Giọt nước mắt hạnh phúc của những cặp vợ chồng dành cả tuổi xuân để … ‘tìm con’
GiadinhNet - Kinh tế ngày càng cạn kiệt, tinh thần suy sụp, hoang mang, thậm chí đã có lúc hai vợ chồng “cơm không lành, canh không ngọt” nghĩ đến chia tay nhưng rồi, tình yêu thương, khát khao “tìm con” đã vực lại tinh thần cho họ để cùng nhau tiếp tục cố gắng.
17 năm mòn mỏi đi "tìm con"
Khác với cảm xúc lo lắng, hồi hộp mong con của 3 năm về trước, lần này, quay trở lại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Bưu điện, chị Nguyễn Thị Kim Phấn (SN 1973, ở Thạch Thất, Hà Nội) luôn rạng rỡ và cười rất tươi. Bởi lẽ, lần này, chị đã có "trái ngọt" đi cùng.
Kết hôn muộn màng năm 30 tuổi, tưởng chừng hạnh phúc từ đó sẽ luôn mỉm cười với vợ chồng chị, thế nhưng, lần mang thai đầu, thai nhi bị lưu khiến vợ chồng chị rất buồn.
Khi ấy, chị Phấn và chồng - anh Cấn Văn Đức (1967) chỉ biết động viên nhau "rồi mình sẽ có những đứa con khác". Ấy vậy mà một năm, hai năm rồi nhiều năm sau đó, tin vui vẫn chưa đến với vợ chồng chị.
Niềm khát khao mong con mãnh liệt đến mức, ai mách ở đâu "chữa đẻ" tốt, anh chị cũng tìm đến nơi, rồi thuốc Nam, thuốc Bắc bồi bổ anh chị cũng uống đủ cả nhưng vẫn không có kết quả.
Năm 2006, vợ chồng chị Phấn quyết định đến các bệnh viện chuyên khoa sản lớn để chữa trị, mong có mụn con. Đi làm dành dụm được bao nhiêu tiền, anh chị đều đổ dồn vào làm thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).
Thế nhưng trải qua tổng cộng 8 lần chuyển phôi, lần thì thất bại, lần thì đậu thai nhưng con cũng chẳng ở lại cùng anh chị được lâu. Có lần chị mang thai đôi, thai giữ được đến tháng thứ 4 thì hỏng. Khi đó, vợ chồng chị Phấn chỉ còn biết ôm nhau mà khóc.
Hơn 10 năm ròng rã đi "tìm con" cũng đồng nghĩa với số tuổi của hai vợ chồng chị Phấn càng ngày càng lớn. Tuổi cao, kinh tế ngày một kiệt quệ, ngôi nhà đang ở xuống cấp cũng không có tiền để sửa sang, nhiều người khuyên vợ chồng chị nên dừng lại. Tuy không nói ra nhưng cả chị Phấn và chồng vẫn nuôi hy vọng, một ngày nào đó, con yêu sẽ đến với gia đình mình.
Năm 2019, qua người quen giới thiệu, hai vợ chồng chị lại "khăn gói lên đường" đến Bệnh viện Bưu điện để can thiệp. Tại đây, các bác sĩ xác định, chị bị xoắn đáy tử cung, phải phẫu thuật trước. Khi sức khỏe ổn định, sẽ tiến hành làm IVF. Cuối năm đó, chị được chuyển 2 phôi và đậu 1 thai. Năm 2020, một bé gái kháu khỉnh chào đời trong niềm vỡ ào vui sướng, hạnh phúc của cả gia đình anh chị.
"Khi biết tin tôi sinh con, cả làng đã đến chúc mừng, chia vui cùng. Quả thật, vợ chồng tôi thấy quá vui sướng", chị Phấn chia sẻ.
Giờ đây, ôm cô con gái hơn 2 tuổi trên tay, chị Phấn cũng không thể nhớ hết đã trải qua bao nhiêu cung bậc cảm xúc trong suốt những tháng ngày mang thai và sinh nở ở tuổi U50 của mình. Chị bảo, khát khao được gặp con, ẵm bồng con trên tay là động lực lớn nhất để chị vượt qua được hành trình "tìm con" đầy gian nan nhưng cũng đong đầy hạnh phúc ấy.
12 lần thực hiện IUI, IVF nhưng... không thành
Không chỉ vợ chồng chị Phấn, hành trình hơn 10 năm "tìm con" của vợ chồng chị Nguyễn Thị Tuất (1982) và anh Nguyễn Hoàng Hải (1977) ở TP Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc cũng khiến nhiều người xúc động.
Kết hôn 14 năm (từ năm 2008) nhưng có đến gần 10 năm chữa chạy khắp nơi để mong được làm cha, làm mẹ, vợ chồng chị Tuất cũng đã trải qua bao thăng trầm, tủi khổ.
Kể lại hành trình đầy gian khó ấy, chị Tuất cho biết, ngay sau khi kết hôn được 6 tháng và vẫn chưa thấy "động tĩnh" gì, anh chị đã đến bệnh viện để khám. Kết quả cho thấy, chồng chị không có tinh trùng. Thông tin ấy như sét đánh ngang tai hai vợ chồng trẻ.
