Hà Nội: Dân Thụy Khuê "khốn khổ" sống cùng "bể phốt lộ thiên" dài 3km xây gần 10 năm vẫn chưa hoàn thiện
GiadinhNet - Đã hàng chục năm qua, người dân Thụy Khuê (quận Tây Hồ, Hà Nội) đã quen sống trong cảnh cửa đóng, then cài để giảm bớt phần nào mùi hôi thối bốc lên từ tuyến mương đi dọc con phố Thụy Khuê. Không chỉ sống chung với mùi hôi thối mà chuột bọ, ruồi nhặng cũng là nỗi khổ chung của những người dân sống trong khu vực này.
"Ba đời ngửi mùi cống thối !"
Cụ thể, tuyến mương đi dọc Thụy Khuê đoạn nằm sát cạnh Hồ Tây là một nhánh của sông Tô Lịch và là đường thoát nước của hai quận Ba Đình và Tây Hồ. Tuy nhiên, con đường thoát nước này đã bị bủa vây bởi rác thải ùn ứ và ô nhiễm nghiêm trọng hàng chục năm qua. Cuối năm 2012, dự án "Cải thiện môi trường xung quanh mương thoát nước Thụy Khuê" được khởi công với tổng vốn là 400 tỷ đồng do UBND quận Tây Hồ làm chủ đầu tư. Đơn vị thực hiện dự án là Trung tâm Phát triển quỹ đất và quản lý duy tu hạ tầng đô thị quận Tây Hồ. Theo kế hoạch, toàn bộ dự án sẽ hoàn thiện vào năm 2017. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, 2021, gần 10 năm trôi qua, con mương dài vỏn vẹn 3km vẫn là nỗi "ám ảnh thế hệ" cho hàng nghìn người dân sống xung quanh con mương này.
Cận cảnh rác thải ùn ứ, tắc nghẽn tại mương Thụy Khuê.
Trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội, nhiều người dân sống dọc hai con mương đã chán đến chẳng buồn nói. Anh Nguyễn Anh Tuấn (sinh năm 1992, cư dân sống tại ngõ 129, Thụy Khuê) cho biết: "Chúng tôi giờ đã quá thất vọng. Nếu nói đúng ra thì ba đời sống với mùi cống thối (mương) này rồi. Từ bố mẹ, tôi và con tôi. Kêu cũng chẳng ai thấu. Chúng tôi thuộc diện bị mất nhà nhưng đồng tình cao vì người dân ở đây đã quá khổ rồi. Ngày lạnh còn đỡ chứ những ngày mưa hoặc mùa hè thì khổ trăm bề từ chuột bọ, ruồi nhặng đến rắn rết, côn trùng chẳng thiếu thứ gì".
Các tuyến kè hai bên mương đang rơi vào cảnh sụt nghiêm trọng.
Những hộ dân sống tại hai bên mương Thụy Khuê đã hàng trăm lần gửi đơn kiến nghị, khiếu nại lên nhiều cấp có thẩm quyền. Ông Nguyễn Đức Tư (56 tuổi, sống tại ngõ 129 Thụy Khuê) vừa chỉ vào các đường ống nước thải, vừa bày tỏ sự bức xúc: "Tất cả nước thải sinh hoạt của các hộ dân phía trước đều thải xuống đây thì con mương này không khác gì một bể phốt lộ thiên cả. Nhiều công nhân đến làm điện nước cho gia đình tôi mà phải bọc đến 3,4 lớp khẩu trang cũng không thể chịu đựng được mùi thối bốc lên từ tuyến cống này".
Ông Nguyễn Đức Tư chấp nhận mất nhà nếu mương Thụy Khuê được xử lý đúng tiến độ.
Do dòng chảy hẹp nên những ngày mưa lớn là những ngày kinh hoàng với người dân Thụy Khuê khi nước ngập dâng vào nhà đến hàng chục cm. Ông Ngô Kiêm Bảo (sinh năm 1949, từng là tổ trưởng tổ dân phố, ngõ 119 Thụy Khuê) được người dân coi là người hiểu rõ nhất lịch sử "cống thối" và nỗi khổ trường kỳ của người dân.
Đóng cửa cho đỡ mùi thối, ông tâm sự: "Tôi về đây tính ra đã 60 năm, từ khi nhìn trong nhà ra còn thấy được Hồ Tây thì người dân ở đây phải đến 30 năm sống với mùi hôi thối này rồi. Bình thường thì ngửi nhiều cũng đành quen nhưng mưa lũ lên thì khốn đốn. Tất cả các hộ dân ở đây đều đã phải kê cao nhà đến hàng mét nhưng thi thoảng vẫn bị ngập nặng. Chính quyền địa phương cũng đã nhiều lần hứa hẹn nhưng đến thời điểm hiện nay vẫn chưa xử lý nên người dân mới bức xúc như vậy".
