Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hà Nội: Cả “biển người” lại chen nhau giải hạn đầu năm

Thứ bảy, 07:51 03/03/2018 | Xã hội

GiadinhNet - Đầu năm, đặc biệt dịp trước và sau rằm tháng Giêng, hàng vạn người dân lại đổ về các nơi thờ tự, tràn xuống lòng đường, vỉa hè, bỏ tiền, khấn vái để mong xóa bỏ vận hạn, cầu may mắn, tài lộc... Thần thánh nào giúp giải hạn? Không ít người có tâm lý trông chờ vào sự ban phát từ thế giới tâm linh.


Biển người đổ ra đường chen chúc dự lễ cầu an tại chùa Phúc Khánh. Ảnh: KÊNH 14

Biển người đổ ra đường chen chúc dự lễ cầu an tại chùa Phúc Khánh. Ảnh: KÊNH 14

Đến trước nửa ngày vẫn không còn chỗ ngồi

Theo quan niệm dân gian, chỉ cần dâng lễ, sớ và kêu cầu, khấn phật trong ngày lễ cầu an thì cả năm sẽ gặp nhiều may mắn, sức khỏe dồi dào. Các chùa thường tổ chức lễ cầu an thành nhiều đợt, tuy nhiên, dịp Rằm tháng Giêng là đợt cầu an lớn nhất trong năm.

Hà Nội có nhiều điểm tổ chức lễ cầu an. Nổi tiếng và được cho rằng linh thiêng nhất là chùa Phúc Khánh. Từ ngày đầu năm mới (mùng 1 tháng Giêng), tại khu vực nhà Tổ của đình Phúc Khánh, các dãy bàn đã được kê để nhận đăng ký dâng sao giải hạn, cầu an. Vì vậy, khoản thời gian này, chùa luôn trong cảnh nườm nượp người vào ra.

Tối mùng 8 tháng Giêng vừa qua, hàng nghìn người dân đã kéo tới chùa Phúc Khánh làm khóa lễ sao La Hầu khiến cho chính quyền sở tại phải huy động 700 cảnh sát làm nhiệm vụ bảo vệ và phân luồng giao thông.

Theo ghi nhận của chúng tôi, ngày 14 tháng Giêng, nơi đây đón tiếp hàng nghìn người đến dự “Đại lễ cầu an cả năm cho mọi gia đình” vào lúc 19h. Vì quy mô chùa nhỏ nên hầu hết người dân phải đứng ngoài đường. Đoạn đường Tây Sơn ngang qua chùa Phúc Khánh lại trở nên tê liệt nhiều giờ đồng hồ. Người dân tràn ra lòng đường để ngồi hoặc đứng, chắp tay hướng về phía Tam Bảo chùa Phúc Khánh.

Trước đó, từ 16h cùng ngày, để chuẩn bị cho Đại lễ cầu an của tổ đình Phúc Khánh, hàng nghìn người đã ngồi kín chỗ trong đại điện, khu thờ phật và trước sân chùa, đường vào chùa và lòng đường Tây Sơn. Ở khu đăng ký làm lễ cầu an, dâng sao giải hạn, công đức,…người dân chen chân nhích từng bước một. Để có chỗ ngồi gần điện Tam bảo (nơi làm nghi thức chính của đại lễ), nhiều người đã đến lấy chỗ từ 9h sáng. Họ mang theo ghế nhựa, bìa giấy cứng đề ngồi. Bánh mì, hạt hướng dương, nước lọc,… được mang theo chống đói chờ đến giờ làm lễ.

Chị Hồ Thị Tám (quận Đống Đa) cho biết rút kinh nghiệm từ năm trước đến muộn phải chen chân trong biển người, năm nay chị đến từ lúc 14h. Nhưng cho dù đi sớm 5 giờ đồng hồ so với giờ tiến hành đại lễ chị Tám vẫn không có chỗ ngồi trong điện Tam bảo mà phải ngồi ngoài sân chùa.

