Hà Nội: Gần 400 y, bác sĩ của 15 bệnh viện tổ chức khám sức khỏe cho người cao tuổi
GĐXH - Ngày 15/5, gần 400 y bác sĩ của 15 bệnh viện tại Hà Nội đã khám sức khỏe và triển khai chương trình quản lý sức khoẻ điện tử cho nhân dân huyện Mê Linh.
Theo kế hoạch, từ nay đến hết tháng 5/2023, huyện Mê Linh tổ chức khám sức khỏe lập hồ sơ quản lý sức khoẻ cho trên 180.000 người dân (chiếm khoảng 75% dân số huyện).
Có 5 đối tượng được khám và tư vấn, quản lý sức khỏe đợt này, bao gồm: Trẻ em dưới 5 tuổi; học sinh tiểu học, THCS, THPT; người cao tuổi, hưu trí; cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan nhà nước và người dân lao động tự do.

Ngày 15/5, khoảng 400 y bác sĩ của 15 bệnh viện tại Hà Nội đã khám sức khỏe và triển khai chương trình quản lý sức khoẻ cho nhân dân huyện Mê Linh.
Hoạt động khám sức khỏe được thực hiện bởi hơn 400 y, bác sĩ giỏi đến từ 15 bệnh viện lớn như: Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Nhiệt đới TW, Bệnh viện Medlatec, Bệnh viện Tim Hà Nội, Bệnh viện Mắt Hà Nội, Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội, Bệnh viên phổi Hà Nội, Bệnh viện Việt Nam Cu Ba, Bệnh viện Đức Giang, Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn, Bệnh viện Thanh Nhàn…
Theo đó, người dân có thể đến Trung Tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Mê Linh để được đo huyết áp, nhịp thở, thị lực; khám nội tổng quát (tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu, cơ xương khớp, thần kinh, tâm thần); Khám ngoại tổng hợp (da liễu, vận động);
Khám chuyên khoa (tai - mũi - họng, răng - hàm - mặt, mắt); khám cận lâm sàng đối với các trường hợp cần thiết có chỉ định, bao gồm các danh mục: Test đường huyết mao mạch cho người trên 45 tuổi và các trường hợp khác theo chỉ định của Bác sĩ; Siêu âm ổ bụng tổng quát: theo chỉ định của Bác sĩ.

Người dân có thể đến Trung Tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Mê Linh để được đo huyết áp, nhịp thở, thị lực; khám nội tổng quát; khám ngoại tổng hợp,...
Tại lễ phát động, ông Nguyễn Thanh Liêm, Bí thư huyện Mê Linh cho biết, chương trình nhằm cụ thể hoá chủ trương từ Chương trình số 08 của Thành ủy Hà Nội khóa 17 về "Phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của nhân dân Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025".
Trong chiến dịch khám sức khỏe lần này, bên cạnh hoạt động khám sức khỏe, người dân sẽ được lập hồ sơ quản lý sức khỏe điện tử.
Theo ông Liêm, hiện đã có khoảng 41.352 người dân trên địa bàn thị xã Quang Minh, xã Chi Đông, Kim Hoa, Thanh Lâm, Tiền Phong, Thạch Đà, Liên Mạc, Tự Lập, Tiến Thịnh, Chu Phan, Đại Thịnh… đã được lập hồ sơ quản lý sức khỏe điện tử, tạo đà thuận lợi để triển khai ở các địa bàn tiếp theo.

