Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hà Nội sắp làm đường 3.500 tỷ đồng/km

Thứ tư, 07:00 10/01/2018 | Xã hội

GiadinhNet - Một số chuyên gia chỉ rõ lý do vì sao đoạn đường Hoàng Cầu - Voi Phục chỉ dài 2,2 km nhưng có tổng mức đầu tư dự kiến lên đến gần 7.800 tỷ đồng…


Đoạn đường vành đai 1 Hoàng Cầu – Voi Phục sẽ song song với tuyến đường Đê La Thành và có chiều rộng khoảng 50m. Ảnh: PV

Đoạn đường vành đai 1 Hoàng Cầu – Voi Phục sẽ song song với tuyến đường Đê La Thành và có chiều rộng khoảng 50m. Ảnh: PV

Mong thành phố sớm có phương án tái định cư

Mới đây, Chính phủ đã phê duyệt chủ trương đầu tư dự án xây dựng đường Vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục (quận Đống Đa, TP Hà Nội). Cụ thể, tuyến đường này có chiều dài 2,2km, chiều rộng 50 m, diện tích hơn 153.000m2, bao gồm 2 cầu vượt tại các nút Giảng Võ - Láng Hạ và nút Nguyễn Chí Thanh. Các hạng mục bãi đỗ xe, cây xanh cũng được đầu tư để khớp nối đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc cảnh quan.

Theo Ban quản lý dự án đầu tư công nghiệp dân dụng và công nghiệp Hà Nội - đơn vị thực hiện dự án, để làm tuyến đường, cơ quan chức năng phải giải phóng mặt bằng hơn 2.000 hộ dân (quận Ba Đình 1.241 hộ, quận Đống Đa 803 hộ), tái định cư hơn 2.200 hộ.

Chia sẻ với PV Báo Gia đình & Xã hội, bà Nguyễn Thị Huế (60 tuổi, ở Đê La Thành) cho biết, qua các cuộc họp dân phố, gia đình bà cũng đã nắm được thông tin căn nhà 3 tầng với diện tích hơn 200m2 của gia đình nằm trong diện giải tỏa để phục vụ dự án làm đường vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục. “Gia đình tôi sẵn sàng thực hiện đúng quyết định của thành phố. Tuy nhiên, ban ngành chức năng cần phải sớm đưa ra mức đền bù mặt bằng và sự hỗ trợ phương án tái định cư để chúng tôi an tâm”, bà Huế cho hay.

Giống như gia đình bà Huế, gia đình chị Đặng Thị Hoa (33 tuổi, Hoàng Cầu) cũng đã chuẩn bị tâm lý cho việc di dời. “Ban đầu khi biết thông tin về dự án tôi khá hoang mang vì hiện giờ nhà tôi mặt phố, thuận tiện cho kinh doanh, buôn bán. Không biết nơi tái định cư mới sẽ như thế nào?”, chị Hoa cho hay. Tuy vậy, người phụ nữ này cũng cho biết rất sẵn lòng vì mục đích chung của toàn thành phố bởi: “Nếu có thêm đường thì sẽ giảm ách tắc giao thông, cảnh quan thành phố cũng sẽ đẹp đẽ hơn, con cái mình đời sau cũng được hưởng lợi”.

Theo ghi nhận của PV, trong bổ sung quy hoạch mở đường vành đai 1 đoạn từ Hoàng Cầu đến Láng Hạ cũng gặp phải sự phản ứng của rất nhiều hộ dân. Theo đề án bổ sung này thì một phần diện tích rộng đến 6000m2 đoạn từ Hoàng Cầu đến Láng Hạ được quy hoạch làm bãi đỗ xe và trồng cây xanh. Như vậy, cả trăm hộ gia đình sống trên khu vực này vốn đã mất đi quá nửa diện tích đất cho dự án làm đường vành đai 1, nếu góp đất tiếp để xây bãi đỗ xe và trồng cây xanh họ sẽ không còn nhà cửa. Bức xúc, nhiều hộ gia đình đã gửi đơn kiến nghị lên các cơ quan chức năng.

Cụ Nguyễn Văn Dực (80 tuổi, có nhà nằm trên khu vực giải tỏa để làm bãi đậu xe và trồng cây xanh) đặt câu hỏi: “Trên phố Hoàng Cầu cũng đã có một bãi đậu xe rất rộng, tại sao phải xây thêm một bãi đậu xe mới cách khu vực đó không xa?”.

Lo ngại “thổi giá” đất để trục lợi


Cụ Nguyễn Văn Dực cho rằng đề án bổ sung xây dựng bãi đỗ xe và khu vực trồng cây xanh chưa hợp lý.

Cụ Nguyễn Văn Dực cho rằng đề án bổ sung xây dựng bãi đỗ xe và khu vực trồng cây xanh chưa hợp lý.