Năm 2009, dốc toàn bộ số tiền tích cóp được, hai vợ chồng chị quyết định lên Hà Nội chạy chữa và được tư vấn chọc hút tìm tinh trùng, sau đó thực hiện kỹ thuật Bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI). Thế nhưng lần ấy, khát khao được ẵm bồng con trẻ trên tay vẫn chưa mỉm cười với vợ chồng anh chị.
Không từ bỏ, vợ chồng chị quyết tâm thực hiện IUI thêm lần thứ 2, thứ 3 rồi đến tận lần thứ… 11, nhưng tất thảy chỉ nhận lại những cái lắc đầu từ phía bác sĩ. Chưa dừng lại ở đó, khi chuyển sang thực hiện phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm IVF nhưng kết quả vẫn là con số 0.
Kinh tế ngày càng cạn kiệt, tinh thần suy sụp, hoang mang, thậm chí đã có lúc hai vợ chồng "cơm không lành, canh không ngọt" nghĩ đến chia tay nhưng rồi, tình yêu thương, khát khao "tìm con" đã vực lại tinh thần cho hai vợ chồng để cùng nhau tiếp tục cố gắng.
Năm 2016, hai vợ chồng chị quyết định thử làm IVF thêm một lần nữa và cũng xác định là lần cuối.
"Thật ra, lần này, chúng tôi cũng không quá hy vọng vì hy vọng nhiều rồi lại sợ nhận lại thất vọng như những lần trước", chị Tuất bùi ngùi chia sẻ.
Thế nhưng, niềm hy vọng cuối cùng, dù là mong manh ấy lại đem lại "trái ngọt" cho vợ chồng anh chị, không những đậu 1 thai mà chị Tuất mang đến 3 thai nhi trong bụng.
Ngày biết tin có bầu, lại là đa thai, chị Tuất buồn vui lẫn lộn. Vui vì cuối cùng con yêu đã đến với gia đình nhưng rồi vợ chồng chị cũng lo vì mang đa thai, nguy hiểm đến sự phát triển của các bé cũng như sự an toàn trong suốt thai kỳ. Hơn nữa, bác sĩ cũng khuyên vợ chồng chị giảm thiểu đi 1 thai.
Một cuộc họp đại gia đình đã được diễn ra. Vợ chồng chị Tuất thẫn thờ nhìn nhau. Cuối cùng, anh chị nén nước mắt quyết định giảm đi một bé. Rất may, kỹ thuật thực hiện thành công, hai thai nhi còn lại an toàn.
Suốt hành trình hơn 9 tháng mang thai đôi, chị Tuất phải cẩn thận từng li từng tí một, không dám lơ là phút nào. "Cứ 5 đến 7 ngày, tôi lại phải bắt xe xuống viện khám. Hoặc vừa hôm trước đi viện, hôm sau đau bụng là lại phải tức tốc đi tiếp vì rất sợ các con có vấn đề gì. Có con đã khó, giữ con lại càng khó hơn", chị Tuất nói.
Cuối cùng, sau bao nhiêu khó khăn, vất vả, niềm hạnh phúc vỡ òa đã đến với vợ chồng chị Tuất vào đầu năm 2017 với sự chào đời của cặp song sinh, một trai, một gái hoàn toàn khỏe mạnh. Đây chính là sự bù đắp ý nghĩa nhất cho tất thảy những mệt mỏi, sợ hãi, tủi khổ anh chị đã phải trải qua suốt quãng thời gian đằng đẵng "tìm con" của mình.
Hiện thực hóa ước mơ làm mẹ
BSCKI Nguyễn Thị Nhã, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Bưu điện cho biết, trường hợp của vợ chồng chị Phấn hay chị Tuất là hai trong số rất nhiều các cặp đôi đã có con khi đến điều trị tại Trung tâm.
Theo đó, 9 năm qua, Trung tâm Hỗ trợ sinh sản đã giúp hàng nghìn cặp vợ chồng được thực hiện thiên chức làm bố mẹ, kể cả những trường hợp khó như không có tinh trùng, tinh trùng bất động, chuyển phôi nhiều lần thất bại... Mỗi năm, hàng trăm em bé chào đời khỏe mạnh nhờ thụ tinh nhân tạo.
"Luôn đồng hành với người bệnh trong hành trình tìm con yêu không ít khó khăn, thử thách, mục tiêu điều trị hiếm muộn của Trung tâm không ngừng được nâng lên cả về lượng và chất. Lượng người bệnh khám mới, số chu kỳ IVF, tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ có thai và tỷ lệ em bé chào đời liên tục tăng lên theo thời gian", BS Nhã thông tin.
Theo số liệu của Bệnh viện Bưu điện, riêng tỷ lệ thành công đối với kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm IVF hiện nay là gần 70%. Ngoài ra, các chỉ số an toàn cũng luôn đặc biệt được quan tâm như tỷ lệ biến chứng, tỷ lệ gặp phải hội chứng quá kích buồng trứng tiệm cận mức 0%; tỷ lệ đa thai giảm đạt chuẩn an toàn quốc tế.
