nộp học phí mấy triệu đồng là cả một vấn đề đối với giáo viên nhất là đối với giáo viên mới ra trường dạy hợp đồng. Thay vì yêu cầu hợp lý hoá các loại chứng chỉ, hãy đầu tư cho giáo viên được học hỏi giao lưu nâng cao trình độ chuyên môn định kỳ còn bổ ích và có tác dụng chống lãng phí vì mấy cái chứng chỉ chỉ ghi tên nộp tiền là có. Cũng tránh hiện tượng chỉ để hợp lý hóa hồ sơ, đã có tình trạng sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả và cũng là rào cản trong tuyển dụng giáo viên trẻ mới ra trường" - cô Nguyễn Thị Loan kiến nghị.

Không chỉ cô Loan, nhiều giáo viên ở các bậc học khác cũng "đau đầu" vì chuyện phải có văn bằng, chứng chỉ trong quá trình tuyển dụng. Tốt nghiệp sư phạm mầm non, cô Ngô Thu Dung (hiện đang là giáo viên một trường mầm non ngoài công lập tại Hà Nội) dù mong muốn thi tuyển vào trường công lập, song vì điều kiện yêu cầu khắt khe về các loại bằng cấp, chứng chỉ nên ngậm ngùi đi xin việc ở các cơ sở tư thục.

"Học ở trường sư phạm đều có môn ngoại ngữ, tin học và nghiệp vụ sư phạm rồi, song ra trường đi xin việc thì nhiều nơi lại yêu cầu phải có thêm các loại chứng chỉ liên quan. Để đáp ứng yêu cầu, lại phải đi học rất tốn kém mà khi đi làm rất ít khi sử dụng. Cũng chính từ yêu cầu khắt khe mà nhiều giáo viên đã ngậm ngùi đi xin việc ở các cơ sở giáo dục tư nhân, thậm chí không xin được việc" - cô Dung chia sẻ.

Quang Anh

Ngô Quang Huy
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Những trường hợp không được hưởng di sản thừa kế do người chết để lại

Những trường hợp không được hưởng di sản thừa kế do người chết để lại

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Thừa kế luôn là một trong những nội dung được rất nhiều người dân quan tâm. Trong đó, pháp luật cũng quy định rất rõ về các trường hợp sẽ không được hưởng di sản thừa kế do người chết để lại.

Ngành học đang 'lên ngôi' trong kỳ thi tuyển sinh đại học 2024 là ngành học nào?

Ngành học đang 'lên ngôi' trong kỳ thi tuyển sinh đại học 2024 là ngành học nào?

Giáo dục - 2 giờ trước

GĐXH - Ngành Quản lý hàng hải đang trở thành một trong những ngành học 'hot' đối với sĩ tử 2006. Xem ngay bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về ngành học này.

12 ngôi trường THPT 'đỉnh' nhất 12 KHU VỰC ở Hà Nội: Phụ huynh nào cũng mê, học sinh thì phấn đấu đỗ bằng được

12 ngôi trường THPT 'đỉnh' nhất 12 KHU VỰC ở Hà Nội: Phụ huynh nào cũng mê, học sinh thì phấn đấu đỗ bằng được

Giáo dục - 2 giờ trước

Dưới đây là 12 ngôi trường có điểm chuẩn năm 2023 cao nhất ở mỗi khu vực tuyển sinh của Hà Nội.

Dấu tích năm xưa vẫn còn lưu giữ ở đình Viết, nơi thờ Vua Đinh Tiên Hoàng tại Nam Định

Dấu tích năm xưa vẫn còn lưu giữ ở đình Viết, nơi thờ Vua Đinh Tiên Hoàng tại Nam Định

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Án ngữ cạnh đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, quần thể di tích lịch sử văn hóa tâm linh đình Viết - phủ Viết (xã Yên Chính, huyện Ý Yên, Nam Định) là nơi thờ Vua Đinh Tiên Hoàng và Hoàng hậu Dương Vân Nga còn lưu giữ được những dấu ấn lịch sử.

Lốc xoáy thổi bay mái tôn điểm trường tiểu học lên cành cây

Lốc xoáy thổi bay mái tôn điểm trường tiểu học lên cành cây

Xã hội - 3 giờ trước

GĐXH - Trận lốc mạnh, diễn ra nhanh thổi bay mái tôn của điểm trường tiểu học lên cành cây, nhiều bản làng thiệt hại nặng nề.

Nữ sinh lớp 6 chấn động não, ho ra máu vì bị 3 nữ sinh khác đánh hội đồng

Nữ sinh lớp 6 chấn động não, ho ra máu vì bị 3 nữ sinh khác đánh hội đồng

Giáo dục - 3 giờ trước

GĐXH - "Sự việc được học sinh khác học lớp 7 dùng điện thoại quay lại toàn bộ" , mẹ nạn nhân cho hay.

Vụ thiếu nữ bị sát hại chôn xác phi tang sau vườn: Lời khai của gã bạn trai tuổi 15

Vụ thiếu nữ bị sát hại chôn xác phi tang sau vườn: Lời khai của gã bạn trai tuổi 15

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Quá trình đấu tranh, T. khai nhận, ngày 12/4, tại nhà của mình, nghi phạm và bạn gái xảy ra tranh cãi với nhau. Sau đó, nghi phạm đã đánh bạn gái ngất xỉu rồi xiết cổ kéo ra vườn nhà chôn.

Hàng triệu nam giới sẽ mừng thầm khi được hưởng thêm quyền lợi này

Hàng triệu nam giới sẽ mừng thầm khi được hưởng thêm quyền lợi này

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Góp ý cho dự thảo Luật BHXH sửa đổi, nhiều ý kiến cho rằng thời gian nghỉ thai sản của lao động nam cần được xem xét lại theo hướng tăng thêm. Nếu đề xuất được thông qua, lao động nam có thêm điều kiện chăm sóc vợ sau khi sinh.

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay thứ Bảy ngày 20/4/2024

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay thứ Bảy ngày 20/4/2024

Xã hội - 4 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Bảy ngày 20/4/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Mẹ nghẹn ngào khi con nói: 'Con làm gì có ngày nghỉ mà đi chơi'

Mẹ nghẹn ngào khi con nói: 'Con làm gì có ngày nghỉ mà đi chơi'

Giáo dục - 4 giờ trước

Hào hứng nói về lịch nghỉ cuối tuần cả nhà, chị Hường như bị dội gáo nước lạnh khi nhận được câu trả lời của cô con gái lớn: "Con làm gì có ngày nghỉ mà đi chơi".

Top