Sáng ngày Rằm tháng Giêng, chùa Phúc Khánh vẫn đông người ra vào đăng ký giải hạn, cầu an bởi theo lịch, ở đây còn lễ “Khóa lễ sao Thái Bạch” vào 19h cùng ngày, “Khóa lễ sao Kế Đô”, “Khóa lễ Tam Quy”, “Khóa lễ bán khoán” vào các ngày sau đó cũng trong tháng Giêng. Vì số lượng đông nên khi chị Thanh Hương (quận Thanh Xuân) vào đăng ký cũng không nhìn được danh sách gia đình mình thuộc quyển số bao nhiêu. Nhiều người quen đăng ký dâng sao ở đây đã nhanh chóng điền tờ giấy đăng ký, nộp tiền và ra về để đến lượt người khác. Giá cho một khóa lễ cầu an của mỗi gia đình vẫn như năm ngoái và các năm trước: 300.000 đồng/gia đình, giải sao xấu dao động từ 300.000 - 400.000 đồng/sao.

Chị Hồ Thị Tám tin rằng, trong một năm, mỗi người đều có một ngôi sao chiếu mệnh. Những ai bị sao xấu như La Hầu, Thái Bạch, Kế Đô chiếu sẽ gặp những điều xui xẻo cả về tiền bạc, sức khỏe… nên người ta phải đến chùa cúng sao để giảm nhẹ tai ương và cầu an cho gia đình. Một số người mê tín còn phải đốt “hình nhân thế mạng” khi cho rằng mình bị sao hạn nặng chiếu.

Không chỉ ở Phúc Khánh, nhiều điểm cầu an ở Thủ đô cũng đông nghịt người lui tới. Việc đăng ký cúng sao giải hạn không được thừa nhận chính thức như chùa Phúc Khánh nhưng tại một số chùa, nhà chùa có làm lễ “đăng sao cầu bình an cho các gia đình”. Việc đăng ký cúng sao thường được đăng ký theo hộ gia đình. Một gia đình phải bỏ ra chi phí khoảng nửa triệu đồng sẽ được cúng giải hạn cả năm.

Chùa Một Cột, Phủ Tây Hồ, chùa Trấn Quốc tuy không phải các điểm dâng sao như tổ đình Phúc Khánh, nhưng cũng được bố trí một dãy bàn đón tiếp ở khu vực nhà khách để nhận đăng ký làm lễ “đăng sao cầu bình an cho các gia đình”.

Thần thánh có giải được hạn?


Sau lễ cầu an lớn nhất trong đêm 14 Âm lịch, nhiều người tiếp tục bỏ tiền đăng ký cầu an.

Sau lễ cầu an lớn nhất trong đêm 14 Âm lịch, nhiều người tiếp tục bỏ tiền đăng ký cầu an.

Trước việc người dân tràn ra đường làm ách tắc giao thông trong nhiều giờ đồng hồ, anh Vũ Chương (quận Hà Đông) chia sẻ: “Tôi không báng bổ thần thánh cũng không xúc phạm tín ngưỡng của ai, tôi băn khoăn việc người ta dùng một hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm an toàn, trật tự giao thông để "cầu an" thì lòng của họ có thật sự "an"và "cầu được an" như ý? Một xã hội văn minh, văn hóa, hiện đại là một xã hội biết tuân thủ pháp luật, có kỉ cương. Khi luật pháp bị xé rào một cách "đương nhiên" ở chỗ này thì cũng không thể trách cũng sẽ bị phá vỡ ở chỗ khác. Nay người này có thể tràn ra đường, chiếm đường để "cầu an" thì mai một công ty có thể mua cả lòng đường để tổ chức sự kiện, trưng dụng lòng đường để làm tất cả các thứ mà họ muốn... ”.

Đồng quan điểm với anh Chương, anh Nguyễn Danh Trường (huyện Thanh Trì) cũng bày tỏ tâm tư của mình trên mạng xã hội: “Tiếng là làm lễ cầu an nhưng khi hành lễ đã không an chút nào. Bởi nhiều người phải chen lấn, giành chỗ ngồi. Thậm chí, có những khóa lễ, những địa điểm người người chen nhau đến “bẹp ruột”, cãi cự nhau chỉ để lấy một chút lộc”.

Thời gian gần đây, rất nhiều trung tâm nghiên cứu điều tra xã hội học cho rằng, trào lưu đổ xô đi dâng sao giải hạn ngày càng rầm rộ những năm trở lại đây là dấu hiệu bất thường của xã hội. Không ít lần các chuyên gia văn hóa, các nhà tu hành đều lên án, song việc dâng sao giải hạn vẫn không giảm bớt.