Theo BSCKII Trần Hùng Mạnh, Giám đốc Bệnh viện Bưu điện, nếu như trước đây, mục tiêu điều trị của Bệnh viện mới dừng lại ở có thai, có con thì nay đã nâng lên một bước là có thai kỳ an toàn, sinh con khỏe mạnh và người bệnh có trải nghiệm tích cực. Mục tiêu mang con yêu khỏe mạnh đến với các cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn tiếp tục được hiện thực hóa với hàng nghìn em bé chào đời khỏe mạnh mỗi năm nhờ thực hiện các biện pháp hỗ trợ sinh sản.
Theo các bác sĩ, vô sinh, hiếm muộn có nhiều nguyên nhân như tinh trùng yếu, kém, tỷ lệ dị dạng cao hoặc rối loạn buồng trứng, tắc vòi trứng bệnh tử cung, rối loạn phóng noãn (rụng trứng), niêm mạc tử cung mỏng hoặc viêm lộ tuyến...
Việt Nam là một trong những quốc gia khu vực châu Á Thái Bình Dương có tỷ lệ sinh thấp và vô sinh cao, 7,7% cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản đang đối mặt với hiếm muộn. Ước tính cả nước hiện nay có trên một triệu cặp vợ chồng hiếm muộn cần khám và điều trị.
Hà Nội tập huấn nâng cao năng lực chăm sóc sức khỏe người cao tuổi cho cán bộ y tế
Dân số và phát triển - 9 giờ trướcGĐXH - Chương trình tập huấn sẽ tạo ra những bước tiến quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng, đặc biệt là đối tượng người cao tuổi.
10 cách đơn giản và hiệu quả duy trì sức khỏe 'vùng kín'
Dân số và phát triển - 12 giờ trướcCác cơ quan sinh dục đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của phụ nữ, vì vậy chị em cần chú ý việc chăm sóc, vệ sinh đúng cách giúp bảo vệ 'vùng kín'.
Bác sĩ tuyến huyện cứu sống thai phụ chửa ngoài tử cung bị vỡ
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcSau khi siêu âm ổ bụng, làm các xét nghiệm cấp cứu cần thiết, bác sĩ phát hiện hình ảnh khối chửa ngoài tử cung bên trái kèm theo máu cục ngập ổ bụng bệnh nhân...
Nghệ An phát động Tháng hành động quốc gia về Dân số
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcGĐXH - Đây là hoạt động có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm từng bước đánh giá lại những kết quả đạt được của công tác Dân số thời gian qua và tiếp tục thực hiện công tác Dân số trong tình hình mới.
Tháng hành động Quốc gia về Dân số năm 2024 tại Hải Phòng: Huy động sự tham gia của toàn xã hội
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcGĐXH - Tháng Hành động quốc gia về Dân số đóng vai trò quan trọng trong nâng cao nhận thức và huy động sự tham gia của toàn xã hội. Trong 63 năm qua, công tác dân số của Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế sớm, cải thiện chất lượng dân số trên nhiều phương diện.
Nhiều lần thất bại, cặp vợ chồng vẫn kiên trì tìm con suốt 13 năm
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcSau 13 năm trải qua nhiều lần làm thụ tinh nhân tạo thất bại, cặp vợ chồng ở Hưng Yên đã vỡ òa hạnh phúc khi đón hai thiên thần nhỏ.
Vì sao rung nhĩ lại làm tăng nguy cơ đột quỵ?
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcRung nhĩ là một trong các rối loạn nhịp tim phổ biến nhất hiện nay. Những bệnh nhân rung nhĩ có nguy cơ đột quỵ cao hơn 5 lần so với những bệnh nhân không có. Đột quỵ do rung nhĩ thường diễn tiến nặng, tỷ lệ tử vong và tàn phế cao, dẫn đến chi phí chăm sóc và điều trị gia tăng.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ gái dậy thì sớm
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcTuy không phải là yếu tố quyết định nhưng dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến quá trình dậy thì ở nữ giới. Một chế độ ăn uống cân bằng, giàu dinh dưỡng, hạn chế các thực phẩm không lành mạnh sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện và giảm thiểu các nguy cơ liên quan đến dậy thì sớm.
5 loại thuốc phổ biến có thể gây suy giảm trí nhớ
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcSuy giảm trí nhớ là một chứng bệnh liên quan đến chức năng của não bộ, có thể biểu hiện bằng việc hay quên, lo lắng, khó đưa ra quyết định và nhiều triệu chứng khác...
5 cách 'đẩy lùi' chứng mất ngủ sau sinh
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcSinh con là khoảng thời gian hạnh phúc nhưng đó cũng là thời điểm thường có nhiều thay đổi về cảm xúc và căng thẳng dẫn đến mất ngủ. Tình trạng này kéo dài khiến người mẹ kiệt sức, trầm cảm và ảnh hưởng đến nguồn sữa cho con bú.
Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.