Hà Nội
23°C / 22-25°C

Giới khoa học nói thêm gì về vắc xin phòng ngừa ung thư?

Thứ tư, 16:35 19/10/2022 | Bệnh thường gặp

Thế giới chỉ vài năm nữa sẽ có vắc-xin phòng ngừa các bệnh ung thư, theo cặp vợ chồng nổi tiếng đứng sau vắc-xin Pfizer/BioNtech phòng COVID-19.

"Phương pháp mới loại bỏ ung thư hoặc thay đổi cuộc sống của bệnh nhân ung thư đang nằm trong tầm tay của chúng tôi" - nữ giáo sư Ozlem Tureci nói với BBC News .

Còn chồng bà là giáo sư Ugur Sahin, người đồng sáng lập công ty dược phẩm BioNTech của Đức, tin rằng " vắc-xin phòng ngừa ung thư có thể được phổ biến rộng rãi trước năm 2030".

Cặp vợ chồng giáo sư này thành lập BioNTech vào năm 2008, ban đầu để sản xuất và phát triển các liệu pháp miễn dịch ung thư, sử dụng công nghệ mRNA. Tuy nhiên, khi đại dịch xảy ra, họ đã điều chỉnh công nghệ này để tạo ra một trong những loại vắc xin COVID-19 đầu tiên và hiệu quả nhất.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu vắc-xin ung thư trong nhiều thập kỷ qua. Một cách tiếp cận là dạy hệ thống miễn dịch nhận biết và tiêu diệt các tế bào ung thư - lý tưởng nhất là ngăn ngừa ung thư phát triển ngay từ đầu.

Ngoài ra, còn có các loại vắc-xin khác được nghiên cứu để điều trị cho những người đã mắc bệnh ung thư, bao gồm một loại vắc xin đã được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) chấp thuận cho những bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn cuối.

Trong cuộc phỏng vấn gần đây, 2 giáo sư còn nói rằng kinh nghiệm phát triển vắc-xin COVID của họ có thể giúp đẩy nhanh quá trình nghiên cứu vắc-xin ung thư khi đưa công nghệ mRNA vào xu hướng phổ biến.

"Những gì chúng tôi đã phát triển trong nhiều thập kỷ để phát triển vắc-xin ung thư chính là tiền đề cho việc phát triển vắc-xin COVID-19. Giờ đây, vắc-xin COVID-19 và kinh nghiệm của chúng tôi trong việc phát triển nó đã giúp ích cho công việc điều trị ung thư"- giáo sư Ozlem Tureci quả quyết.

Giới khoa học nói thêm gì về vắc xin phòng ngừa ung thư? - Ảnh 1.

Một nhân viên cầm lọ vắc-xin tại viện nghiên cứu BioNTech ở Mainz, Rhineland-Palatinate, Đức hôm 5-10-2022. Ảnh: ABC News

Tiến sĩ Sam Godfrey, trưởng nhóm nghiên cứu tại Cancer Research (Anh), nhận định: "Sự ra đời của một số loại vắc-xin COVID trong thời gian nhanh kỷ lục cho thấy khả năng rất lớn của công nghệ mRNA. Một ngày nào đó không xa nó có thể trở thành một phương pháp điều trị hiệu quả giúp đánh bại ung thư".

"Khoa học là con đường thoát khỏi đại dịch, khoa học là con đường của chúng ta để đánh bại ung thư. Tôi lạc quan rằng trong tương lai gần chúng ta sẽ thấy công nghệ mRNA và các phương pháp tiếp cận vắc-xin thú vị khác mang lại cho các bác sĩ nhiều lựa chọn điều trị hơn để giúp đánh bại ung thư" - tiến sĩ Godfrey nói thêm.

Nhiều hãng dược phẩm khác, bao gồm cả nhà sản xuất vắc-xin Moderna cũng đang nghiên cứu để chữa khỏi các bệnh ung thư cụ thể.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người phụ nữ đau đớn mỗi khi chạm tay vào nước, nguyên nhân từ... hội chứng lạ

Người phụ nữ đau đớn mỗi khi chạm tay vào nước, nguyên nhân từ... hội chứng lạ

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

GĐXH - Người phụ nữ mắc hội chứng Raynaud cho biết ban đầu, các ngón tay chỉ bị tê nhẹ, sau đó chuyển sang tím tái, đau nhức dữ dội, thậm chí trắng nhợt.

