Giây phút giành lại sự sống cho bệnh nhân từ “cửa tử”
GiadinhNet - Giây phút giành giật bệnh nhân trở về từ “cửa tử” chính là thời khắc các y - bác sĩ chạy đua với thời gian, phải nhanh - nhẹ - chính xác nhất, mà nếu phải chờ đến khi có kết quả xét nghiệm, bệnh nhân có thể đã trút hơi thở cuối cùng...

Một buổi sáng thất thần ở khoa Phẫu thuật Thần kinh...
5h30 một ngày cuối tháng 11/2018, khoa Phẫu thuật Thần kinh (KPTTK Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Hà Nội) lại tất bật hơn bao giờ hết. Ở đây, đèn điện đã sáng choang từ lúc nào, các bác sĩ, y tá luôn trong trạng thái sẵn sàng với cuộc chiến giành lại sự sống cho bệnh nhân. Bên ngoài hành lang, tấp nập dòng người qua lại. Họ là người nhà của các bệnh nhân. Trên gương mặt họ đều có một điểm chung là ánh mắt lo lắng, buồn bã, mệt mỏi.
6h sáng, từ phía đằng xa hành lang KPTTK, một chiếc băng ca được các bác sĩ hối hả kéo về phía dòng người tấp nập. Một nam bệnh nhân đang nằm bất động trên băng ca. Hiệu lệnh của bác sĩ vang lên, xen lẫn là tiếng bước chân vội vã. Tiếng máy theo dõi bệnh nhân kêu tít tít và những tiếng lít kít phát ra từ bánh xe... Tất cả đã tạo nên một thứ âm thanh hỗn độn, đặc trưng của KPTTK. Chiếc băng ca hối hả qua dòng người đi vào phòng mổ, để lại đằng sau là những ánh mắt lo âu, hoảng hốt. Đây chính là thời khắc “vàng”, các bác sĩ lao vào cuộc chiến giành giật sự sống của bệnh nhân từ tay “tử thần”.
Người vừa được đưa vào phòng mổ là bệnh nhân Trần Đức Phương (69 tuổi, ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Qua thăm khám ban đầu và kết quả chụp CT não bộ, bác sĩ xác định bệnh nhân Phương bị tai biến, vỡ mạch máu trong não, chảy máu trong não tụ tạo thành khối rất lớn. Bệnh nhân rơi vào tình trạng hôn mê sâu, chỉ định phải mổ khẩn cấp. “Chủ trì” ca mổ này là ThS.BS Dương Đình Tuấn.
Sau 3 tiếng chờ đợi, trong căn phòng hành chính chật chội với nhiều tập hồ sơ bệnh án đặt trên bàn, chúng tôi gặp BS Tuấn khi anh vừa trở ra từ phòng mổ. Trên khuôn mặt anh lúc này là ánh mắt rạng rỡ khi vừa phẫu thuật thành công cho bệnh nhân Phương. Anh kể: “Bệnh nhân Phương bị tai biến khi đang đi tập thể dục buổi sáng. Vì có khối máu tụ trong não nên bác sĩ phải mổ để loại bỏ vùng tụ đó. Trường hợp này là cấp cứu vào cuối ca”.
Sở dĩ, nói cấp cứu vào cuối ca là bởi, một ca trực của bác sĩ làm việc tại KPTTK phải kéo dài 24 tiếng đồng hồ, từ 8h sáng hôm trước đến 8h sáng hôm sau. Nếu khối lượng công việc của các ngành nghề khác sẽ nhẹ dần vào thời điểm cuối giờ làm việc thì với bác sĩ KPTTK hoàn toàn ngược lại. Càng vào cuối ca trực, số lượng bệnh nhân càng tăng.
Đối với BS Tuấn, từ khi “bén duyên” với nghề phẫu thuật, việc gồng mình để cứu tính mạng bệnh nhân vào cuối ca đã là chuyện “thường tình”. Mặc dù, không ít lần phải đối mặt với những ca đầy kịch tính, áp lực khủng khiếp, nhưng mỗi thành viên trong ca trực đều phải tự vượt qua để cứu người. Đó chính là sứ mệnh của bác sĩ đã được sắp đặt.