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên đánh giá cao hiệu quả chương trình cụ thể hoá chủ trương từ Chương trình số 08 của Thành ủy Hà Nội. Đặc biệt, chương trình khám sức khỏe toàn dân do Sở Y tế Hà Nội phối hợp với huyện Mê Linh tổ chức.
Ông Liêm cho biết, trong quá trình khám bệnh, bác sĩ có thể phát hiện những nguy cơ khác hoặc có chỉ định thêm với các trường hợp cần thiết. Đặc biệt, từ kết quả khám sàng lọc, nếu phát hiện trường hợp mắc bệnh nan y, huyện sẽ chỉ đạo cơ sở y tế quan tâm kiểm tra, tư vấn cho người bệnh, trường hợp cần chuyển tuyến thì giúp đỡ bệnh nhân liên hệ với các bệnh viện chuyên khoa tuyến trên để điều trị kịp thời.
Ngay sau khi khám xong, người dân được hướng dẫn cài App (ứng dụng) trên điện thoại thông minh để có thể tra cứu ngay kết quả và theo dõi thông tin sức khỏe của bản thân. Hồ sơ sức khỏe này sẽ được sử dụng cho những lần khám bệnh sau và theo người dân trọn đời.
Đặc biệt, huyện sẽ đồng bộ hóa những dữ liệu này vào hệ thống quản lý sức khỏe toàn dân, qua đó làm cơ sở để kiểm soát, sàng lọc, tư vấn, chăm sóc sức khỏe người dân trên địa bàn được tốt hơn.
Qua một thời gian ngắn triển khai tập trung, khẩn trương và chu đáo, bước đầu ghi nhận người dân hết sức vui mừng, phấn khởi khi lần đầu tiên được các y, bác sĩ của các bệnh viện lớn, có uy tín của Trung ương và Thành phố về khám sức khoẻ miễn phí cho toàn thể người dân.

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên đề nghị TP Hà Nội khẩn trương hoàn thiện cơ sở dữ liệu hồ sơ sức khỏe điện tử cho người dân và cập nhật vào hệ thống dữ liệu quốc gia theo Đề án 06 của Chính phủ.
Đánh giá cao hiệu quả chương trình, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đề nghị TP Hà Nội khẩn trương hoàn thiện cơ sở dữ liệu hồ sơ sức khỏe điện tử cho người dân và cập nhật vào hệ thống dữ liệu quốc gia theo Đề án 06 của Chính phủ.
Thứ trưởng Bộ Y tế cho rằng, hệ thống dữ liệu này không chỉ dành các cơ sở y tế khai thác mà còn làm sao để người dân sử dụng thành thạo các hồ sơ điện tử này.
"Từ kết quả khả quan ban đầu của huyện Mê Linh, Hà Nội cần tổ chức rút kinh nghiệm xem cái gì làm được, cái gì chưa làm được và khẩn trương, khẩn trương triển khai đồng loạt tại các quận, huyện, thị xã", Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh.
Một số hình ảnh phóng viên đã ghi nhận:

Chương trình khám sức khỏe và hướng dẫn lập hồ sơ quản lý sức khỏe điện tử diễn ra từ 24/4 đến hết tháng 5/2023.

Trong sáng hôm nay (15/5), đã có hàng ngàn người dân trên địa bàn thị xã Quang Minh, xã Chi Đông, Kim Hoa, Thanh Lâm, Tiền Phong, Thạch Đà, Liên Mạc, Tự Lập, Tiến Thịnh, Chu Phan, Đại Thịnh… đã được lập hồ sơ quản lý sức khỏe điện tử.

Theo đó, rất nhiều người lớn tuổi đã được khám chuyên khoa tai - mũi - họng, răng - hàm - mặt, mắt...

Trong quá trình khám bệnh, bác sĩ có thể phát hiện những nguy cơ khác hoặc có chỉ định thêm với các trường hợp cần thiết.

Đặc biệt, từ kết quả khám sàng lọc, nếu phát hiện trường hợp mắc bệnh nan y, người bệnh sẽ đực kiểm tra, tư vấn, trường hợp cần chuyển tuyến thì được hỗ trợ liên hệ với các bệnh viện chuyên khoa tuyến trên để điều trị kịp thời.

Rất đông người dân trên địa bàn huyện Mê Linh là người cao tuổi, cựu chiến binh xếp hàng chờ đến lượt khám sức khỏe.

