Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hà Nội nỗ lực đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức tự nhiên

Thứ ba, 19:34 13/04/2021 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Tỷ số mất cân bằng giới tính khi sinh tại Hà Nội hiện vẫn ở mức cao. Thực trạng này được dự báo kéo theo những hệ lụy khôn lường, tác động tiêu cực đến đời sống xã hội trong tương lai.

Hà Nội nỗ lực đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức tự nhiên - Ảnh 1.

Nhiều trẻ em gái chăm ngoan, học giỏi trong các gia đình tiêu biểu thực hiện tốt chính sách dân số trên địa bàn Hà Nội đã được biểu dương nhân Ngày Quốc tế Trẻ em gái. Ảnh: N.Mai

Những hệ lụy khó lường

Theo Sở Y tế Hà Nội, tỷ số giới tính khi sinh trên địa bàn thành phố đã giảm dần, từ 117,6 bé trai/100 bé gái năm 2008, xuống còn 112,9 bé trai/100 bé gái vào năm 2019. Năm 2020, tỷ số giới tính khi sinh của Hà Nội ở mức 113 trẻ trai/100 trẻ gái.

Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Hoàng Đức Hạnh cho biết, dù tỷ số này trên toàn thành phố đang có xu hướng giảm, song vẫn trên mức báo động, nếu không có những tác động kịp thời, mất cân bằng giới tính khi sinh sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy khó lường.

Tiến sĩ Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển xã hội đã từng cảnh báo, trong tương lai không xa, nhiều người đàn ông có nguy cơ "ế" vợ, nhất là với nam giới có trình độ học vấn thấp, gia đình nghèo, sống tại các vùng khó khăn. Thậm chí, khi đó, tưởng rằng phụ nữ sẽ có giá trị, được coi trọng nhưng ngược lại, họ sẽ bị "săn đuổi", phải đối mặt với nguy cơ bị bắt cóc, mua bán, bị lạm dụng tình dục…

Còn theo bà Hà Thị Quỳnh Anh, chuyên gia của Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA), nguyên nhân cơ bản dẫn đến mất cân bằng giới tính khi sinh là do định kiến giới. Nhiều người quan niệm chỉ có con trai mới có thể phụng dưỡng cha mẹ, gánh vác trọng trách thờ cúng tổ tiên, nối dõi tông đường. Việc lựa chọn giới tính trên cơ sở định kiến giới khiến phụ nữ chịu áp lực phải sinh bằng được con trai, dễ dẫn đến nạo phá thai hoặc sinh con nhiều lần đến khi có được con trai, ảnh hưởng đến thể chất, tinh thần, sức khỏe sinh sản...

PGS. TS Nguyễn Duy Ánh, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho biết, việc cố gắng sinh con trai hầu hết rơi vào gia đình đã có từ 2 đến 3 con gái. Việc đẻ thêm con không chỉ là nỗi vất vả, khó khăn về kinh tế, mà còn kéo theo nhiều rủi ro về sức khỏe cho người phụ nữ.

Vận động nam giới tham gia công tác bình đẳng giới

Hà Nội nỗ lực đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức tự nhiên - Ảnh 2.

Một gia đình sinh con một bề là gái thực hiện tốt chính sách dân số được quận Đống Đa biểu dương. Ảnh: Xuân Lộc.

Với tỷ số giới tính khi sinh đạt 120,34 bé trai/100 bé gái vào năm 2018, huyện Ứng Hòa từng lọt vào nhóm địa phương có tỷ số mất cân bằng giới tính khi sinh cao của Hà Nội. Nhờ áp dụng nhiều giải pháp, trong 9 tháng năm 2020, huyện Ứng Hòa đã giảm tỷ số giới tính khi sinh xuống còn 112,3 bé trai/100 bé gái.

Để có được kết quả này, theo ông Nguyễn Thành Sơn, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Ứng Hòa, hằng năm, huyện đều kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm các quy định về nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi tại các phòng khám sản phụ khoa.

Cùng với đó, để thúc đẩy bình đẳng giới, huyện đã triển khai nhiều chính sách, mô hình hỗ trợ nâng cao vai trò, vị thế của trẻ em gái.

Đơn cử như trong tháng 10/2020, huyện đã tổ chức biểu dương 100 trẻ em gái chăm ngoan, học giỏi trong các gia đình tiêu biểu sinh con một bề là gái thực hiện tốt chính sách dân số. Từ đó, từng bước vận động làm thay đổi nhận thức và tư tưởng lạc hậu về sinh con trai, con gái.

Tương tự, tại quận Đống Đa, từ tỷ số giới tính khi sinh luôn khoảng 110 bé trai/100 bé gái, nhưng trong 9 tháng năm 2020, tỷ số này trên địa bàn quận đã giảm xuống còn 108 bé trai/100 bé gái. Ông Phan Hồng Việt, Phó Chủ tịch UBND quận Đống Đa cho rằng, đầu tư cho phụ nữ và trẻ em gái là đầu tư cho ổn định, thịnh vượng và hạnh phúc. Quận Đống Đa đã và đang thực hiện nhiều biện pháp, đầu tư chăm sóc, giáo dục, yêu thương trẻ em gái, đặc biệt là trẻ em gái có hoàn cảnh khó khăn.

Quận cũng vận động các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, nhất là những hộ sinh con một bề là gái thực hiện chính sách dân số, quy mô gia đình 2 con để nuôi dạy cho tốt.