Con mương 3 km xây dựng 10 năm vẫn không xong
Ghi nhận của PV Báo Gia đình & Xã hội, công trường xây dựng của mương Thụy Khuê đã tạm dừng hoạt động. Theo nhiều người dân hoạt động thi công này chỉ mang tính cầm chừng, duy trì.
Công trình thi công từ năm 2018 đến nay vẫn ì ạch, ngổn ngang.
Trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội, ông Nguyễn Tiến Cảnh, Chủ tịch HĐND phường Thụy Khuê cho biết: "Hiện nay, vấn đề thi công mương Thụy Khuê gặp rất nhiều khó khăn. Thứ nhất, khi dự án có tiền đầu tư từ thành phố thì nhiều người dân không đồng thuận. Đến lúc người dân quay sang đồng tình, ủng hộ thì thành phố lại chưa đủ để đáp ứng nên nó cũng làm ảnh hưởng đến vấn đề chậm tiến độ.
Thứ hai, quỹ nhà tái định cư của thành phố chưa có hoặc có rồi nhưng chưa có đơn giá nên chưa thực hiện được phương án đền bù. Do đó, chúng tôi buộc phải tạm dừng do các hộ dân chưa bàn giao mặt bằng.
Người dân Thụy Khuê vẫn lo ngay ngáy không biết khi nào mới có thể thoát khỏi cảnh ô nhiễm.
Thứ ba, do nền đất xung quanh mương yếu nên thi công đến đâu cũng cần phải đảm bảo khắc phục ảnh hưởng cho người dân xung quanh đến đó. Ví dụ như nhà dân nào có ý kiến, thì buộc thi công phải tạm dừng để khắc phục cho hộ dân đó đã, nếu không khắc phục điều đó mà thi công tiếp thì sẽ dẫn đến đổ nhà. Vì thế, dự án mất rất nhiều thời gian cho việc này. Khi làm mương thì phải chia đôi nó ra, làm xong phần bên này phải để cho nước nó thoát được rồi mới làm phần bên kia. Có nghĩa là họ không thể ngăn ngay nước nó lại được để làm. Một đoạn người ta phải chia đôi, tóm lại mặt kĩ thuật nó mất rất nhiều thời gian".
Tuy nhiên, trái ngược lại với quan điểm của UBND phường Thụy Khuê, nhiều người dân tại đây cho biết, lý do này là hoàn toàn không có cơ sở trong khi người dân hoàn toàn ủng hộ chủ trương. Đồng thời, vấn đề xử lý địa chất tại mương Thụy Khuê cũng không khác gì những con mương khác.
Thụy Khuê là một quận nằm ở trung tâm của Thủ đô, việc ô nhiễm trầm trọng khiến cuộc sống của hàng nghìn người dân đảo lộn là vấn đề bức thiết cần phải giải quyết. Thi công 3km mương mà mất hơn 4.000 ngày không thể hoàn thiện thì cần phải làm rõ vấn để trách nhiệm, "điểm nghẽn" trong quy hoạch, giải phóng mặt bằng.
Thông tin với Báo Gia đình & Xã hội, ông Vũ Bá Đông, Phó chủ tịch UBND phường Thụy Khuê cho biết: "Trong năm nay dự án sẽ được hoàn thiện theo thông tin từ BQL Dự án". Tuy nhiên, khi được hỏi mốc thời gian cụ thể thì ông Đông chưa có câu trả lời chính xác.
Cảnh đóng cửa, cài then để chống mùi ô nhiễm của người dân xung quanh mương thoát nước Thụy Khuê.
Tết sắp đến, nhiều bà con Thụy Khuê vẫn đang ngóng từng cm mương Thụy Khuê hoàn thiện. Nhiều người treo biển bán nhà nhưng bán cũng không ai mua. Công trình thì vẫn nằm đó như một nỗi bức xúc, cái gai trong mắt người dân. Cống thối thì ngửi mãi cũng ra bệnh, nhiều người dân Thụy Khuê đang phải đối mặt với nhiều căn bệnh về đường hô hấp đặc biệt là người già và trẻ em trong khi ngày hoàn thiện công trình vẫn là một dấu chấm hỏi lớn.
Dự án "Cải thiện môi trường xung quanh mương thoát nước Thụy Khuê" được khởi công năm 2012 với vốn đầu tư 400 tỷ đồng do UBND quận Tây Hồ làm chủ đầu tư. Theo dự kiến, năm 2017, toàn bộ dự án sẽ hoàn thiện. Cụ thể, toàn bộ tuyến mương Thụy Khuê sẽ được cống hóa với cống hai làn, vỉa hè và hệ thống cấp thoát nước, chiếu sáng cảnh quan. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện nay, mới chỉ một phần mương Thụy Khuê được cống hóa với tiến độ ì ạch.
