Hà Nội không thể “trói mình” với nhà thấp tầng?
GiadinhNet - Tại phiên họp đóng góp ý kiến cho dự thảo Quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc công trình cao tầng trong khu vực nội đô lịch sử TP Hà Nội ngày 22/8, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cho rằng, Hà Nội không thể “trói mình” không cho phép xây dựng các nhà cao tầng trong nội đô...
![]() |
Các tòa nhà cao tầng sẽ tạo điểm nhấn kiến trúc cho khu vực nội đô. Ảnh: Chí Cường |
Tăng chiều cao nhưng không tăng dân số
Trình bày dự thảo, Sở Quy hoạch - Kiến trúc cho biết, phạm vi áp dụng của quy chế gồm 4 quận nội thành cũ (Đống Đa, Hoàn Kiếm, Ba Đình, phía Bắc quận Hai Bà Trưng) và một phần phía Nam của quận Tây Hồ. Cụ thể, khu vực không xây dựng cao tầng bao gồm: Khu di tích trung tâm Hoàng Thành Thăng Long, khu phố cổ, khu vực Hồ Gươm và phụ cận. Khu vực hạn chế xây dựng cao tầng gồm: Khu trung tâm chính trị Ba Đình, khu phố cũ, khu vực xung quanh Hồ Tây. Khu vực hạn chế phát triển gồm: Khu Văn Miếu và phụ cận; Khu cải tạo chỉnh trang – kiểm soát đặc biệt; Khu cải tạo chỉnh trang – kiểm soát phát triển.
Nhà trên đường Trần Phú – Kim Mã cao tối đa 5 tầng
Ngày 21/8, Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội và UBND quận Ba Đình đã tổ chức lễ công bố quy hoạch và bàn giao đồ án thiết kế đô thị - tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường Trần Phú – Kim Mã, tỷ lệ 1/500. Đồ án thiết kế đô thị và tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường Trần Phú – Kim Mã đưa ra quy định: các công trình tại các ô đất có chức năng phù hợp với quy hoạch và đủ điều kiện về mặt bằng xây dựng thì được phép xây dựng, cải tạo, chỉnh trang với tầng cao tối đa 5 tầng và 1 tum thang; Các công trình có chức năng không phù hợp với quy hoạch khi thành phố chưa triển khai xây dựng nếu có đủ điều kiện về mặt bằng xây dựng, công trình được phép cải tạo, xây dựng công trình tạm nhưng không quá 3 tầng. |
Theo dự thảo, đối với những khu vực cho phép xây dựng công trình cao tầng (đường vành đai, đường xuyên tâm, đường phố chính, các khu vực tạo thành điểm nhấn đô thị), dự thảo cũng chỉ rõ tầng cao tối đa, chiều cao tối đa, khoảng lùi cho phép; trong đó khu vực có tầng cao tối đa nhất là 39 tầng với chiều cao 140m. Dự thảo cũng quy định quản lý công trình cao tầng đối với những khu vực đặc thù như: các khu chung cư, tập thể cũ; khu vực trụ sở cơ quan bộ ngành, trường đại học, cơ sở y tế, công nghiệp sau khi di dời; khu vực an ninh, quốc phòng…
Cho ý kiến vào dự thảo, ông Nguyễn Thế Thảo cho rằng, đây là quy chế hết sức quan trọng, khó và phức tạp, vì phải tuân thủ theo quy hoạch chung nhưng phải tạo điểm nhấn cho đô thị. Tuy nhiên, theo ông Thảo, với bộ mặt đô thị Hà Nội hiện nay, thành phố phải cải tạo, chỉnh trang đô thị nhưng phải tuân thủ nguyên tắc không được tăng dân số, chỉ tăng chiều cao, tạo điểm nhấn công trình cao tầng nhưng phải lập quy hoạch để quản lý.
Cũng tại phiên họp tập thể, dự thảo xây dựng Quy chế quản lý quy hoạch – kiến trúc khu phố cũ Hà Nội đã được các đại biểu cho ý kiến. Sở Quy hoạch - Kiến trúc cho biết, việc xây dựng quy chế quản lý lần này nhằm cụ thể hóa công tác quản lý quy hoạch kiến trúc khu phố cũ Hà Nội theo đồ án quy hoạch chung; qua đó đề xuất các quy định mới phù hợp với quy hoạch chung và đáp ứng việc bảo tồn, phát huy các giá trị của khu phố cũ…
Dự thảo quy chế đề xuất: Khu phố cũ được phân làm 4 khu vực quản lý gồm: quận Ba Đình là 144ha, 58 ô, 43 tuyến phố; tại quận Hoàn Kiếm là 200,86 ha, 87 ô, 55 tuyến phố; ở quận Hai Bà Trưng là 143,24ha, 57 ô, 49 tuyến phố; tại địa bàn Tây Hồ là 19,54ha, 4 ô và 3 tuyến phố. Quy định quản lý với các tuyến phố trong dự thảo chi tiết đến những phần như chỉ giới xây dựng, đặc điểm dãy phố. Đối với những tuyến phố có nhiều biệt thự như Phan Đình Phùng, Trần Phú, Chu Văn An, Điện Biên Phủ, Tăng Bạt Hổ, Phạm Đình Hổ, Hàng Chuối… có chiều cao tầng tối đa lớp ngoài 4 tầng (16m), khuyến khích chức năng dịch vụ, thương mại, không xây dựng thêm nhà ở. Với các tuyến phố lớn như Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Ngô Quyền, Tràng Thi – Tràng Tiền… khuyến khích các chức năng văn hóa, thể thao, thương mại, văn phòng…
Phát biểu tại phiên họp, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Đình Toàn cho rằng, người soạn thảo quy chế chưa hiểu rõ lịch sử, phân loại còn lộn xộn, thậm chí còn sai. Trong dự thảo quy chế, phần bảo tồn nói chung chung, cần phải phân loại rõ ràng, xác định rõ chức năng cụ thể, cái gì cần bảo tồn và cái gì không cần thiết. “ Dự thảo cần nêu rõ hơn việc quản lý về cây xanh, sửa ngay quy hoạch kiến trúc kiểu “ghế đẩu” với quy định tầng cao mặt ngoài thì thấp nhưng trong lại cao”, Thứ trưởng Nguyễn Đình Toàn nói.
Sau phiên làm việc, lãnh đạo TP Hà Nội yêu cầu Sở Quy hoạch và Kiến trúc tiếp thu các ý kiến đóng góp, tiếp tục hoàn thiện 2 dự thảo trên để trình UBND thành phố ra quyết định.

