Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hướng dẫn mẹ bầu cách rặn đẻ đúng, sinh thường dễ dàng, ít đau đớn và nhanh chóng

Thứ bảy, 15:37 30/07/2022 | Dân số và phát triển

Dưới đây là cách rặn đẻ đúng, ít đau đớn và sinh thường nhanh chóng cho mẹ bầu. Chị em tham khảo nhé!

Sinh nở là một quá trình thiêng liêng cao cả, nhưng cũng gây ám ảnh cho không ít mẹ bầu. Bởi những cơn đau gò tử cung được so sánh bằng với sự đau đớn khi gãy 18 chiếc xương sườn cùng một lúc. Không những thế, quá trình chuyển dạ sẽ kéo dài cho đến khi cổ tử cung của người mẹ mở đủ kích thước để sinh em bé. Quãng thời gian này có thể dao động từ 6 giờ đến 12 giờ đối với thai phụ sinh con rạ và từ 12 giờ đến 24 giờ đối với thai phụ sinh con đầu lòng.

Càng đến thời điểm sắp sinh thì những cơn đau gò tử cung này càng dồn dập, cảm giác đau đớn sẽ mạnh liệt và kinh khủng gấp bội. Tuy nhiên, nếu biết cách thở và rặn đẻ, mẹ bầu sẽ không phải chịu những cơn đau đó dai dẳng, thai nhi chui ra nhanh hơn. Việc sinh thường trở nên dễ dàng hơn. Chính vì vậy, tìm hiểu về cách rặn đẻ đối với thai phụ là điều vô cùng cần thiết và quan trọng.

Phương pháp thở và cách rặn đẻ đúng cách giúp mẹ bầu vượt cạn thành công

1. Cách hít thở đúng trong quá trình sinh

Trong quá trình sinh thường, việc hít thở đúng cách rất quan trọng. Điều đó giúp cho tăng lượng oxy cho cả mẹ lẫn bé, hỗ trợ kiểm soát việc rặn đẻ sao cho đỡ mất sức và nhanh chóng, nhịp thở ổn định mang đến tác dụng làm dịu trong quá trình chuyển dạ, sản phụ cảm thấy thoải mái hơn và sẽ phản ứng tích cực hơn khi cơn đau xuất hiện. Và đặc biệt việc thở đúng cách kết hợp nhịp nhàng với cơn gì tử cung giúp em bé ra ngoài nhanh chóng và thuận lợi hơn.

Khi nằm trên giường sinh, mẹ bầu cần giữ tâm trạng bình tĩnh, không căng thẳng và làm theo hướng dẫn của các bác sĩ.

Một số cách thở mẹ bầu nên áp dụng:

Thở chậm: Hít thở nhẹ nhàng, chuẩn bị tinh thần cho những cơn co thắt. Thở chậm bằng cách hít vào bằng mũi thở ra bằng miệng. Tìm ra điểm cao trào cơn gò tử cung để tập trung vào đó, mỗi lần thở ra, cố gắng thả lỏng những bộ phận khác trên cơ thể.

Thở gấp: Khi cơn gò tử cung dồn dập, đau đớn hơn cũng là lúc báo hiệu mẹ sắp sinh con. Lúc này sản phụ nên sử dụng phương pháp thở này khi bác sĩ cho biết rằng cổ tử cung của bạn đã giãn ra hoàn toàn, nếu không có thể gây rách hoặc tổn thương khác:

- Khi cơn đau bắt đầu cũng là lúc mẹ bầu nên hít thở sâu bằng mũi và thở ra từ từ bằng miệng.

- Tăng tốc độ thở của bạn khi cần thiết và phối hợp với các cơn gò.

- Khi muốn rặn, mẹ hãy cúi đầu xuống đồng thời hóp cằm vào ngực. Cong người về phía trước và giữ hơi thở trong khi đẩy và từ từ thở ra.

- Kết thúc quá trình bằng 1 hơi thở sâu, dài.

 - Ảnh 2.

2. Cách rặn đẻ hiệu quả và giảm đau

Đầu tiên mẹ bầu cần chuyển qua tư thế nằm phù hợp nhất theo lời của bác sĩ. Sau đó, mẹ sẽ bắt đầu rặn đều đặn theo hướng dẫn của người đỡ sinh.

Khi cơn gò tử cung bắt đầu cũng là lúc cơn đau xuất hiện, lúc này mẹ bầu cần hít một hơi thở sâu và dồn lực để rặn. Lúc này, những cơn gò tử cung sẽ phối hợp với lực rặn của mẹ để đẩy em bé theo ngả âm đạo ra ngoài. Để tránh việc bị mất sức, mẹ hãy cố gắng hít thở và thư giãn giữa những cơn gò. Bởi không phải lúc nào việc dồn lực trong 1 lần có thể làm cho em bé ra đời ngay lập tức được.

Khi rặn mẹ bầu cần dốc hết khí xuống phần bụng dưới để đẩy em bé ra nhanh hơn. Khi cơn đau kéo dài, mẹ bầu cần tiếp tục lấy hơi để rặn. Khi rặn nên ngậm miệng, không phát ra âm thanh bởi như thế lực dồn xuống phần bụng dưới sẽ bị giảm đi. Ngoài ra, lưng của mẹ bầu phải thẳng và tiếp giáp với bề mặt bàn sinh. Mông hơi cong lên về phía trước để tăng thêm sức cho việc rặn.

