Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hà Nội lấy lại vỉa hè cho người đi bộ: Không mạnh tay khó xóa thói quen xưa cũ

Thứ năm, 08:17 02/03/2017 | Xã hội

GiadinhNet - Dường như, việc ra quân “đòi lại vỉa hè” của chính quyền quận 1, TP Hồ Chí Minh đã tạo hiệu ứng để chính quyền các tỉnh, thành phố trong cả nước hành động mạnh tay trong việc lập lại trật tự đô thị, vốn là bài toán bỏ ngỏ từ bấy lâu nay. Với Hà Nội, thói quen xưa cũ về chiếm dụng vỉa hè đang là một thách thức lớn!


Phương tiện giao thông đậu kín lòng đường, gây khó khăn cho người đi lại. Ảnh: Đ.Vân

Phương tiện giao thông đậu kín lòng đường, gây khó khăn cho người đi lại. Ảnh: Đ.Vân

Vỉa hè vẫn đang bị lấn “vô tội vạ”

Tại các thành phố lớn như Hà Nội, vỉa hè từ lâu đã là nơi nhiều người dân tận dụng để làm địa điểm kinh doanh, buôn bán. Biết là vi phạm trật tự đô thị nhưng nhiều người vẫn cố tình vi phạm vì lực lượng chức năng “chưa gõ cửa” hoặc “có gõ cửa thì vẫn cứ tái phạm”. Chuyện xảy ra hàng ngày như cơm bữa, lâu cũng thành quen, thành ra chuyện lấn chiếm vỉa hè thành điều đương nhiên!?

Theo ghi nhận của PV Báo Gia đình & Xã hội, tại một số quận nội thành như Cầu Giấy, Ba Đình, Hoàn Kiếm… tình trạng lấn chiếm vỉa hè diễn ra rất công khai. Vỉa hè, lòng đường được “tận dụng tối đa” để làm nơi trưng bày hàng hóa, trông giữ xe, bán hàng rong… Tại khu Chợ Xanh (Phố Phan Văn Trường, Cầu Giấy), mặc dù lòng đường rất rộng nhưng đều bị các hàng quán buôn bán quần áo và hàng ăn lấn chiếm phần lớn diện tích. Tại đây, mỗi cửa hàng đều làm các dây móc quần áo di động để khi lực lượng chức năng đến kiểm tra, dẹp đường thì nhanh chóng kéo vào cửa hàng. Không những vậy, đa số các cửa hàng đều có một nhân viên “vòng ngoài”, khi lực lượng chức năng có mặt là lập tức thông báo thu dọn hàng hóa. Vắng bóng lực lượng này, hàng lại được kéo ra và bày bán bình thường.

Ghi nhận tương tự tại đường Hoàng Hoa Thám (Ba Đình), lòng vỉa hè rất hẹp, rộng chỉ chừng 1m nhưng tất cả đều bị chiếm dụng làm địa diểm bày bán hoa và cây cảnh. Học sinh tan trường, người đi bộ trên phố đều phải đi xuống dưới lòng đường. Vào giờ cao điểm, lượng người tham gia giao thông đông đúc kết hợp với lượng người táp vào lề đường mua bán hàng hóa khiến tình trạng giao thông tại đây trở nên ách tắc.

Quanh khu vực phố cổ, trên các phố Hàng Dầu, Hàng Gà, Lò Sũ,… vỉa hè, lòng đường đều bị chiếm làm điểm trông giữ xe. Nhiều nơi vỉa hè không đủ, xe còn để tràn xuống cả lòng đường gây khó khăn cho các phương tiện giao thông cũng như người đi bộ. Tại Phố Quang Trung (Hoàn Kiếm), nhiều điểm trông giữ xe ô tô dưới làn đường lấn chiếm 1/3 diện tích đường…

Mạnh tay lấy lại trật tự

Nói về tình trạng vỉa hè bị lấn chiếm, chị Đoàn Thị Huệ (Cầu Giấy, Hà Nội) nói: “Chuyện người đi bộ như tôi phải đi xuống dưới lòng đường là quá bình thường!? Chẳng hạn như việc đi qua đoạn đường Cầu Giấy vào giờ tan tầm thì khổ cực vô cùng: Lòng đường đông, vỉa hè thì không có do cửa hàng quá nhiều nên toàn bị chiếm làm chỗ để xe. Xe để thì không có hàng lối nên muốn chen đi cũng khó. Nhất là hôm nào mà có mấy chương trình giảm giá ở các cửa hàng quần áo thì tắc lại càng tắc. Thấy lực lượng chức năng chỉ hay đi kiểm tra bên mấy khu chợ sinh viên còn khu đường này gần như chẳng thấy, mà có đi kiểm tra chỉ được chốc lát rồi đâu lại vào đó. Chỉ mong họ phạt thật mạnh tay chứ cứ tình trạng bao lâu nay thế này thì chỉ khổ người đi bộ”, chị Huệ bức xúc.