Có nên dùng An cung ngưu hoàng hoàn để phòng và điều trị đột quỵ?

Có nên dùng An cung ngưu hoàng hoàn để phòng và điều trị đột quỵ?

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

Trong những năm gần đây, An cung ngưu hoàng hoàn (ACNHH) được truyền tai rộng rãi tại Việt Nam như một 'thần dược' trong việc cấp cứu và phòng ngừa đột quỵ. Vậy có nên dùng ACNHH để phòng và trị đột quỵ?

Người trưởng thành bị mỡ máu cao nên ăn gì?

Người trưởng thành bị mỡ máu cao nên ăn gì?

Bệnh thường gặp - 9 giờ trước

Mỡ máu cao làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Người cao tuổi, có bệnh nền cần dùng thuốc để giảm chỉ số mỡ máu về mức an toàn theo chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó ăn uống đóng vai trò rất quan trọng.

Người đàn ông 35 tuổi ở Phú Thọ đang khỏe mạnh bất ngờ nhồi máu cơ tim cấp từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người đàn ông 35 tuổi ở Phú Thọ đang khỏe mạnh bất ngờ nhồi máu cơ tim cấp từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 10 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông bị nhồi máu cơ tim cấp vốn có sức khỏe bình thường, không có tiền sử bệnh tim mạch. Tuy nhiên, khoảng 2 ngày trước khi vào viện, người bệnh cảm thấy tức ngực, khó thở...

Thực phẩm mùa hè rẻ tiền, làm mát gan, người Việt nên dùng thường xuyên để giúp gan thải độc

Thực phẩm mùa hè rẻ tiền, làm mát gan, người Việt nên dùng thường xuyên để giúp gan thải độc

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

GĐXH - Để giảm bớt “gánh nặng” cho gan, ngoài việc chú trọng đến những thức ăn tốt cho gan thì uống gì tốt cho gan cũng là vấn đề cần quan tâm.

Phục hồi chức năng sau đột quỵ: Tiến hành sớm giúp bệnh nhân giảm di chứng nặng nề

Phục hồi chức năng sau đột quỵ: Tiến hành sớm giúp bệnh nhân giảm di chứng nặng nề

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Theo tổ chức Đột quỵ Thế giới (WSO), có tới 12 triệu trường hợp đột quỵ mỗi năm, trong đó khoảng 7,3 triệu ca tử vong và 5 triệu người sống sót với các di chứng gây tàn tật vĩnh viễn.

Người bệnh 'vô danh' bị chấn thương sọ não nặng may mắn được cứu sống

Người bệnh 'vô danh' bị chấn thương sọ não nặng may mắn được cứu sống

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Mặc dù nhập viện không có người thân hoặc giấy tờ tùy thân, nhưng các bác sĩ vẫn tiến hành điều trị và phẫu thuật để bảo vệ sự sống của người bệnh.

Loại quả quen thuộc trong bữa ăn của người Việt nhưng lại ẩn chứa nguy cơ gây sỏi thận

Loại quả quen thuộc trong bữa ăn của người Việt nhưng lại ẩn chứa nguy cơ gây sỏi thận

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

Một loại quả rất phổ biến, gần gũi với mọi gia đình Việt lại đang ẩn chứa mối lo ngại về sức khỏe, đặc biệt là nguy cơ hình thành sỏi thận.

Người phụ nữ 47 tuổi ở Bắc Ninh phải nhập viện phẫu thuật cắt tử cung từ dấu hiệu nhiều chị em Việt mắc phải

Người phụ nữ 47 tuổi ở Bắc Ninh phải nhập viện phẫu thuật cắt tử cung từ dấu hiệu nhiều chị em Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Thường xuyên đau tức vùng hạ vị, đau nhiều trong kỳ kinh nguyệt, người phụ nữ ở Bắc Ninh đi khám phát hiện bị lạc nội mạc tử cung, đa u xơ tử cung và polyp cổ tử cung.

Người bệnh tiểu đường đo đường huyết, chỉ số đường đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Người bệnh tiểu đường đo đường huyết, chỉ số đường đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Đường huyết đo ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

Top