Thượng tọa Thích Đức Thiện - Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự T.Ư Giáo hội Phật giáo Việt Nam khẳng định trong giáo lý nhà Phật không có việc dâng sao giải hạn, nhà Phật không khuyến khích việc này. “Trước đây chỉ có đình, đền thực hiện nghi thức này. Sau này, Phật giáo tiếp nhận dưới nghi thức làm lễ cầu an cho gia đình Phật tử được an lạc, hạnh phúc. Như vậy nhà chùa chỉ là một “phương tiện” để giúp con người được an cái tâm và “phương tiện” chỉ là nhất thời, bản chất nó là ước nguyện cầu an của con người” – Thượng tọa Thích Đức Thiện giải thích.

Tục cúng sao giải hạn tồn tại từ lâu đời trong dân gian, có ảnh hưởng từ văn hóa Trung Quốc. Nhiều người tin rằng, mỗi năm có một vì sao chiếu mệnh, trong đó có những sao xấu như La Hầu, Kế Đô, Thái Bạch… Trong năm đó, con người sẽ dễ bị ốm đau, gặp phải chuyện không may, gọi chung là vận hạn. Để giải được hạn, cần phải dâng cúng sao. Theo PGS-TS, nhà nghiên cứu văn hóa Trần Lâm Biền, việc dâng sao giải hạn suy cho cùng chỉ là hình thức để con người trốn tránh những tai họa do chính mình gây nên. Khi con người không tu thân, làm những việc sai trái, buôn gian bán lận thì chẳng thần thánh nào giúp giải được hạn.

Người Việt có quan niệm gặp các sao tốt phải cúng đón, gặp sao xấu phải cúng lễ để các vị hung tinh bớt tác oai, tác quái. Nhưng đó cũng chỉ là quan niệm, chưa ai có thể khẳng định đó là nghiên cứu đúng đắn. Chỉ có điều khẳng định nếu cúng sao mà giải được hạn thì chắc chắn không ai gặp nạn. Nếu dùng hình nhân thế mạng mà có thật thì làm gì có ai chết.

Hoà thượng Thích Gia Quang, Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho ràng: "Nếu như mình làm lễ cầu an mà mình không làm những điều tốt lành, không sống tốt thì chắc chắc mình cũng khó được an".

Hà Phương

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nửa đêm lẻn vào Đền Quan Hoàng Bảy để trộm tiền công đức

Nửa đêm lẻn vào Đền Quan Hoàng Bảy để trộm tiền công đức

Pháp luật - 7 giờ trước

GĐXH - Lợi dụng đêm tối, Danh đã đột nhập vào khu vực thờ tự của Đền Quan Hoàng Bảy, với mục đích chiếm đoạt tiền công đức. Tuy nhiên, mọi hành vi của đối tượng đều không qua mắt được lực lượng công an cùng quần chúng nhân dân.

Hà Nội: Vì sao dự án đường nối Đỗ Đức Dục - Mễ Trì dài hơn 800m nhưng 'mắc kẹt' gần 10 năm?

Hà Nội: Vì sao dự án đường nối Đỗ Đức Dục - Mễ Trì dài hơn 800m nhưng 'mắc kẹt' gần 10 năm?

Đời sống - 8 giờ trước

GĐXH - Sau gần 10 năm khởi công, con đường dài hơn 800m của dự án đường nối Đỗ Đức Dục - Mễ Trì (quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội) vẫn dang dở, ngổn ngang. Theo người dân sinh sống tại khu vực dự án đi qua, nguyên nhân khiến dự án này "mắc kẹt" là bởi sự thiếu minh bạch liên quan đến hồ sơ pháp lý, quy hoạch cũng như công tác giải phóng mặt bằng...

Ngày hội đổi đồ 'đặc biệt' ở trường học tại Hải Dương - san sẻ yêu thương, nhân lên lòng nhân ái

Ngày hội đổi đồ 'đặc biệt' ở trường học tại Hải Dương - san sẻ yêu thương, nhân lên lòng nhân ái

Xã hội - 8 giờ trước

GĐXH - "Mục đích lớn nhất của ngày hội này là san sẻ yêu thương, chống lãng phí, dạy cho học sinh cách tiết kiệm, tăng cường tinh thần đoàn kết làm việc cộng đồng và nhân lên lòng nhân ái...", Hiệu trưởng trường THCS Vĩnh Hòa cho biết.

