Hà Nội
23°C / 22-25°C

Giọt nước mắt hạnh phúc trên hành trình 'tìm con' của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn

Chủ nhật, 12:22 04/12/2022 | Dân số và phát triển

GiadinhNet – Với đặc thù thường xuyên phải công tác xa gia đình, thực hiện nhiệm vụ ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, nơi biên cương, hải đảo, đứa con chính là sợi dây gắn kết giữa những người lính nơi tiền tuyến xa xôi với hậu phương nơi quê nhà.

Đằng đẵng hành trình "tìm con"

Kết hôn từ năm 2013, sau 3 lần không may sảy thai, vợ chồng Thiếu tá Hoàng Đức Cảnh (công tác tại Phòng hậu cần - Sư đoàn 316) và chị Đặng Thị Hoài Trang (Đoan Hùng, Phú Thọ) đã lặn lội thăm khám tại nhiều bệnh viện để mong con yêu về với gia đình nhưng vẫn chưa thành.

Năm 2021, thông qua người quen giới thiệu, anh chị biết đến Chương trình hỗ trợ quân nhân hiếm muộn "Yêu thương lan toả" do Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội tổ chức. Là gia đình hiếm muộn lâu năm nhất trong đơn vị, gia đình anh Cảnh, chị Trang được các anh em đồng chí động viên, quyết định làm hồ sơ và may mắn là 1 trong 10 gia đình đủ điều kiện xét duyệt, được hỗ trợ 100% kinh phí làm thụ tinh trong ống nghiệm.

Giọt nước mắt hạnh phúc trên hành trình 'tìm con' của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn - Ảnh 1.

Vợ chồng anh Cảnh, chị Trang cùng 2 con gái vừa tròn 1 tháng tuổi tham dự buổi Gala "Hạt mầm khát vọng"

Ngay lập tức, vợ chồng anh bắt đầu quá trình điều trị tại Bệnh viện và ba tháng sau, hạnh phúc đã mỉm cười khi chị Trang đậu thai ngay ở lần chuyển phôi đầu tiên. Ngày 2/11/2022 vừa qua, hai bé gái xinh xắn, đáng yêu của vợ chồng quân nhân Hoàng Đức Cảnh đã chào đời trong niềm hạnh phúc vô bờ của gia đình hai bên.

Bồng 2 thiên thần đáng yêu vừa tròn 1 tháng tuổi đến dự Gala "Hạt mầm khát vọng" phối hợp cùng Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội tổ chức tối 3/12, vợ chồng anh Cảnh, chị Trang không giấu được sự xúc động cùng những giọt nước mắt hạnh phúc. Vậy là sau 8 năm đằng đẵng tìm con, cuối cùng, khoảnh khắc được bồng con trên tay của cặp vợ chồng quân nhân đã trở thành hiện thực.

Không chỉ vợ chồng anh Cảnh, chị Trang, gia đình Thượng úy Vừa A Ninh (Đội trưởng Đội Trinh sát, Đồn Biên phòng Na Cô Sa, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên) và vợ là chị Vàng Thị Hoa (huyện Mường Nhé, Điện Biên) cũng là cặp vợ chồng may mắn được xét duyệt miễn phí làm thụ tinh trong ống nghiệm năm 2021.

Giọt nước mắt hạnh phúc trên hành trình 'tìm con' của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn - Ảnh 2.

Gia đình Thượng úy Vừ A Ninh trong chương trình

Vợ chồng anh Ninh kết hôn năm 2017 nhưng do đặc thù công việc, chồng là bộ đội biên phòng, vợ là giáo viên mầm non, cả 2 thường xuyên phải đi công tác, làm việc tại các điểm bản xa. Đặc biệt, trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19 bùng phát, hai vợ chồng lại càng khó có thời gian ở bên nhau. Thêm vào đó, kinh tế khó khăn cũng khiến hành trình tìm con của hai vợ chồng dường như phải gác lại để lo toan cuộc sống.

Khi may mắn được hỗ trợ làm thụ tinh trong ống nghiệm, vợ chồng anh Ninh đã sắp xếp xuống Hà Nội với hy vọng được mang con yêu về nhà. Thời điểm dịp Tết Nguyên Đán Nhâm Dần (2022) là khoảnh khắc khó quên đối với cặp vợ chồng quân nhân này. Đó là một cái Tết thật đặc biệt bởi sau bao lần khó khăn, hy vọng rồi lại thất vọng trong hành trình đi tìm con, "trái ngọt" đầu tiên đã đơm hoa, kết trái với gia đình anh chị.

Hiện tại, trong cái rét khắc nghiệt dưới 10 độ C của mảnh đất cực Tây của Tổ quốc, căn nhà nhỏ của vợ chồng Thượng uý Vừ A Ninh và cô giáo Vàng Thị Hoa vẫn luôn tràn ngập sự ấm áp vì chỉ vài ngày nữa thôi, họ sẽ được cảm nhận niềm hạnh phúc thiêng liêng khi được làm cha làm mẹ sau bao ngày mong ngóng và chờ đợi.

Câu chuyện của các gia đình quân nhân nhận hỗ trợ 100% chi phí thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm năm 2021 đã là nguồn động lực cho các gia đình quân nhân hiến muộn trong hành trình tìm kiếm con yêu của mình. Có thể điểm khởi đầu sẽ vô cùng gian nan, khó khăn, vất vả, tưởng chừng sẽ phải bỏ cuộc nhưng với tình yêu thương, sự chia sẻ của cộng đồng, với niềm tin và sự kiên trì thì phép màu sẽ đến.