Từ nay đến hết tháng 5/2023, người dân có thể đến Trung Tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Mê Linh để được đo huyết áp, nhịp thở, thị lực; khám nội tổng quát (tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu, cơ xương khớp, thần kinh, tâm thần); Khám ngoại tổng hợp (da liễu, vận động)...

Bên cạnh hoạt động khám sức khỏe, người dân sẽ được lập hồ sơ quản lý sức khỏe điện tử.
Lực lượng chức năng Hà Nội phát hiện nhiều máy đo nồng độ cồn nhập lậu

5 loại đồ uống tự nhiên chữa đau dạ dày
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcCó nhiều nguyên nhân gây đau dạ dày khiến người mắc khó chịu. Một số loại đồ uống có thể giúp làm dịu cơn đau...

Bệnh viện Đa khoa Bắc Kạn cứu thành công sản phụ sinh non, nguy kịch
Y tế - 4 giờ trướcGĐXH - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn vừa cấp cứu sản phụ sinh non, nguy kịch do sau đẻ, rau không bong và xuất hiện tình trạng chảy máu nhiều, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng.

Thấy bất thường ở ngực, người phụ nữ 38 tuổi ở Hà Nội đi khám bất ngờ phát hiện khối u hiếm gặp
Sống khỏe - 4 giờ trướcGĐXH - U diệp thể tuyến vú thường gặp ở phụ nữ độ tuổi trưởng thành. Đặc điểm lâm sàng của bệnh như: Khối không đau, phát triển nhanh, kích thước trung bình 3-5cm.

Người bệnh thoái hóa khớp gối tập luyện thế nào cho phù hợp?
Sống khỏe - 7 giờ trướcTập thể dục có thể ngăn ngừa thoái hóa sụn, mất xương, ức chế viêm, tăng cường sức mạnh và sự linh hoạt cho khớp ở người thoái hóa khớp gối…

Uống sữa vào buổi sáng hay buổi tối tốt hơn? 7 nhóm người này không nên uống sữa
Sống khỏe - 9 giờ trướcGĐXH - Làm thế nào để tận dụng tối đa giá trị dinh dưỡng của sữa? Uống sữa như thế nào để không gây hại cho cơ thể? Những ai không nên uống sữa?... là những câu hỏi sẽ được giải đáp dưới đây.

Cục Quản lý Dược chỉ cách người dân tự nhận biết thuốc giả, thuốc thật
Y tế - 19 giờ trướcLãnh đạo Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa cho biết, người dân, doanh nghiệp có thể tự tra cứu sản phẩm thuốc tân dược qua Cổng dịch vụ công: https://dichvucong.dav.gov.vn/congbothuoc.

Đặt thành công máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho hai bệnh nhân U100
Y tế - 21 giờ trướcBệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Ninh Thuận vừa thực hiện thành công hai ca đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho hai bệnh nhân U100.

Hà Nội: Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi ở bụi chuối, trên người nhiều vết xước và côn trùng đốt
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Ngay khi phát hiện, người dân địa phương đã đưa trẻ vào trạm y tế trong tình trạng tỉnh, khóc to, hạ nhiệt độ, trên người nhiều vết trầy xước và côn trùng đốt, rốn còn tươi.

Nhiều người lớn mắc sởi chuyển nặng, phải can thiệp thở máy
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Hiện nay, bệnh sởi đang có xu hướng gia tăng, không chỉ ở trẻ em mà cả người lớn, đặc biệt là nhóm người có bệnh nền hoặc suy giảm miễn dịch.

Uống thuốc bổ gan thế nào cho đúng cách?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Các loại thuốc bổ gan chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh nên không thể thay thế thuốc đặc trị. Nếu uống, cần uống đúng và uống đủ.

8 tư thế yoga tăng cường sức khỏe khi trời nắng nóng
Bệnh thường gặpThời tiết đang chuyển dần sang mùa hè nắng nóng và cơ thể cũng cần thay đổi để thích ứng. Thực hiện các tư thế yoga vừa giúp kéo giãn, vừa tăng cường sức khỏe rất thích hợp trong giai đoạn này.