Một chủ cửa hàng kinh doanh trên phố Nhà Chung (Hoàn Kiếm) chia sẻ: “Vì diện tích kinh doanh hẹp quá nên mới phải xếp mấy bộ ghế cho khách ngồi ngoài. Chưa ai kêu bất tiện vì mấy bộ bàn ghế này cả vì cả mấy khu phố đều chung thế hết rồi. Còn nếu Hà Nội mà quyết mạnh tay như TP Hồ Chí Minh thì tôi cũng đồng tình trả lại vỉa hè thôi”. Tuy nhiên, chủ cửa hàng kinh doanh này cũng bày tỏ sự e ngại khi vỉa hè còn là nơi kinh doanh, buôn bán của nhiều người bán hàng rong và việc dẹp bỏ là khó. “Cửa hàng như tôi thì phạt được chứ mấy gánh hàng rong thấy công an là chạy, họ không bán chỗ này thì lại bán chỗ khác”, chủ cửa hàng này nói.

Cũng nói về hành động ra quân đòi lại vỉa hè, ông Nguyễn Thanh Ba (Thành Công, Ba Đình) hoàn toàn ủng hộ. “Tôi có theo dõi thời sự và biết quận 1, TP. Hồ Chí Minh đang làm việc này rất quyết liệt. Hà Nội mà cũng làm mạnh tay và quyết liệt như vậy thì rất mừng vì bán hàng, kinh doanh tùy tiện trên vỉa hè đã trở thành thói quen khó bỏ. Tôi tin mình làm quy củ thì đâu sẽ vào đó, muộn còn hơn không”. Tuy nhiên, ông Ba cũng mong muốn bên cạnh việc mạnh tay xử phạt, các cơ quan chức năng cũng cần cho những người buôn bán vỉa hè thu xếp để họ ổn định cuộc sống. “Nhiều người ngoài bán hàng vỉa hè thì họ chẳng biết làm gì khác. Cả cuộc sống chỉ trông vào đồng tiền buôn bán nhỏ”, ông Ba nói.

Theo thông tin từ một cán bộ Công an phường Vĩnh Phúc (Ba Đình), phường Vĩnh Phúc thực hiện theo chỉ đạo từ trên và thường ra quân kiểm tra xử lý khoảng 3 đợt/ tuần. “Mặt bằng kinh doanh đến đâu là do chính quyền quyết định, lực lượng Công an phường chỉ có trách nhiệm thi hành. Sai phạm đến đâu sẽ xử phạt đến đó”, cán bộ này cho hay. Theo đó, bên cạnh việc kiểm tra xử lý, phường cũng thường xuyên ra quân nhắc nhở các hộ kinh doanh để họ tự ý thức trong việc đảm bảo trật tự đô thị.

Trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội, ông Phạm Tuấn Long - Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm cho hay, để việc vi phạm không tái diễn, quận đã giao trách nhiệm cho phường và phân tích để người dân hiểu trách nhiệm các hộ kinh doanh được phép kinh doanh đến đâu. “Xử phạt là một hình thức nhưng chúng tôi đặt vấn đề tuyên truyền, vận động người dân lên hàng đầu, nhằm nâng cao ý thức của các hộ kinh doanh không lấn chiếm vỉa hè của người đi bộ”, ông Long chia sẻ. Ông Long cũng cho biết, ngoài việc lập biên bản xử phạt các hành vi lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, đoàn công tác cũng xử phạt những hành vi liên quan đến xả rác bừa bãi theo Nghị định 155. Trong ngày 28/2, tổ công tác đã xử phạt một chủ hộ trên đường Phủ Doãn về lỗi xả rác bừa bãi với mức phạt từ 5 đến 7 triệu đồng.

Cao Tuân – Đào Vân

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chi tiết 12 nhóm người được hưởng ưu đãi người có công với cách mạng, thân nhân và người có công nắm rõ để hưởng các quyền lợi

Chi tiết 12 nhóm người được hưởng ưu đãi người có công với cách mạng, thân nhân và người có công nắm rõ để hưởng các quyền lợi

Đời sống - 15 phút trước

GĐXH - Tùy vào từng đối tượng, người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng có thể được hưởng các chế độ ưu theo quy định. Dưới đây là danh sách 12 nhóm người được hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng.

Vợ chết, chồng bỏng nặng trong căn nhà ở Bình Dương

Vợ chết, chồng bỏng nặng trong căn nhà ở Bình Dương

Pháp luật - 51 phút trước

Nghe tiếng la hét thất thanh trong căn nhà ở Bình Dương, hàng xóm chạy qua kiểm tra và phát hiện người phụ nữ tử vong, người đàn ông bị bỏng nặng bên cạnh 2 xe máy bị cháy xém.

