Hà Nội
23°C / 22-25°C

GS Ngô Bảo Châu đoạt "Nobel Toán học"

Thứ năm, 13:12 19/08/2010 | Xã hội

GiadinhNet - Tinh hoa ngàn năm văn hiến phát tiết khi người Việt Nam đầu tiên giành giải thưởng cao quý nhất của khoa học.

Tổng thống Ấn Độ - bà Pratibha Patil trao giải thưởng Fields cho Giáo sư Ngô Bảo Châu.

 
Cách đây ít phút, giải thưởng Fields - được xem là giải "Nobel Toán học" - đã chính thức được Liên đoàn Toán học thế giới trao cho giáo sư Ngô Bảo Châu của Việt Nam.
 
Như vậy là niềm mong mỏi, khát khao của hàng triệu người Việt Nam đã trở thành sự thật. Đây là niềm vinh dự rất lớn đối với Việt Nam vì lần đầu tiên có một người mang quốc tịch Việt Nam giành giải thưởng toán học danh giá nhất thế giới.
 

Giáo sư Ngô Bảo Châu với huy chương Fields. Ảnh: TTO

 
Lễ trao giải được Đại hội Liên đoàn Toán học thế giới (ICM 2010) tổ chức tại Trung tâm Hội nghị quốc tế Hyderabad, thành phố Hyderabad (bang Andhra Pradesh, Ấn Độ) vào lúc 12 giờ 55 trưa nay (19/8).
 

GS. Ngô Bảo Châu (thứ hai, bên trái) cùng các nhà toán học quốc tế tại lễ khai mạc Đại hội Toán học thế giới tổ chức ở Hyderabad (Ấn Độ) hôm nay. Ảnh: DT

 
Trong suốt 74 năm qua, châu Á mới có một quốc gia duy nhất có công dân được nhận giải này là Nhật Bản (vào các năm 1954, 1970 và 1990), nay Việt Nam là quốc gia thứ 2.
 
ICM 2010 diễn ra liên tục từ ngày 19 đến 27/8 với sự tham dự của hàng ngàn nhà toán học tên tuổi đến từ khắp thế giới với nhiều hoạt động chuyên môn ở các tiểu ban khác nhau.
 

Bố mẹ GS Ngô Bảo Châu cũng có mặt tại "khu vực dành cho gia đình người chiến thắng". Ảnh: VNN

 
Theo Tuổi trẻ, GS Ngô Bảo Châu đã có mặt tại Hyderabad từ ngày 13/8 - cùng gia đình và nhiều đồng nghiệp từ Việt Nam. GS Ngô Bảo Châu được đánh giá là một trong những ứng cử viên sáng giá nhất cho giải thưởng Fields.
 
Xuất hiện từ năm 1936, giải thưởng Fields là phần thưởng cao quý nhất trong lĩnh vực toán, mà sở hữu chủ là Hiệp hội Toán học Quốc tế (IMU - International Mathematical Union). Cộng đồng khoa học thường đánh giá Fields là Nobel của toán học. Giải Fields chỉ tặng cho những tài năng trẻ 4 năm một lần, tuổi dưới 40 - điều này gây thiệt thòi cho những tài năng nở muộn. Trong khi đó giải Nobel lại không bị giới hạn về tuổi tác và mỗi năm 1 lần. Về phương diện tài chính, người nhận giải Fields được tặng khoảng 15.000 USD, chỉ khoảng hơn 1% của giải Nobel (khoảng 1,4 triệu USD).
 
Video khoảnh khắc lịch sử của ngành toán học Việt Nam.
 
Khi còn bé, Ngô Bảo Châu từng phải uống sữa quá hạn sử dụng và anh thường xuyên rửa bát, quét nhà, giúp mẹ. Anh cũng không hề được cưng chiều, luôn bị phạt nếu mắc lỗi và cũng thường xuyên rửa bát, giặt quần áo cũng như giúp mẹ làm thêm để tăng thu nhập - PGS.TS Trần Lưu Vân Hiền cho biết.
 
