Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hà Nội phấn tới năm 2030, 100% phụ nữ tuổi sinh đẻ tiếp cận thuận tiện các biện pháp tránh thai hiện đại

Thứ năm, 11:14 09/12/2021 | Dân số và phát triển

GiadinhNet – Trước bối cảnh dịch bệnh, Hà Nội đã chuyển hướng hoạt động truyền thông từ hình thức tập trung nhóm lớn sang hình thức phù hợp như hoạt động truyền thông tư vấn nhóm nhỏ, tư vấn trực tiếp… 9 tháng đầu năm nay, công tác dân số đã có nhiều kết quả. Hà Nội phấn đấu tới năm 2030, 100% phụ nữ tuổi sinh đẻ tiếp cận thuận tiện các biện pháp tránh thai hiện đại.

Hà Nội là một trong những địa phương đã triển khai hiệu quả Đề án Xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ KHHGĐ/ sức khoẻ sinh sản (gọi tắt là Đề án 818), góp phần giữ vững mức sinh thay thế trên địa bàn. Sự vào cuộc mạnh mẽ của các cấp đã tạo sự chuyển biến trong nhận thức và hành vi của người dân với công tác xã hội hóa, góp phần tăng số cặp vợ chồng sử dụng biện pháp tránh thai và chăm sóc sức khoẻ sinh sản cho người dân trong tình hình mới.

Theo TS Tạ Quang Huy - Chi cục trưởng Chi cục Dân số-KHHGĐ Hà Nội, thời gian qua, do tập trung mọi nguồn lực cho công tác phòng chống dịch nên toàn bộ hệ thống cán bộ làm công tác dân số cùng với đội ngũ cán bộ y tế, hệ thống chính trị cùng vào cuộc và ưu tiên cao nhất cho công tác phòng chống dịch nên cũng đã bị ảnh hưởng đến hoạt động triển khai đề án.

Tuy nhiên, Chi cục Dân số-KHHGĐ đã chỉ đạo lồng ghép tuyên truyền về dịch bệnh gắn với các hoạt động chuyên môn khác, như tổ chức chiến dịch truyền thông tư vấn chuyên đề về chăm sóc sức khỏe sinh sản-KHHGĐ, nhất là tuyên truyền, hướng dẫn phòng, chống dịch bệnh COVID-19… Bằng nhiều hình thức phù hợp gắn với các biện pháp phòng, chống dịch, đơn cử như tuyên truyền trên hệ thống đài phát thanh phường, xã, hình thức truyền thông nhóm nhỏ theo cụm dân cư, tư vấn trực tiếp tại hộ và tư vấn tại trạm y tế được tập trung đẩy mạnh.

Trong 9 tháng năm 2021, toàn TP Hà Nội có 72.535 trẻ sinh ra (giảm 5.137 trẻ so với cùng kỳ). Số sinh con 3 trở lên là 5.464 trẻ (giảm 518 trẻ so với cùng kỳ), tỷ lệ bà mẹ mang thai trên địa bàn TP được sàng lọc trước sinh đạt 84,17%... kế hoạch năm. Tổng số người áp dụng mới biện pháp tránh thai hiện đại là 410.662 đạt 108,0%...

Hà Nội phấn tới năm 2030, 100% phụ nữ tuổi sinh đẻ tiếp cận thuận tiện các biện pháp tránh thai hiện đại - Ảnh 1.

Cán bộ dân số tuyên truyền đến người dân. Ảnh minh họa

Trong bối cảnh toàn TP Hà Nội vẫn đang nỗ lực phòng chống dịch, ngoài việc tham gia nhiệm vụ ứng trực tại các chốt, điểm phòng, chống dịch các cán bộ, cộng tác viên dân số vẫn bảo đảm triển khai các hoạt động chuyên môn đặc thù về dân số-KHHGĐ, đến từng hộ dân để nắm bắt tình hình di biến động dân cư của địa bàn.

Theo ông Tạ Quang Huy, trong bối cảnh dịch bệnh cần tập trung công tác truyền thông dân số, đặc biệt chuyển hướng hoạt động truyền thông từ hình thức tập trung nhóm lớn sang hình thức phù hợp như hoạt động truyền thông tư vấn nhóm nhỏ, tư vấn trực tiếp… Đồng thời đẩy mạnh tư vấn truyền thông trực tiếp đến đối tượng là điều rất quan trọng để cho việc triển khai các hoạt động dân số, các đề án không bị gián đoạn.

Nhằm nâng cao việc tiếp cận thuận tiện các biện pháp tránh thai hiện đại với phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, trước đó, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 121/KH-UBND ngày 18/5/2021 về hành động thực hiện chương trình củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình của TP Hà Nội đến năm 2030.

Kế hoạch nêu rõ tới năm 2030 đạt các mục tiêu: 100% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ được tiếp cận thuận tiện với các biện pháp tránh thai hiện đại, hỗ trợ sinh sản, dự phòng vô sinh tại cộng đồng. Tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại đạt 76% vào năm 2025, đạt 78% vào năm 2030... 80% cơ sở cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định, bao gồm cả khu vực ngoài công lập vào năm 2025, đạt 95% vào năm 2030.

