Hà Nội
23°C / 22-25°C

Gồng mình vượt khó

Chủ nhật, 06:08 30/05/2010 | KHHGĐ

GiadinhNet - Phong Thổ những ngày cuối tháng 4, màu xanh bạt ngàn của rừng núi không là dịu được cái nắng đầu hè chói chang một vùng của tỉnh Lai Châu.

Đường vào Nậm Xe (Ảnh: Hà Thư).

 
Qua một khúc cua, anh Nguyễn Thành Lê – Giám đốc Trung tâm DS-KHHGĐ huyện Phong Thổ cho biết: “Hôm qua chỗ này vừa bị lở đất”. Cả một vạt đất lớn sụt xuống đường đi, người dân đang hối hả dọn đất, đá. Chiếc xe xóc gằn lên từng hồi qua những đoạn đường gồ ghề vì đất lở. 20 cây số rồi cũng đến được Nậm Xe.

Không dùng bao cao su vì... nể

Gần 20 cộng tác viên (CTV) dân số cùng cán bộ chuyên trách (CBCT), lãnh đạo xã Nậm Xe có mặt tại hội trường của xã. Khuôn mặt ai nấy đều hào hứng khi biết tin đoàn công tác của Tổng cục DS-KHHGĐ đến thăm và làm việc tại địa phương.

Nậm Xe là một xã miền núi nghèo, đời sống của bà con khó khăn, tỉ lệ hộ đói nghèo cao. Nghèo nhưng người dân vẫn sinh nhiều con, cái vòng luẩn quẩn cứ tiếp diễn. Làm công tác dân số vốn đã khó, đã vất vả, ở đây lại càng khó, càng vất vả hơn. Ông Lý Văn Dương, CBCT xã cho biết, địa bàn của xã rộng, giao thông đi lại khó khăn. Đặc biệt là vào mùa mưa, các bản ở xa trung tâm xã có bản mất 5 - 6 giờ đi bộ. Người dân ở không tập trung, nhà nọ cách nhà kia hàng cây số, cùng đó trình độ dân trí của các vùng và các dân tộc trong xã không đồng đều khiến công tác tuyên truyền vận động về DS-KHHGĐ càng gian nan.

Phong tục của người dân ở đây còn khá lạc hậu, nhiều trẻ em tảo hôn, lấy vợ lấy chồng không đăng ký kết hôn. Tư tưởng nặng về có con trai nối dõi khiến việc giảm tỉ lệ sinh con thứ 3 trở lên ở đây rất khó khăn.
 

Trẻ em ở Phong Thổ, Lai Châu (Ảnh: Dương Ngọc).

Những khó khăn trên đã và đang tồn tại. Nhưng cái khó khăn lớn hơn khiến những người làm công tác dân số nơi đây trăn trở chính là đội ngũ người trực tiếp vận động bà con tự nguyện thực hiện kế hoạch hóa gia đình. Trình độ những người làm công tác dân số nhất là ở thôn, bản còn hạn chế; không thiếu về số lượng nhưng yếu về chất lượng. Mạng lưới cung cấp dịch vụ sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình còn mỏng, chưa thực hiện được tại chỗ. Việc vận động bà con thực hiện các biện pháp tránh thai cũng gian nan, nhất là phải hiểu được tâm lý và thói quen của họ để tư vấn biện pháp nào là tốt nhất. Ông Dương cho biết, do thuốc tránh thai bà con hay quên uống nên đã vận động bà con chuyển sang đặt vòng. Nhiều người không dùng bao cao su vì cả hai vợ chồng đều... xấu hổ với nhau, "nể nhau" nên khó sử dụng. Rất may là có ông chồng đã vận động vợ đi đặt vòng, việc này có một cái lợi là đỡ ngại dùng bao cao su và việc nạo hút thai do mang thai ngoài ý muốn đã ít đi. Theo anh Lý Chỉn Tài, CTV bản Po Chà thì chị em ở đây hay quên, đến hẹn không đến tiêm lại nên việc tiêm cấy thuốc tránh thai cũng không hiệu quả, anh phải vận động họ chuyển sang đặt vòng và sử dụng biện pháp khác. Về tảo hôn, chị Lý Thị Hồng, CTV bản Dèn Thàng cho biết, bản chị có những em gái 13-14 tuổi đã lấy chồng. Còn những bản khác, vẫn còn tình trạng kết hôn cận huyết thống...