Dù nhiều chuyên gia toán đánh giá cao tài năng của Bảo Châu, nhưng mẹ anh chưa bao giờ nghĩ con thuộc diện “xuất chúng” hay “thần đồng”. Bà cho biết, khi học chuyên toán, lực học của anh ngang bằng so với nhiều bạn cùng lớp. Khi Bảo Châu giành điểm tuyệt đối 42/42 trong kỳ thi Olympic Toán quốc tế lúc mới 16 tuổi, bà mừng vì thành tựu của con, song vẫn không nghĩ sau này anh sẽ trở thành một nhà toán học tầm cỡ thế giới.
GS Châu là một trong 20 nhà toán học được mời trình bày báo cáo công trình khoa học và thành tựu nghiên cứu tại đại hội. Đồng thời ông cũng là một trong hai nhà khoa học dưới 40 tuổi được mời thuyết trình tại ICM 2010.
 
Vì vậy, giới toán học trong và ngoài nước đều tiên đoán GS Ngô Bảo Châu được trao giải thưởng Fields - giải thưởng danh giá nhất trong ngành toán, vì từ trước tới nay tại các kỳ ICM, nhà toán học nào hội đủ hai yếu tố nêu trên đều giành giải Fields.
 
Theo nhiều nhà toán học, được mời đọc báo cáo tại phiên toàn thể của ICM luôn là một vinh dự đặc biệt, thể hiện sự ghi nhận của cộng đồng toán học đối với thành tựu nghiên cứu và uy tín của nhà toán học đó.
 
Hơn 20 nhà toán học VN đã có mặt ở Hyderabad để tham dự sự kiện trọng đại này. Ngoài ra, đoàn đại biểu Bộ GD-ĐT do Thứ trưởng Bùi Văn Ga dẫn đầu cũng đã đến Hyderabad để tham dự phiên khai mạc và lễ công bố giải thưởng của ICM 2010.
 
Hành trình của một tài năng
 
Ngô Bảo Châu sinh năm 1972, là con một của gia đình trí thức: cha là GS.TS khoa học cơ học Ngô Huy Cẩn, làm việc tại Viện Cơ học (thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam); mẹ là PGS.TS dược học Trần Lưu Vân Hiền - công tác tại Bệnh viện Y học cổ truyền trung ương. Có thể nói, “nghề gia truyền” của gia đình anh là “nghề khoa học”.
 
Ngô Bảo Châu đã sớm phát huy năng khiếu toán của mình. Anh là học sinh Việt Nam đầu tiên 2 lần đoạt huy chương vàng Olympic Toán quốc tế, năm 1988 tại Canberra (Úc) với điểm tối đa 42/42 khi học lớp 11 và năm 1989 tại Brunswick (Cộng hòa Liên bang Đức) khi học lớp 12.
 
Dù là con duy nhất trong gia đình, nhưng cha mẹ không nuông chiều anh thái quá. Tác phong khoa học của gia đình đã rèn luyện tư duy anh ngay từ thuở thiếu thời. Tuổi thơ của anh cũng giống như bao trẻ thơ ngoan khác, ngoài giờ học anh giúp gia đình trong việc nhà, dành nhiều thời gian đọc sách, chơi nhạc hay tham gia cùng bạn bè những trò chơi hữu ích: đá banh, cờ tướng…
 
Giáo sư Ngô Bảo Châu cùng gia đình. Ảnh gia đình cung cấp
 
Được học bổng của Chính phủ Pháp, Châu bắt đầu cuộc đời sinh viên tại Université de Paris VI ở tuổi 18. Năm 1992, Châu đậu vào trường Đại học Sư phạm (ENS, Ecole normale supérieure) ở Paris. ENS là lò đào tạo nhiều nhân tài không chỉ riêng cho nước Pháp, một số nhân tài lỗi lạc của Việt Nam như Hoàng Xuân Hãn, Trần Đức Thảo, Lê Văn Thiêm… cũng xuất thân từ ngôi trường danh tiếng nầy. Châu bảo vệ luận án tiến sĩ năm 1997 - năm Châu 25 tuổi tại Université de Paris XI.
 
>
GS Ngô Bảo Châu cùng với mẹ và hai cô con gái.
 
Năm 2003, ở tuổi 31, anh hoàn thành luận án habilitation (tương đương tiến sĩ khoa học) tại Đại học Paris 11. Đầu năm sau anh trở thành giáo sư của đại học này. Từ ngày 1/9/2010, anh trở thành giáo sư của Đại học Chicago, Mỹ.
 
Nhân dịp về VN làm việc vừa qua, GS Ngô Bảo Châu đã được Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước tiếp và bàn về việc phát triển toán học Việt Nam.
 