Cùng với đó, 100% xã, phường, thị trấn tiếp tục triển khai cung ứng các biện pháp tránh thai phi lâm sàng thông qua đội ngũ cộng tác viên dân số, nhân viên y tế thôn, tổ dân phố vào năm 2025 và duy trì đến năm 2030. 95% trạm y tế tuyến xã có đủ khả năng cung cấp các biện pháp tránh thai theo quy định vào năm 2025, đạt 100% vào năm 2030. 100% cấp quận, huyện có cơ sở y tế cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, thực hiện các biện pháp tránh thai lâm sàng; hỗ trợ kỹ thuật cho tuyến dưới vào năm 2025 và duy trì đến năm 2030. 100% cấp xã, phường thường xuyên tổ chức tuyên truyền, vận động người dân thực hiện kế hoạch hóa gia đình, sử dụng biện pháp tránh thai...

UBND cũng đã ban hành nhiều giải pháp, nhiệm vụ cần triển khai để thực hiện có hiệu quả. Trong đó một trong những nhiệm vụ rất quan trọng cần được triển khai là hoàn thiện cơ chế chính sách về cung cấp phương tiện tránh thai, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình tại địa phương; tuyên truyền, vận động thay đổi hành vi; phát triển mạng lưới dịch vụ kế hoạch hóa gia đình; đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, huy động nguồn lực thực hiện chương trình; nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế.

H.My
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bí quyết sống thọ của người Singapore dù chịu đủ áp lực

Bí quyết sống thọ của người Singapore dù chịu đủ áp lực

Dân số và phát triển - 1 giờ trước

Người dân Singapore sống thọ, khỏe mạnh nhờ chăm đi bộ, có hệ thống chăm sóc sức khỏe tốt, sử dụng thực phẩm lành mạnh.

Nhập viện cấp cứu do tự đặt mua thuốc phá thai tại nhà

Nhập viện cấp cứu do tự đặt mua thuốc phá thai tại nhà

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Ngày 20/9, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên vừa tiến hành cấp cứu, điều trị cho một trường hợp bệnh nhân bị chảy máu ồ ạt do tự đặt mua thuốc phá...

Nghệ An tổ chức chương trình truyền thông hưởng ứng Ngày Tránh thai thế giới

Nghệ An tổ chức chương trình truyền thông hưởng ứng Ngày Tránh thai thế giới

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Năm nay, Ngày Tránh thai thế giới được triển khai với chủ đề "Hãy lựa chọn cho mình một biện pháp tránh thai phù hợp để tránh mang thai ngoài ý muốn".

Những bệnh truyền nhiễm bà bầu dễ mắc phải

Những bệnh truyền nhiễm bà bầu dễ mắc phải

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Khi mang thai hệ miễn dịch của mẹ bầu suy giảm và dễ bị lây các bệnh truyền nhiễm như cảm cúm, đau mắt đỏ, Rubella hay viêm gan B…

Mờ mắt khi mang thai có nguy hiểm không?

Mờ mắt khi mang thai có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Khi mang thai, mẹ bầu thường bị ốm nghén, đau lưng, táo bón… Ngoài ra, mẹ bầu còn bị ảnh hưởng đến thị lực, trong đó mờ mắt là một triệu chứng phổ biến. Vậy, nguyên nhân gây mờ mắt là gì và mẹ bầu nên làm gì để khắc phục tình trạng này?

Vì sao phải khám thai định kỳ?

Vì sao phải khám thai định kỳ?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Khi có thai, người phụ nữ bắt buộc phải thực hiện khám thai ở 4 thời điểm để có thai kỳ khỏe mạnh và an toàn.

Nam giới trẻ tuổi có bị mắc ung thư tinh hoàn không?

Nam giới trẻ tuổi có bị mắc ung thư tinh hoàn không?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Khi còn trẻ, ít nam giới nghĩ đến bệnh ung thư nên nhiều người 'sốc' và không tin mình bị ung thư tinh hoàn. Mặc dù khá hiếm gặp nhưng đây lại là loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới trong độ tuổi từ 20 đến 35, chiếm khoảng 1% tổng số ung thư ở nam.

Chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách các bà mẹ cần biết

Chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách các bà mẹ cần biết

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Những chăm sóc chính trong suốt thời kỳ sơ sinh bao gồm giữ ấm cho trẻ. Cho trẻ luôn được nằm cạnh mẹ; Bú mẹ hoàn toàn và bú theo nhu cầu của trẻ…

Tổng cục Dân số phát động cuộc thi 'Chủ động tránh thai - Chủ động tương lai'

Tổng cục Dân số phát động cuộc thi 'Chủ động tránh thai - Chủ động tương lai'

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH – Cuộc thi hướng đến mục tiêu nâng cao nhận thức của toàn xã hội về chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, sử dụng các biện pháp tránh thai. Kêu gọi các cá nhân, cặp vợ chồng, đặc biệt chị em phụ nữ chủ động nâng cao ý thức, hành động đúng trong việc lựa chọn sử dụng các biện pháp tránh thai để không mang thai ngoài ý muốn.

Những giai đoạn nhất định phải đi khám khi mang thai

Những giai đoạn nhất định phải đi khám khi mang thai

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Phụ nữ mang thai cần khám thai định kỳ ít nhất 4 lần trong ba giai đoạn của thai kỳ tại cơ sở y tế để được quản lý, theo dõi sức khoẻ của mẹ và thai nhi và được tư vấn về chăm sóc thai nghén, chuẩn bị đầy đủ cho cuộc sinh đẻ an toàn.

Top