Em bé 1 tháng tuổi đã biết 'lườm bố cháy mặt' khiến cộng đồng mạng cười không ngớt

Em bé 1 tháng tuổi đã biết 'lườm bố cháy mặt' khiến cộng đồng mạng cười không ngớt

Đời sống - 10 giờ trước

GĐXH - Ánh mắt 'lườm bố' là một khoảnh khắc tưởng như rất đời thường của một em bé mới tròn một tháng tuổi lại bất ngờ gây sốt khiến cộng đồng mạng không khỏi bật cười.

'Trận chiến' bảo vệ dữ liệu cá nhân: "Bạn đang là nạn nhân mà vẫn không hay biết?"

'Trận chiến' bảo vệ dữ liệu cá nhân: "Bạn đang là nạn nhân mà vẫn không hay biết?"

Pháp luật - 10 giờ trước

GĐXH - Mỗi cú click, mỗi lần nhập số điện thoại hay tài khoản ngân hàng, bạn đang vô tình 'hiến dâng' dữ liệu cá nhân cho hàng loạt nền tảng không rõ danh tính. Luật An ninh mạng và Nghị định 13/2023 ra đời như một 'lá chắn' pháp lý, nhưng liệu chúng ta đã thực sự hiểu và sử dụng đúng quyền được bảo vệ của mình? Hãy cùng giải mã cách thức bảo vệ dữ liệu cá nhân trong thời đại số trước khi quá muộn.

Cụm công nghiệp Yên Bằng ở Nam Định hiện ra sao sau hơn 3 năm thi công?

Cụm công nghiệp Yên Bằng ở Nam Định hiện ra sao sau hơn 3 năm thi công?

Thời sự - 10 giờ trước

GĐXH - Khởi công xây dựng từ tháng 12/2021, đến nay đã hơn 3 năm, thế nhưng dự án xây dựng cụm công nghiệp Yên Bằng (huyện Ý Yên, Nam Định) vẫn ngổn ngang, cỏ mọc um tùm và nhiều đầm lầy trở thành nơi thả trâu bò.

Hà Nội: Nhà hàng bò tơ ở Mỹ Đình bốc cháy ngùn ngụt

Hà Nội: Nhà hàng bò tơ ở Mỹ Đình bốc cháy ngùn ngụt

Đời sống - 10 giờ trước

GĐXH - Chiều 3/4, đám cháy lớn bất ngờ bùng phát tại nhà hàng Bò Tơ Quán Mộc, trên đường Lưu Hữu Phước, thuộc Khu đô thị Mỹ Đình (quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội)

Hà Nội yêu cầu kiểm tra dự án đội vốn trăm tỷ 'đắp chiếu' nhiều năm, người dân khổ sở vì rác thải

Hà Nội yêu cầu kiểm tra dự án đội vốn trăm tỷ 'đắp chiếu' nhiều năm, người dân khổ sở vì rác thải

Xã hội - 12 giờ trước

GĐXH - Ngày 03/4, Chủ tịch UBND Thành phố vừa chỉ đạo bằng văn bản yêu cầu các đơn vị liên quan kiểm tra, xử lý thông tin về dự án đội vốn trăm tỷ "đắp chiếu" nhiều năm, người dân khổ sở vì rác thải, nước ngập khi mưa lớn.

Bắt nhóm đối tượng cố ý gây thương tích rồi bỏ trốn vào các tỉnh phía Nam

Bắt nhóm đối tượng cố ý gây thương tích rồi bỏ trốn vào các tỉnh phía Nam

Pháp luật - 12 giờ trước

GĐXH - Đây là nhóm đối tượng manh động, coi thường pháp luật. Quá trình di chuyển trên đường đi, các đối tượng không đội mũ bảo hiểm, đi với tốc độ cao, lạng lách, đánh võng, rú ga, bóp còi và cầm hung khí trên tay thị uy, gây mất an ninh trât tự.

Múc đất làm nhà, phát hiện quả bom còn nguyên kíp nổ

Múc đất làm nhà, phát hiện quả bom còn nguyên kíp nổ

Xã hội - 12 giờ trước

GĐXH - Trong quá trình múc đất làm nhà, người dân phát hiện quả bom có ký hiệu MK-82, đường kính 27cm, dài 155cm, nặng khoảng 226kg, còn nguyên kíp nổ. Quả bom này có sức công phá mạnh và nguy hiểm.

Top