Huy Hoàng
Gần 100 chiến sĩ công an, người nhái, lực lượng địa phương tìm kiếm nạn nhân mất tích trên sông Hương
Thời sự - 32 phút trướcHàng trăm cán bộ, chiến sĩ công an, người nhái và các lực lượng phối hợp đã tham gia tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích sau khi xe tải chở rác đâm sập lan can cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế), rơi xuống sông Hương.
Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng
Thời sự - 11 giờ trướcGĐXH - UBND tỉnh Bắc Kạn vừa yêu cầu đình chỉ hoạt động tận thu cát, cuội, sỏi làm vật liệu xây dựng tại dự án thủy điện Khuổi Nộc 2 huyện Na Rì do có dấu hiệu lợi dụng giấy phép tận thu vật liệu xây dựng để khai thác vàng trái phép.
Tin tối 21/11: 3 người trong 1 gia đình rơi xuống vùng nước sâu may mắn được cứu sống; bắt giữ gần 1 tấn thực phẩm ăn lẩu nhiều người yêu thích
Xã hội - 11 giờ trướcGĐXH - Cơ quan chức năng huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết vừa kịp thời cứu một gia đình bị rơi xuống vùng nước ngập sâu; Tổng khối lượng thực phẩm bị bắt giữ là 982kg, tất cả số hàng hóa này đều không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: Nhà máy thủy điện Thác Giềng 1 báo cáo gì?
Đời sống - 13 giờ trướcGĐXH - Ngày 06/11/2024, nhà máy thuỷ điện Thác Giềng 1 có báo cáo liên quan đến việc xả lũ gây ảnh hưởng dự án kè khắc phục sạt lở bờ sông Chu, sông Cầu đoạn qua thị trấn Đồng Tâm, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.
Tham ô tài sản, hai cán bộ lĩnh án
Pháp luật - 13 giờ trướcGĐXH - Ngày 21/11, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên án đối với Nguyễn Vĩnh Linh (SN 1961, trú phường Tây Lộc, TP Huế) và Nguyễn Như Quỳnh (SN 1975, trú phường Vĩnh Ninh, TP Huế) về "Tham ô tài sản" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng".
Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt khi thi công cống thoát nước trên phố Tây Sơn
Đời sống - 14 giờ trướcGĐXH - Trong quá trình thi công, cải tạo đường và hệ thống thoát nước tại ngõ 167 Phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, (TP Hà Nội), nhóm công nhân tại đây đã phát hiện gần 150 bộ hài cốt.
Phá đường dây làm giả giấy tờ của lực lượng vũ trang
Pháp luật - 14 giờ trướcGĐXH - Một đường dây chuyên làm giả giấy tờ, trong đó có những giấy tờ của lực lượng vũ trang nhằm mục đích lừa đảo vừa bị Công an quận Đống Đa triệt phá.
Thủ đoạn lừa chạy thủ tục làm 'sổ đỏ' để chiếm đoạt tài sản
Pháp luật - 15 giờ trướcGĐXH - Lợi dụng tâm lý e ngại thủ tục hành chính và các thủ tục liên quan đến Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) của người dân, các đối tượng tự nhận bản thân có các mối quan hệ nên làm được nhanh khiến nhiều nạn nhân "nhẹ dạ, cả tin" sập bẫy.
Công an tìm người gửi tiền vào một doanh nghiệp vàng bạc ở Nghệ An
Pháp luật - 15 giờ trướcGĐXH - Công an tỉnh Nghệ An đang điều tra vụ việc một doanh nghiệp vàng bạc ở huyện Yên Thành mở sổ tiết kiệm như ngân hàng, huy động vốn của người dân.
Quận Nam Từ Liêm xử lý triệt để vi phạm tại ngõ 8 phố Tôn Thất Thuyết sau phản ánh của Gia đình và Xã hội
Thời sự - 15 giờ trướcGĐXH - Sau phản ánh của chuyên trang Gia đình và Xã hội (Báo Sức Khỏe và Đời sống), UBND quận Nam Từ Liêm cho biết sẽ chỉ đạo Công an Quận, Đội thanh tra GTVT thường xuyên kiểm tra, xử lý nếu phát sinh việc dừng đỗ, thu tiền trông giữ phương tiện trái phép tại ngõ 8 đường Tôn Thất Thuyết, thuộc phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm.
Tin sáng 21/11:Từ năm 2025, người mắc các bệnh này sẽ không được lái xe máy; Thay đổi lương hưu người lao động cần biết
Xã hộiGĐXH - Theo quy định của Thông tư 36/2024, Bộ Y tế quy định những người mắc một trong những bệnh được liệt kê không đủ điều kiện để lái xe máy. Chính sách lương hưu từ năm 2025 có nhiều thay đổi so với Luật BHXH hiện hành, người lao động cần nắm rõ.