Bộ máy chính quyền 2 cấp ở Thái Nguyên bắt đầu vận hành trơn tru, hiệu quả
Thời sự - 6 giờ trướcGĐXH - Sau khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, các xã sau hợp nhất tại tỉnh Thái Nguyên đã bước đầu vận hành thông suốt, đảm bảo phục vụ người dân chu đáo, hiệu quả.

Những con giáp là thiên tài kinh doanh bẩm sinh, "rót tiền" vào đâu thắng lớn ở đó
Đời sống - 9 giờ trướcGĐXH - Những con giáp này sinh ra đã có thiên phú trong lĩnh vực kiếm tiền, một khi đã lấn sân kinh doanh là sẽ càng ngày càng làm ăn phát đạt.

Truy tìm người phụ nữ tông bé trai rồi bỏ trốn ở Đắk Lắk
Pháp luật - 10 giờ trướcCông an xã Hòa Phú (Đắk Lắk) đang truy tìm người phụ nữ nghi lái xe máy tông bé 5 tuổi rồi bỏ trốn khỏi hiện trường.

Những điều cần làm ngay sau khi biết điểm thi, điểm chuẩn lớp 10 ở Hà Nội
Giáo dục - 10 giờ trướcDự kiến Hà Nội sẽ công bố điểm thi lớp 10 vào ngày 4/7. Cùng thời điểm, Sở GD-ĐT Hà Nội cũng sẽ công bố điểm chuẩn vào các trường.

Mã vùng điện thoại cố định 34 tỉnh, thành từ ngày 1/7/2025
Đời sống - 10 giờ trướcGĐXH - Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành văn bản số 2784/BKHCN-CVT hướng dẫn thực hiện quy hoạch mã vùng điện thoại cố định mặt đất 34 tỉnh, thành kể từ ngày 1/7/2025.

Sổ đỏ được cấp tại xã, phường từ 1/7/2025: Người dân được lợi gì và cần biết ngay điều gì?
Thời sự - 11 giờ trướcGĐXH - Từ 1/7/2025, 14 thủ tục đất đai, trong đó có đăng ký, cấp sổ đỏ lần đầu, đính chính, thu hồi và cấp lại sổ... sẽ được giải quyết tại xã, phường. Đây được xem là bước "đột phá" mới giúp rút ngắn thời gian, bãi bỏ thủ tục phiền hà và đảm bảo giá trị pháp lý cho giấy tờ cũ.

Tử vi tháng 6 âm lịch 2025 dự báo thay đổi về sự nghiệp, tài lộc của con giáp tuổi Dần
Đời sống - 11 giờ trướcGĐXH – Bước sang tháng 6 âm lịch 2025, chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà đã có dự báo tử vi tháng về sự nghiệp, tài lộc của tuổi Dần có những thay đổi bất ngờ.

Điểm chuẩn vào lớp 10 tại Hà Nội 5 năm qua biến động thế nào?
Giáo dục - 11 giờ trướcMức điểm chuẩn vào lớp 10 các trường THPT công lập trong 5 năm qua (2020 - 2024) không có quá nhiều biến động, tăng giảm chỉ trong khoảng 0,5 - 1 điểm.

Hà Tĩnh ngăn chặn vụ mạo danh con trai lừa đảo 180 triệu đồng
Pháp luật - 12 giờ trướcGĐXH - Đối tượng sử dụng hình ảnh, thông tin cá nhân của con trai chị A. để tạo lập tài khoản Facebook giả, nhắn tin yêu cầu chuyển tiền.

Vinh danh 20 gương mặt “Thanh niên sống đẹp” tiêu biểu năm 2025
Thời sự - 14 giờ trướcGĐXH - Hành trình “Thanh niên sống đẹp” năm 2025 chính thức khởi động, dự kiến vinh danh 20 gương mặt tiêu biểu với những hành động đẹp, lan tỏa năng lượng tích cực đến cộng đồng, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Dự án đường sắt tốc độ cao qua bao nhiêu xã, phường của Thanh Hóa?
Xã hộiGĐXH - Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam qua địa phận 18 xã, phường với chiều dài khoảng 95,33km tại tỉnh Thanh Hóa.