Theo đó, Phó Thủ tướng đề nghị GS Ngô Bảo Châu giữ chức Viện trưởng Viện Nghiên cứu cấp cao về Toán học, sẽ được thành lập theo Chương trình trọng điểm quốc gia phát triển Toán học giai đoạn 2010 - 2020 với tổng mức đầu tư 651 tỷ đồng vừa được Thủ tướng phê duyệt.
 
Được biết, chiều tối nay (19/8), Đại sứ quán Việt Nam tổ chức tiệc chào đón GS Ngô Bảo Châu và các nhà toán học VN đến dự ICM 2010 tại Ấn Độ.
 
52 nhà toán học từng đoạt giải Fields
 

4 nhà toán học đoạt giải thưởng Fields năm 2010.

 
Giải thưởng Fields do nhà toán học Canada John Charles Fields sáng lập lần đầu được trao vào năm 1936 và từ năm 1950 được trao đều đặn. Mục đích của giải thưởng là sự công nhận và hỗ trợ các nhà toán học trẻ đã có những đóng góp quan trọng cho toán học.
 
Sau đây là danh sách 52 nhà toán học từng đoạt giải Fields:
 
2010: Elon Lindenstrauss (Israel),Ngô Bảo Châu (Việt Nam), Stalislav Smiarnov, (Thụy Sĩ) và Cedric Villani (Pháp)
2006: Terence Tao (Úc/Mỹ), Grigori Perelman (Nga), Andrei Okounkov (Nga/Mỹ), Wendelin Werner (Pháp)
2002: Laurent Lafforgue (Pháp), Vladimir Voevodsky (Nga/Mỹ)
1998: Richard Ewen Borcherds (Anh), William Timothy Gowers (Anh), Maxim Kontsevich (Nga), Curtis T. McMullen (Mỹ)
1994: Efim Isakovich Zelmanov (Nga), Pierre-Louis Lions (Pháp), Jean Bourgain (Bỉ), Jean-Christophe Yoccoz (Pháp)
1990: Vladimir Drinfeld (Liên Xô), Vaughan Frederick Randal Jones (New Zealand), Shigefumi Mori (Nhật Bản), Edward Witten (Mỹ)
1986: Simon Donaldson (Anh), Gerd Faltings (Tây Đức), Michael Freedman (Mỹ)
1982: Alain Connes (Pháp), William Thurston (Mỹ), Shing Tung Yau (Trung Quốc/Mỹ)
1978: Pierre Deligne (Bỉ), Charles Fefferman (Mỹ), Grigory Margulis (Liên Xô), Daniel Quillen (Mỹ)
1974: Enrico Bombieri (Ý), David Mumford (Mỹ)
1970: Alan Baker (Anh), Heisuke Hironaka (Nhật), Sergei Petrovich Novikov (Liên Xô), John Griggs Thompson (Anh)
1966: Michael Atiyah (Anh), Paul Joseph Cohen (Mỹ), Alexander Grothendieck (Pháp), Stephen Smale (Mỹ)
1962: Lars Hörmander (Thụy Điển), John Milnor (Mỹ)
1958: Klaus Roth (Anh), Rene Thom (Pháp)
1954: Kunihiko Kodaira (Nhật Bản), Jean-Pierre Serre (Pháp)
1950: Laurent Schwartz (Pháp), Atle Selberg (Na Uy)
1936: Lars Ahlfors (Phần Lan), Jesse Douglas (Mỹ)
 
Nguồn: Wikipedia
 
Hãy chia sẻ niềm vui, niềm tự hào về giáo sư Ngô Bảo Châu và trí tuệ Việt và gửi gắm những suy tư, trăn trở của các bạn vào ô Gửi ý kiến của bạn  phía dưới. Trân trọng!
 
BT
kimvan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
TP.HCM yên bình, đẹp lạ thường dưới sắc cờ đỏ rực rỡ sáng 30/4

TP.HCM yên bình, đẹp lạ thường dưới sắc cờ đỏ rực rỡ sáng 30/4

Xã hội - 1 giờ trước

Từ đường phố lớn đến các con hẻm nhỏ ở TPHCM, cờ đỏ sao vàng rực rỡ hòa vào không khí kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Nhà vắng chủ cháy ngùn ngụt ở Hà Nội

Nhà vắng chủ cháy ngùn ngụt ở Hà Nội

Xã hội - 1 giờ trước

Sáng nay, một ngôi nhà cấp 4 nằm trong khu dân cư ở phường Xuân Đỉnh (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) bốc cháy ngùn ngụt.