Yêu thương lan tỏa

Theo thống kê của các cơ quan chức năng, hiện có khoảng hơn 3000 quân nhân hiếm muộn. Với đặc thù thường xuyên phải công tác xa gia đình, thực hiện nhiệm vụ ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, nơi biên cương, hải đảo,… đứa con chính là sợi dây gắn kết giữa những người lính nơi tiền tuyến xa xôi với hậu phương nơi quê nhà.

Giọt nước mắt hạnh phúc trên hành trình 'tìm con' của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn - Ảnh 3.

10 gia đình quân nhân hiếm muộn được miễn phí thụ tinh trong ống nghiệm năm 2022

Sau 2 năm tổ chức, đã có hơn 1.000 lượt quân nhân hiếm muộn được hỗ trợ; nhiều gia đình đã đón con yêu thành công trong niềm hạnh phúc thiêng liêng của cha mẹ. Điều này đã tiếp thêm động lực cho các cặp vợ chồng đang khắc khoải mong con cũng như vừa bắt đầu vào hành trình tìm con.

Năm đầu tiên triển khai, trong số 10 gia đình nhận hỗ trợ, đã có 6 em bé chào đời, một số gia đình đang trong những tháng cuối của thai kỳ, số còn lại đang chờ chuyển phôi cũng như nhận được sự hỗ trợ tối đa từ Bệnh viện.

Năm nay là năm thứ 2 liên tiếp Bệnh viện hỗ trợ 100% chi phí thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm dành cho các gia đình quân nhân hiếm muộn. Tại buổi Gala "Hạt mầm khát vọng", Ban tổ chức đã tiến hành công bố và trao quyết định 10 ca thụ tinh trong ống nghiệm miễn phí 100% dành cho 10 gia đình quân nhân hiếm muộn năm 2022.

Mai Thùy
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hai con sinh đôi không giống nhau, bố lập tức đi xét nghiệm ADN

Hai con sinh đôi không giống nhau, bố lập tức đi xét nghiệm ADN

Dân số và phát triển - 3 giờ trước

Thấy con trai song sinh không giống nhau, anh Kiên đi xét nghiệm ADN, kết quả được chuyên gia đánh giá cực hiếm gặp.

Người yêu cũ mang con đến nhà, người đàn ông quyết đi xét nghiệm ADN: Kết quả được hé lộ

Người yêu cũ mang con đến nhà, người đàn ông quyết đi xét nghiệm ADN: Kết quả được hé lộ

Dân số và phát triển - 11 giờ trước

Người đàn ông tên Dũng (*) đã quyết định đến Trung tâm Phân tích ADN và Công nghệ di truyền để xét nghiệm quan hệ huyết thống cùng đứa trẻ được người yêu cũ đặt trước cửa nhà anh.

Thói quen của hàng triệu nam giới Việt có hại cho chuyện sinh con

Thói quen của hàng triệu nam giới Việt có hại cho chuyện sinh con

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Bên cạnh làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch hay ung thư, hút thuốc lá còn tác động tiêu cực lên khả năng sinh sản của nam giới và bộ gene của tinh trùng.

Bài tập xua tan nỗi lo mất ngủ, khó ngủ

Bài tập xua tan nỗi lo mất ngủ, khó ngủ

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Mất ngủ, khó ngủ thường gây cảm giác khó chịu, lo lắng... ảnh hưởng tới năng suất lao động và học tập. Thực hiện một số bài tập hiệu quả dưới đây giúp bạn ngủ nhanh và thức dậy sảng khoái hơn.

Ung thư vú tiến triển như thế nào?

Ung thư vú tiến triển như thế nào?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Cho dù đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú, việc tìm hiểu tất cả thông tin có sẵn có thể khiến người bệnh hiểu hơn. Dưới đây là tổng quan đơn giản về ung thư vú và các giai đoạn bệnh, phân tích về cách ung thư vú lây lan, chẩn đoán và điều trị.

Người phụ nữ ở Đồng Nai nặng 100kg mang thai bé 4,6kg, nhập viện với nhiều biến chứng nguy hiểm

Người phụ nữ ở Đồng Nai nặng 100kg mang thai bé 4,6kg, nhập viện với nhiều biến chứng nguy hiểm

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Một bệnh viện ở Đồng Nai đã tiếp nhận trường hợp đặc biệt của sản phụ 35 tuổi, nặng 100 ký, thai trên 38 tuần, em bé to, nặng 4,6kg.

Biện pháp điều trị nấm Candida âm đạo

Biện pháp điều trị nấm Candida âm đạo

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nấm Candida âm đạo gây kích ứng, ngứa dữ dội và tiết dịch nhiều ở âm đạo và âm hộ, bệnh rất dễ tái phát.

Phổ biến kiến thức về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cán bộ y tế, dân số

Phổ biến kiến thức về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cán bộ y tế, dân số

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 20/3, ông Phan Nam Bình, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Quảng Bình cho biết, đơn vị vừa tổ chức hội nghị tập huấn về chương trình sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho đội ngũ cán bộ y tế, dân số cơ sở tại huyện Lệ Thủy.

Bị dị tật tử cung đôi có sinh con được không?

Bị dị tật tử cung đôi có sinh con được không?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã phẫu thuật cho một bé gái có 2 buồng tử cung, 2 cổ tử cung. Đây là dị tật bẩm sinh cơ quan sinh dục hiếm gặp nhưng có ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản của người phụ nữ.

Chi trăm triệu đồng sinh con đầu lòng

Chi trăm triệu đồng sinh con đầu lòng

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chịu áp lực tài chính không nhỏ khi nuôi con tại thành phố lớn, nhiều gia đình tiết kiệm hơn trăm triệu đồng mới dám sinh con.

Top