Nỗ lực vượt khó

Trong 4 tháng đầu năm 2010, các chỉ tiêu thực hiện kế hoạch hóa gia đình của Lai Châu chưa được như ý, do đó phải tiếp tục các chiến dịch truyền thông, vận động, lồng ghép đưa dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ đến đồng bào vùng sâu, vùng xa. Theo TS.Dương Quốc Trọng: Muốn giảm sinh đều phải dựa vào kết quả thực hiện Chiến dịch. Do đó, đợt 2 phải thực hiện ráo riết nếu không sẽ không đạt chỉ tiêu, ảnh hưởng cả đến kết quả của năm sau. Ông Trọng cũng đề nghị Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Lai Châu trong thời gian tới ưu tiên trọng tâm công tác giảm sinh, ngăn ngừa và giảm tỉ lệ tảo hôn và hôn nhân cận huyết, tiến tới nâng cao chất lượng sống của người dân.

Ông Lý A Pinh - Phó Chủ tịch UBND, Trưởng ban Chỉ đạo dân số xã Nậm Xe, khẳng định lãnh đạo xã rất quan tâm đến công tác dân số. Khi nhận được kế hoạch của tỉnh, huyện, Ban chỉ đạo phân công ngay cho từng thành viên xuống bản tuyên truyền cho bà con; phối kết hợp với các trưởng thôn bản, CTV dân số vận động bà con thực hiện chiến dịch lồng ghép dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản/ kế hoạch hóa gia đình. "Chúng tôi xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm của Đảng ủy. 90% người dân làm nông nghiệp, diện tích đất đai chỉ có vậy, cuộc sống khó khăn. Chúng tôi chỉ đạo các ban ngành đoàn thể, CTV hiểu công tác dân số quan trọng đến mức nào đối với sự phát triển kinh tế của địa phương. Đồng bào được tuyên truyền vận động đã học tập lẫn nhau, thực hiện KHHGĐ..." - ông Lò Văn Chiến - Bí thư Đảng ủy xã nói.

Nậm Xe là một trong số những xã điển hình vượt khó, nỗ lực thực hiện tốt các vấn đề về công tác dân số. Bà Giáp Thị Chỉ - Phó Giám đốc Sở Y tế, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ Lai Châu cho hay, toàn tỉnh có 92/98 xã, thị trấn thuộc vùng khó khăn, trong đó có 21 xã biên giới; có 4/98 xã chưa có đường ô tô tới Trung tâm, kể cả đi bằng xe máy cũng khó. Điều mà bà Chỉ băn khoăn, trăn trở nhất: "Chất lượng dân số Lai Châu ở mức thấp so với cả nước. Dù số người dân sử dụng các biện pháp tránh thai tăng nhưng số người sinh con thứ 3 vẫn không giảm. Anh em ở cơ sở vẫn còn yếu ở khâu thu thập số liệu, giám sát nên nhiều khi không có số liệu chính xác để tham mưu".