Video: Khoảnh khắc hai xe khách va chạm kinh hoàng trong đêm khiến nhiều người thương vong

Video: Khoảnh khắc hai xe khách va chạm kinh hoàng trong đêm khiến nhiều người thương vong

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Hai xe khách di chuyển với tốc độ cao, dù đi qua nút giao nhưng không chú ý quan sát, không giảm tốc độ, hậu quả tai nạn thảm khốc đã xảy ra.

Hoài niệm về 'ngày non sông thống nhất'

Hoài niệm về 'ngày non sông thống nhất'

Xã hội - 2 giờ trước

Thủ đô Hà Nội trái tim của cả nước, những ngày tháng 4 của 49 năm về trước rực rỡ cờ hoa. Người dân Thủ đô vốn hân hoan náo nhiệt chào mừng thành công của kỳ bầu cử Quốc hội khóa V và Hội đồng nhân dân các cấp, lại càng thêm náo nức khi tin thắng trận liên tiếp báo về, để rồi vỡ òa trong cảm xúc vào trưa ngày 30/4/1975 “ngày non sông thống nhất”.

Những trường hợp không có tên trong di chúc nhưng vẫn được hưởng tài sản thừa kế, mọi người dân nên biết để tránh bị thiệt thòi

Những trường hợp không có tên trong di chúc nhưng vẫn được hưởng tài sản thừa kế, mọi người dân nên biết để tránh bị thiệt thòi

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Theo chuyên gia, pháp luật hiện nay có quy định về những trường hợp tuy không có tên trong di chúc nhưng vẫn được hưởng tài sản thừa kế. Việc không phụ thuộc hoàn toàn vào nội dung của di chúc giúp bảo vệ quyền lợi của những người thừa kế, đặc biệt là khi di chúc có thể không được lập một cách công bằng và minh bạch.

Nam sinh Hải Phòng 'kẹp 3' đi xe máy bằng một bánh trên đường

Nam sinh Hải Phòng 'kẹp 3' đi xe máy bằng một bánh trên đường

Xã hội - 2 giờ trước

GĐXH - Đại diện Công an huyện Thủy Nguyên tiến hành triệu tập nhóm thanh niên và lập biên bản về các hành vi điều khiển xe máy bằng một bánh đối với xe 2 bánh, giao xe cho người không đủ điều kiện, không đội mũ bảo hiểm.

Chuẩn bị phúc thẩm vụ siêu mẫu Ngọc Thúy tranh chấp tài sản với đại gia

Chuẩn bị phúc thẩm vụ siêu mẫu Ngọc Thúy tranh chấp tài sản với đại gia

Pháp luật - 3 giờ trước

Bản án sơ thẩm chia đôi khối tài sản giữa cựu siêu mẫu Ngọc Thúy và đại gia nhưng cả 2 người không chấp nhận phán quyết trên.

Phố phường Hà Nội rợp cờ hoa dịp Lễ 30/4 - 1/5

Phố phường Hà Nội rợp cờ hoa dịp Lễ 30/4 - 1/5

Xã hội - 3 giờ trước

Những ngày này, trên các tuyến phố ở Hà Nội tràn ngập sắc đỏ cờ hoa, băng rôn, khẩu hiệu chào mừng 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và Quốc tế lao động 1/5.

Nắng nóng suy giảm trước khi đón đợt gió mùa đông bắc liên tiếp

Nắng nóng suy giảm trước khi đón đợt gió mùa đông bắc liên tiếp

Xã hội - 3 giờ trước

GĐXH - Không khí lạnh cuối mùa cường độ rất yếu nhưng thường gây mưa, nền nhiệt sẽ suy giảm. Nắng nóng suy giảm trước khi đón đợt gió mùa đông bắc liên tiếp.

Ký ức người lính lái xe chở tướng Nguyễn Quốc Thước tiến vào Dinh Độc Lập

Ký ức người lính lái xe chở tướng Nguyễn Quốc Thước tiến vào Dinh Độc Lập

Xã hội - 4 giờ trước

"Khi súng ngừng bắn ở Dinh Độc lập vào ngày 30/4/1975, tôi biết cũng là lúc quân ta toàn thắng, đất nước ta hoàn toàn thống nhất", ông Nguyễn Bá Mẽ nghẹn ngào nhớ lại.

Top