Bắt khẩn cấp tài xế "có cồn" gây tai nạn làm 1 người chết 7 người bị thương

Bắt khẩn cấp tài xế "có cồn" gây tai nạn làm 1 người chết 7 người bị thương

Pháp luật - 53 phút trước

Theo Cục CSGT, tài xế Nguyễn Mạnh Hà điều khiển ô tô tải đầu kéo không đi đúng phần đường rồi đâm vào quán nước khiến 1 người chết, 7 người bị thương. Tài xế Hà vi phạm nồng độ cồn.

Thông tin mới nhất về vụ bé trai 8 tuổi mất tích ở Đồng Nai

Thông tin mới nhất về vụ bé trai 8 tuổi mất tích ở Đồng Nai

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Lãnh đạo xã Xuân Thiện (huyện Thống Nhất, Đồng Nai) cho biết, bé trai 8 tuổi mất tích cách đây 3 ngày đã được tìm thấy.

Hai mẹ con tử vong bất thường trong ngôi nhà cháy

Hai mẹ con tử vong bất thường trong ngôi nhà cháy

Thời sự - 2 giờ trước

GĐXH - Phát hiện có khói bốc ra từ ngôi nhà 2 tầng, khi lực lượng chức năng phá cửa vào trong thì phát hiện có hai người đã tử vong.

Hải Phòng: Tranh giành khách và địa bàn, tài xế xe ôm bị đâm tử vong

Hải Phòng: Tranh giành khách và địa bàn, tài xế xe ôm bị đâm tử vong

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Do tranh giành địa bàn và khách tại ga tàu hỏa Hải Phòng, tài xế xe ôm ở ga và tài xế xe ôm công nghệ đã nảy sinh mâu thuẫn, xô xát. Trong lúc không giữ được bình tĩnh, tài xế xe ôm công nghệ đã dùng kéo đâm tài xế xe ôm tử vong.

Kẻ 'ẩn mặt' sau mạng xã hội và cú lừa hoa lan đột biến

Kẻ 'ẩn mặt' sau mạng xã hội và cú lừa hoa lan đột biến

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Khi thấy thị trường hoa lan đột biến có dấu hiệu "sốt" lại, Hiếu nhanh chóng lập một facebook ảo rồi đăng bán loại hoa này với mục đích lừa đảo.

Phú Thọ: Nghi án chồng sát hại vợ tại nhà trọ

Phú Thọ: Nghi án chồng sát hại vợ tại nhà trọ

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Tại nhà trọ, C. đã dùng dao đâm vợ trọng thương. Mặc dù được mọi người đưa đi cấp cứu ngay sau đó, nhưng do vết thương quá nặng, nạn nhân đã tử vong.

Lịch cắt điện Hải Phòng tuần này (từ 6 – 12/5/2024): Hàng loạt tuyến phố, khu dân cư nằm trong diện mất điện liên tục

Lịch cắt điện Hải Phòng tuần này (từ 6 – 12/5/2024): Hàng loạt tuyến phố, khu dân cư nằm trong diện mất điện liên tục

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH – Theo lịch cắt điện của Công ty Điện lực Hải Phòng, trong tuần sẽ có nhiều quận, huyện trung tâm nằm trong danh sách không có điện để dùng.

Tài xế say xỉn, lái xe đầu kéo lao vào quán tạp hóa khiến 8 người thương vong

Tài xế say xỉn, lái xe đầu kéo lao vào quán tạp hóa khiến 8 người thương vong

Thời sự - 4 giờ trước

GĐXH - Tài xế xe đầu kéo vi phạm nồng độ cồn, điều khiển phương tiện di chuyển không đúng phần đường sau đó lao vào quán tạp hóa khiến 8 người thương vong.

Tin sáng 6/5: Trần tình của người phụ nữ đạp cư dân ở chung cư tại Hà Nội; 'Lật Mặt' thu hơn 1.000 tỷ đồng, vợ chồng Lý Hải - Minh Hà bỏ túi bao nhiêu?

Tin sáng 6/5: Trần tình của người phụ nữ đạp cư dân ở chung cư tại Hà Nội; 'Lật Mặt' thu hơn 1.000 tỷ đồng, vợ chồng Lý Hải - Minh Hà bỏ túi bao nhiêu?

Thời sự

GĐXH - Người phụ nữ đạp cư dân ở chung cư tại Hà Nội gây xôn xao thời gian qua là con gái của ông Đặng Hồng Minh – Phó Ban quản trị tòa nhà Đồng Phát - Park View Tower; trên thực tế, nhà rạp, nhà phát hành lấy khoảng 60% doanh thu bộ phim chiếu rạp. Và với bảy phần phim Lật Mặt, Lý Hải thực nhận khoảng 240 tỷ đồng, chưa kể đến thuế TNCN, chi phí tài chính và lãi vay... (nếu có).

Top