Đứng trước những khó khăn thách thức trên, Lai Châu đã có những phương hướng cụ thể tháo gỡ. Đặc biệt, Tỉnh ủy, HĐND, UBND chỉ đạo sát sao Sở Y tế thực hiện các nhiệm vụ của công tác dân số. Ông Nguyễn Công Huấn - Giám đốc Sở Y tế cho biết, nhờ đó Lai Châu đã giữ nguyên hiện trạng cơ sở vật chất, tiến hành nhanh việc sáp nhập dân số về với y tế năm 2008. Sở cũng đã tham mưu UBND tỉnh ban hành 6 quyết định, HĐND tỉnh ban hành 1 chỉ thị cải thiện thu nhập của cán bộ chuyên trách, CTV cao hơn các tỉnh khác với tính linh hoạt, theo lương ngạch bậc. Ông Huấn cho biết, thời gian tới, Sở chỉ đạo Chi cục củng cố kiến thức cho CBCT và  CTV ở tuyến xã.

Tiến sĩ Dương Quốc Trọng - Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ đánh giá cao việc đầu tư nguồn lực, sự lãnh chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền Lai Châu với công tác dân số. Bên cạnh đó, sự đóng góp của CBCT và CTV nhiệt tình, tâm huyết; đóng góp tích cực vào việc giảm tỉ lệ sinh, giúp giảm tỉ lệ đói nghèo trong đời sống người dân. Ông Trọng cũng lưu ý, dù đã nhiều cố gắng nhưng công tác giảm sinh ở Lai Châu vẫn nhiều khó khăn. Hiện nay Lai Châu là tỉnh có tỉ suất sinh thô cao đứng thứ hai trên toàn quốc (sau tỉnh Kon Tum); cứ 3 người sinh con thì có 1 người sinh con thứ 3.

Hà Thư

thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hà Giang: Bị ảnh hưởng nhiều vì dịch bệnh nhưng vẫn hoàn thành các mục tiêu bằng cách đa dạng hóa công tác truyền thông

Hà Giang: Bị ảnh hưởng nhiều vì dịch bệnh nhưng vẫn hoàn thành các mục tiêu bằng cách đa dạng hóa công tác truyền thông

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Hà Giang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, nhằm thực hiện có hiệu quả chỉ tiêu, kế hoạch về công tác Dân số - kế hoạch hóa gia đình năm 2021.

Trung tâm dân số - KHHGĐ TP Hà Giang: Có dịch nhưng quyết không để bà con bị gián đoạn truyền thông

Trung tâm dân số - KHHGĐ TP Hà Giang: Có dịch nhưng quyết không để bà con bị gián đoạn truyền thông

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Có dịch nên lực lượng truyền thông người bị cách ly, người ở nơi phong tỏa… tưởng chừng gián đoạn truyền thông, nhưng ngành Dân số Hà Giang quyết tâm không để bà con bị gián đoạn truyền thông chăm sóc SKSS-KHHGĐ.

Hải Phòng: Sẽ thí điểm triển khai mở rộng thực hiện chương trình giáo dục trước khi kết hôn

Hải Phòng: Sẽ thí điểm triển khai mở rộng thực hiện chương trình giáo dục trước khi kết hôn

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Tới đây Hải Phòng sẽ thí điểm triển khai mở rộng thực hiện chương trình giáo dục trước khi kết hôn đối với thanh niên nam, nữ chuẩn bị kết hôn, tiếp tục giữ mức sinh hợp lý nhằm kéo dài cơ hội "dân số vàng"...

TP Hải Phòng: Đạt mức sinh thay thế và duy trì nhiều năm

TP Hải Phòng: Đạt mức sinh thay thế và duy trì nhiều năm

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - TP Hải Phòng có khoảng trên 2 triệu dân, nhưng đã sớm đạt mức sinh thay thế 2,09 con/phụ nữ từ năm 2004, hiện đang tập trung nâng cao chất lượng dân số đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

Bắc Mê (Hà Giang): Giảm sinh 0,4 phần ngàn, nhiều chỉ tiêu đạt cao nhờ đổi mới truyền thông trong thời kỳ dịch Covid-19

Bắc Mê (Hà Giang): Giảm sinh 0,4 phần ngàn, nhiều chỉ tiêu đạt cao nhờ đổi mới truyền thông trong thời kỳ dịch Covid-19

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Trung tâm Dân số-KHHGĐ huyện Bắc Mê (Hà Giang) đã có nhiều cố gắng trong công tác tuyên truyền cho người dân về duy trì mức sinh hợp lý, cân bằng tỷ lệ giới tính… nhằm nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.