Chạy đua thời gian giành giật sự sống cho bệnh nhân
Khoác trên mình bộ trang phục của phòng mổ chưa kịp cởi bỏ, BS Dương Đình Tuấn vẫn thoải mái chia sẻ với PV Báo Gia đình & Xã hội về niềm hạnh phúc của những tháng ngày gắn mình với các ca mổ hối hả. Anh chia sẻ: “Phẫu thuật tay, chân có thể tiến hành sau khi có kết quả xét nghiệm tổng thể... nhưng liên quan đến sọ não phải chạy đua thời gian. Đặc biệt, với ca chảy máu não, nếu không phẫu thuật ngay thì trong vòng nửa tiếng, bệnh nhân có thể rơi vào hôn mê sâu, tử vong. Cho nên, cấp cứu sọ não phải thực sự khẩn cấp, nhanh chóng. Từ lúc vào viện đến lúc chụp chiếu, xét nghiệm, chuẩn đoán, tất cả đều phải diễn ra nhanh chóng nhất và phần lớn, các ca phẫu thuật sọ não đều bắt đầu khi vừa lấy máu xét nghiệm.
Bởi đi kèm với chấn thương sọ não là hôn mê, đồng tử giãn, ảnh hưởng đến hệ hô hấp. Nếu kết quả chụp CT sọ thấy vùng máu tụ não bộ lớn, chúng tôi đưa thẳng bệnh nhân đến phòng phẫu thuật gấp, để bảo toàn sự sống cho bệnh nhân”.
Công tác tại KPTTK khoảng 10 năm, BS Tuấn không thể nhớ hết số lượng sinh mệnh mà anh đã giành giật thành công từ tay “tử thần”. Bởi ngày nào anh cũng xử trí ít nhất 2 - 5 ca mổ. Đặc biệt, số lượng ca mổ tăng vào dịp lễ, Tết, mà nguyên nhân dẫn đến các ca chấn thương sọ não phần lớn vẫn là từ tai nạn giao thông, va chạm gây gổ ở độ tuổi lao động và tai biến ở người lớn tuổi.
Trong suốt 10 năm làm nghề của mình, bản thân BS Tuấn cũng không thể nhớ được, đã bao nhiêu lần anh bị người nhà bệnh nhân kề dao lên cổ gây áp lực. Thậm chí, anh từng có ý nghĩ... bỏ nghề. Nhưng với sứ mệnh giành giật sự sống cho người bệnh não bộ, anh đặt ra quy định cho riêng mình là khi bước chân ra khỏi phòng mổ, anh và ê-kíp trực phải nhận được niềm hạnh phúc, nụ cười trên môi của người nhà bệnh nhân. Đặt biệt, là những túi khoai, túi lạc, hay con gà tơ được đựng vụng về trong chiếc làn cũ nát, từ chính bệnh nhân được anh cứu sống. Đó là những điều bất ngờ, những niềm hạnh phúc tột cùng mà có lẽ, không chỉ là sứ mệnh của riêng BS Tuấn mà của cả KPTTK, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn.
Nói đến trực Tết, BS Dương Đình Tuấn tự tin: “10 năm làm bác sĩ thì cả 10 năm tôi “ăn Tết” ở bệnh viện. Tôi cũng muốn về với gia đình lắm chứ, nhưng sứ mệnh của chúng tôi phải đặt gia đình sau cánh cửa phòng mổ. Công việc bận rộn là thế, nhưng tôi may mắn là có vợ hậu thuẫn”. Nhắc đến vợ, BS Tuấn hạnh phúc rạng ngời: “Vợ tôi không làm cùng nghề nên công việc nhà, chăm sóc con cái là cô ấy nhận phần quán xuyến”.
BS Dương Đình Tuấn tâm sự: “Bác sĩ rất sợ tình huống xấu xảy ra với bệnh nhân đang trên đường đi chụp CT não bộ, vì não sọ bị tổn thương, bệnh nhân phải bất động, tránh chấn thương va chạm, rung lắc. Nhiều lúc nghĩ, không biết là bệnh nhân có gắng gượng được cho đến lúc lên bàn mổ hay không, mà chưa chụp thì chưa biết máu tụ như thế nào. Đặc biệt, những ca bệnh có nồng độ cồn trong máu, bác sĩ cũng rất khó khăn khi đánh giá não bộ. Vì lúc này không biết bệnh nhân hôn mê vì say rượu, hay hôn mê vì chấn thương. Hoặc những bệnh nhân có nồng độ cồn, chức năng đông máu suy giảm thì việc cấp cứu càng phải gấp rút hơn nữa”.
Bảo Loan

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não
Y tế - 11 giờ trướcHai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê
Y tế - 13 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga
Y tế - 13 giờ trướcGĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏe - 2 ngày trướcNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
Sống khỏe - 2 ngày trướcMô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?
Y tế - 2 ngày trướcCơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm
Y tế - 3 ngày trướcBộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏeNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.