3. Những lưu ý dành cho mẹ bầu trong quá trình sinh con

a. Xác định đúng chu kỳ của cơn gò tử cung

Thông thường quá trình sinh sẽ diễn ra trong khoảng 6 giờ đến 24 giờ. Chính vì vậy, việc xác định đúng các cơn gò tử cung sẽ giúp mẹ bầu có thể điều hòa nhịp thở cùng dồn sức rặn để em bé ra nhanh và thuận lợi hơn. Các cơn co thắt trong quá trình sinh kéo dài khoảng 60 đến 90 giây nhưng tần suất thường cách xa nhau hơn (thường là 2-5 phút) và mức độ có thể dữ dội hơn. Các mẹo nhỏ để bạn xác định đúng cơn gò tử cung gồm:

- Đau đi kèm cảm giác co thắt

- Cảm giác muốn rặn mãnh liệt

- Áp lực ở phần trực tràng, xương chậu

- Các cơn co thắt diễn ra rõ ràng

- Nước ối có thể ra nhiều hơn khi xuất hiện cơn gò

 - Ảnh 3.

b. Giữ đúng tư thế

Tư thế khi sinh cũng đóng vai trò quan trọng không kém trong việc giúp cho em bé ra đời suôn sẻ hơn. Khi nằm trên bàn sinh, mẹ bầu cần chú ý để đầu cao tương ứng với một góc 45 độ. Hai tay nắm chặt với hai thanh càng trên bàn sinh (hoặc thải dây cầm nắm). Hai bàn chân đạp mạnh và đúng vào vị trí của bàn để chân ở hai bên phía dưới. Đây chính là tư thế chuẩn, giúp cho quá trình vượt cạn của mẹ bầu thành công hơn.

Trên đây là cách hít thở và cách rặn đẻ để sinh em bé nhanh chóng, ít đau đớn. Ngoài ra, từ tam cá nguyệt thứ 2, mẹ bầu đã có thể chuẩn bị cho quá trình sinh nở của mình rồi đấy. Hãy tham gia các lớp học tiền sản, yoga hoặc bơi lội, đi bộ nhẹ nhàng... Ngoài ra, việc ăn uống đúng và đủ chất cũng giúp em bé lẫn mẹ đạt được cân nặng phù hợp, hỗ trợ em bé đi qua đường sinh của mẹ dễ dàng.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg

Dân số và phát triển - 19 giờ trước

GĐXH - Sau sinh, trẻ hồng hào, khóc to, phản xạ tốt. Được biết, trong suốt thai kỳ, sản phụ tăng 20kg và hoàn toàn khỏe mạnh.

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Tắc tia sữa, nứt núm vú là tình trạng phổ biến, gây đau đớn và ảnh hưởng đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, chỉ với vài thói quen chăm sóc ngực đơn giản mỗi ngày, mẹ hoàn toàn có thể phòng tránh hiệu quả.

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Theo nghiên cứu, trẻ sơ sinh có thể phát ra từ 5 đến 7 loại tiếng khóc khác nhau, tương ứng với các nhu cầu và cảm xúc khác nhau...

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Viêm tuyến vú không những gây khó khăn, đau đớn khi cho con bú mà còn dễ có nguy cơ nhiễm trùng áp-xe vú nếu không được điều trị kịp thời. Vậy mẹ có nên cho con bú khi bị viêm tuyến vú không?

10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác

10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Ung thư tuyến tiền liệt thường xuất hiện với những triệu chứng khó nhận biết, dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe ít nghiêm trọng hơn. Đừng bỏ qua những 10 dấu hiệu dưới đây, bởi việc phát hiện sớm có ý nghĩa quyết định trong điều trị.

Cholesterol cao có thể gây ra rối loạn cương dương?

Cholesterol cao có thể gây ra rối loạn cương dương?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Nồng độ cholesterol cao không chỉ đe dọa tim mạch mà còn là thủ phạm thầm lặng gây rối loạn cương dương. Tìm hiểu mối liên hệ mật thiết này để bảo vệ sức khỏe nam giới toàn diện hơn.

Thai phụ sinh non, con nặng 1,6kg thừa nhận thường xuyên uống món 'khoái khẩu' này vào buổi sáng

Thai phụ sinh non, con nặng 1,6kg thừa nhận thường xuyên uống món 'khoái khẩu' này vào buổi sáng

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Thai phụ này đã không duy trì chế độ uống nước đều đặn khi mang thai. Thay vào đó, gần như ngày nào cô cũng uống một đến hai cốc trà sữa vào mỗi bữa sáng.

Vòng tránh thai 'đi lạc', cắm sâu vào cơ tử cung người phụ nữ sau 5 năm sử dụng

Vòng tránh thai 'đi lạc', cắm sâu vào cơ tử cung người phụ nữ sau 5 năm sử dụng

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Qua thăm khám, các bác sĩ phát hiện vòng tránh thai đã cắm sâu vào lớp cơ tử cung, vị trí phức tạp và tiềm ẩn nguy cơ tổn thương nếu cố gắng tháo theo phương pháp thông thường.

Mắc sởi khi mang thai, người phụ nữ 26 tuổi sinh non ở tuần 31

Mắc sởi khi mang thai, người phụ nữ 26 tuổi sinh non ở tuần 31

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Em bé chào đời non tháng, chỉ nặng 1,7kg, phải nằm lồng ấp, thở máy và đang được theo dõi sát sao tại bệnh viện.

Phát hiện bệnh cực kỳ hiếm gặp ở bé sơ sinh sau chào đời 10 giờ tuổi

Phát hiện bệnh cực kỳ hiếm gặp ở bé sơ sinh sau chào đời 10 giờ tuổi

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhi là bé sơ sinh chỉ mới 10 giờ tuổi, có biểu hiện bất thường ở mắt và được chẩn đoán nghi mắc Glocom bẩm sinh, một căn bệnh có tỷ lệ mắc cực kỳ hiếm, chỉ khoảng 1/25.000 trẻ sơ sinh.

Top