Ngoài ra, từ đầu năm 2020 đến nay, có 23/30 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Hà Nội triển khai mô hình chăm sóc người cao tuổi sinh con một bề là gái, nhằm thay đổi quan niệm phải có con trai để phụng dưỡng lúc tuổi già.

Ông Tạ Quang Huy, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình Hà Nội cho biết, thời gian tới, Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông nâng cao nhận thức của người dân, phát huy hơn nữa vai trò của phụ nữ trong xã hội, vận động nam giới tham gia bình đẳng giới, từng bước xóa bỏ tư tưởng "trọng nam, khinh nữ"; thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về lựa chọn giới tính thai nhi; xây dựng và ban hành các hệ thống an sinh xã hội, trong đó ưu tiên phụ nữ và trẻ em gái, giữ tỷ lệ cân đối về giới tính trong cơ cấu dân số để xã hội phát triển bền vững.

Hà Nội triển khai 6 nhiệm vụ trọng tâm của công tác dân số năm 2021

Ổn định quy mô dân số, duy trì vững chắc mức sinh thay thế; giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh; nâng cao chất lượng dân số và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; góp phần hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của thành phố... Đây là những yêu cầu trong Kế hoạch số 256/KH-UBND ngày 31-12-2020 của UBND TP Hà Nội về triển khai thực hiện công tác dân số TP Hà Nội năm 2021.

Theo kế hoạch, UBND thành phố triển khai 6 nhiệm vụ trọng tâm của công tác dân số năm 2021, gồm: Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền về thực hiện công tác dân số; phối hợp chặt chẽ giữa các Ban, ngành, đoàn thể, UBND các quận, huyện, thị xã về thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm về công tác dân số; kiện toàn công tác tổ chức cán bộ, đầu tư kinh phí, nguồn lực cho công tác dân số; thực hiện các nội dung chương trình Dân số và Phát triển; thực hiện các đề án, kế hoạch của thành phố về công tác dân số; tập trung kiểm tra, giám sát, đánh giá các nhiệm vụ trọng tâm về công tác dân số.

Trong kế hoạch này, UBND TP Hà Nội cũng giao UBND các quận, huyện, thị xã hoàn thành công tác giao chỉ tiêu kế hoạch, chỉ tiêu giảm sinh và giảm sinh con thứ 3 trở lên, chỉ tiêu sàng lọc trước sinh, sàng lọc sơ sinh, chỉ tiêu sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại, chỉ tiêu người cao tuổi được khám sức khỏe tăng thêm định kỳ năm 2021 cho các xã, phường, thị trấn…

Thông qua các nhiệm vụ trên, TP Hà Nội phấn đấu năm 2021: Giảm tỷ suất sinh thô 0,1% so với năm 2020; giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên 0,1% so với năm 2020; tỷ lệ người cao tuổi được khám sức khỏe định kỳ tăng thêm 2%; tỷ lệ sàng lọc trước sinh 81%; tỷ lệ sàng lọc sơ sinh 85%; tỷ số giới tính khi sinh (số trẻ trai/100 trẻ gái) không quá 113; số người áp dụng biện pháp tránh thai mới là 380.350 người.

T.Trang - T.Nga

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

Dân số và phát triển - 6 giờ trước

Sa sút trí tuệ là khi bạn dần mất đi các chức năng thần kinh do các bệnh ảnh hưởng tới não bộ. Chứng bệnh này sẽ phát triển theo 3 giai đoạn tệ dần.

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Nhiễm độc thai nghén có thể xuất hiện vào 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu không được điều trị, nhiễm độc thai nghén có thể dẫn tới sảy thai, sinh non, sản giật. Những đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ bị nhiễm độc thai nghén thường nhẹ cân, chậm phát triển so với tuổi thai và suy thai.

Thuốc điều trị bệnh lậu

Thuốc điều trị bệnh lậu

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Bệnh lậu có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng lậu kháng thuốc ngày càng tăng. Do đó cần điều trị theo kháng sinh đồ. Sau khi hết đợt điều trị mà vẫn còn triệu chứng, bệnh nên đến gặp bác sĩ.

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Thời tiết mùa hè nóng bức ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai. Quá nóng khi mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Duy trì sức khỏe âm đạo là một phần không thể thiếu để có sức khỏe tổng thể và việc thích ứng với những thay đổi theo mùa có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn.

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Nếu thường xuyên cảm thấy chướng bụng, nôn nao, mệt mỏi, dễ xúc động hoặc đang quá phụ thuộc vào caffeine hay đường, có thể là do rối loạn nội tiết tố. Tham khảo cách cải thiện bằng chế độ ăn uống.

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Ngành Y tế Quảng Bình đang tập trung triển khai các hoạt động nhằm cải thiện sức khỏe cho đồng bào, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em...

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Việc vệ sinh vùng kín của nam giới hàng ngày là điều cần thiết. Nhưng vệ sinh vùng kín cho nam đúng cách thế nào không hẳn ai cũng biết.

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nhiều người đàn ông sợ biến chứng quai bị hay phải điều trị ung thư đã gửi tinh trùng vào ngân hàng, để sau này vẫn có thể thụ tinh trong ống nghiệm để sinh con.

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bệnh do nhiễm nấm Candida tuy gây ra các triệu chứng khó chịu nhưng thường dễ điều trị và ít khi đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng sẽ nghiêm trọng khi nấm Candida xâm nhập vào máu gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Top