Duy trì mức sinh thay thế 2,05 con/phụ nữ, Hải Phòng tiếp tục hoàn thành mục tiêu chiến lược nhiều năm

Duy trì mức sinh thay thế 2,05 con/phụ nữ, Hải Phòng tiếp tục hoàn thành mục tiêu chiến lược nhiều năm

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Ngành Dân số Hải Phòng đang tổng hợp dữ liệu để có căn cứ chính xác về thực trạng số con hiện có và số con mong muốn ở các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản, nhằm đưa ra các giải pháp hiệu quả, thúc đẩy đạt mức sinh thay thế 2,1 con/phụ nữ.

Hải Phòng: Tiếp tục thành công trong chăm sóc SKSS-KHHGĐ nhờ đổi mới sáng tạo hình thức truyền thông tư vấn và dân vận khéo thời dịch bệnh COVID-19

Hải Phòng: Tiếp tục thành công trong chăm sóc SKSS-KHHGĐ nhờ đổi mới sáng tạo hình thức truyền thông tư vấn và dân vận khéo thời dịch bệnh COVID-19

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Hải Phòng đã giữ mức sinh thay thế đạt ở mức 2,05 con/phụ nữ. Năm 2021 tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, UBND TP Hải Phòng chỉ đạo không tập trung đông người, vì vậy công tác dân số - KHHGĐ gặp một số khó khăn, nhưng vẫn đạt mục tiêu đề ra nhờ… dân vận khéo.

Truyền thông được coi là "chìa khóa" nâng cao nhận thức, đồng thuận đạt hiệu quả cao về DS-KHHGĐ ở Bắc Quỳnh (Lạng Sơn)

Truyền thông được coi là "chìa khóa" nâng cao nhận thức, đồng thuận đạt hiệu quả cao về DS-KHHGĐ ở Bắc Quỳnh (Lạng Sơn)

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Lạng Sơn là 1 trong 33 tỉnh thành có mức sinh cao, nhưng riêng xã Bắc Quỳnh từ 2014 tới nay tỉ lệ sinh con thứ 3 trở lên ở xã Bắc Quỳnh luôn rất thấp, là điển hình thực hiện tốt công tác dân số – KHHGĐ về tầm soát mức sinh phù hợp.

Phú Lương (Thái Nguyên): Phối hợp truyền thông tốt nên mức sinh năm 2021 dự kiến tiếp tục giảm

Phú Lương (Thái Nguyên): Phối hợp truyền thông tốt nên mức sinh năm 2021 dự kiến tiếp tục giảm

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet – Thái Nguyên là một trong những tỉnh, thành có mức sinh cao, nhưng ở huyện Phú Lương nhờ triển khai tốt các hoạt động truyền thông, Chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ KHHGĐ đến vùng có mức sinh cao thì mức sinh ở đây lại giảm đều.

Phụ nữ bị cấm cản thờ cúng bố mẹ đẻ phải biết cất lên tiếng nói, bởi có những ràng buộc xa xưa nhiều khi lại làm khổ cho những người hôm nay

Phụ nữ bị cấm cản thờ cúng bố mẹ đẻ phải biết cất lên tiếng nói, bởi có những ràng buộc xa xưa nhiều khi lại làm khổ cho những người hôm nay

Dân số và phát triển - 3 năm trước

GiadinhNet - Theo nhà văn Chu Lai, phụ nữ bị cấm cản thờ cúng bố mẹ đẻ thì không nên chịu đựng mà phải cất tiếng nói chân thành với chồng và gia đình chồng để ngày nào đó họ hiểu ra rằng: Có những ràng buộc xa xưa nhiều khi lại làm khổ cho những người hôm nay.

Top