TS Phạm Sỹ Liêm - Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam cho rằng: Nếu thực hiện nghiêm Luật Quy hoạch đô thị sẽ không còn những con đường “đắt nhất hành tinh” như thời gian qua. “Đã có quy hoạch, việc làm vẫn phải làm. Trước đây, chúng ta cũng từng làm con đường “đắt nhất hành tinh” Kim Liên - Ô Chợ Dừa, nên việc giá đường mới mà Hà Nội đề xuất 7.800 tỷ đồng cho 2,2km đường vành đai Hoàng Cầu - Voi Phục cũng dễ hình dung được”.

“Tôi đã từng nêu quan điểm của mình ngay từ khi con đường Kim Liên - Ô Chợ Dừa được đưa ra lấy ý kiến. Theo tôi, sở dĩ tiền làm đường đắt là do phần lớn số tiền chi cho công tác giải phóng mặt bằng. Nếu tiền đầu tư làm đường đắt là do “thổi giá” thì cần phải lên án. Tuy nhiên, tiền giải phóng mặt bằng là tiền đi vào dân. Ở đây, vấn đề mà dư luận quan tâm là tiền đền bù cho dân phải công bằng, minh bạch”, ông Liêm nói.

Theo TS Phạm Sỹ Liêm, thực tế có nhiều dự án chi phí giải phóng mặt bằng rất cao, nhất là những dự án qua khu dân cư. Nguyên nhân do giá đất trong khu vực đó khi được cải thiện hạ tầng tăng lên gấp nhiều lần. Bất cập là tiền đền bù làm hạ tầng do nhà nước chi trả, nhưng cái lợi do giá trị đất tăng, nhà nước lại không được hưởng.

“Làm đường là để tăng cao giá trị đất đai hai bên đường chứ không phải chi số tiền “khủng” để đền bù nhưng lợi ích chỉ chủ đất hai bên đường được hưởng. Điều này gây nên tâm lý thiếu công bằng trong người dân. Để giải quyết những bất cập này, chính quyền địa phương cần thuê tư vấn chuyên nghiệp làm giải phóng mặt bằng có kinh nghiệm. Khi đã khoán gọn như vậy, đơn vị được thuê phải có trách nhiệm hoàn thành giải phóng mặt bằng hợp lý nhất”, ông Liêm nêu quan điểm.

Cũng theo TS Phạm Sỹ Liêm, Luật Quy hoạch đô thị đã quy định rõ, khi làm một con đường cần giải phóng cả hai bên mỗi bên tối thiểu 50 - 100m. Làm đường xong sẽ tái định cư dân tại chỗ để tạo công bằng hơn, người dân sẽ đòi hỏi ít hơn. Nếu thừa đất sẽ đấu giá để có thể bù được phần nào tiền giải phóng mặt bằng. Như vậy chi phí đầu tư làm đường cũng rẻ đi.

Ông Nguyễn Đức Biền, nguyên Trưởng ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng TP Hà Nội cho biết, thời điểm xây dựng tuyến đường Kim Liên - Ô Chợ Dừa, bản thân ông và nhiều cơ quan chức năng cũng đã nhìn thấy bất hợp lý này và đều thấy phải giải phóng mặt bằng rộng hơn để thu hồi thêm đất hai bên đường làm quỹ đất đấu giá bù vào chi phí xây dựng đường. Ông Biền nói: “Bản thân người dân được tái định cư tại chỗ thì cũng vui vẻ hơn khi nhà nước thu hồi đất. Những người có đất ở phía sau cũng không còn tình trạng “đổi đời” quá dễ dàng như hiện nay, bỗng nhiên nhà đất tăng giá gấp cả chục lần từ việc Nhà nước bỏ tiền ra đầu tư mở đường. Trong khi đó, ngân sách phải còng lưng để gánh khoản đầu tư bồi thường quá lớn. Do vậy cần phải tính toán kỹ trước khi triển khai dự án đoạn đường Hoàng Cầu-Voi Phục”.

Nhóm PV

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thiếu nữ 14 tuổi ‘bẻ lái’ cực gắt khiến kẻ giả danh CSGT mất hút

Thiếu nữ 14 tuổi ‘bẻ lái’ cực gắt khiến kẻ giả danh CSGT mất hút

Đời sống - 31 phút trước

Cú 'bẻ lái' khiến kẻ tự xưng CSGT để lừa đảo 'đứng hình' chính là câu nói cực gắt của thiếu nữ: 'Người chỉ huy sau lưng chú đang cầm roi điện đấy'.

Đăng ký xe, cấp biển số xe được thực hiện như thế nào sau ngày 1/7/2025?

Đăng ký xe, cấp biển số xe được thực hiện như thế nào sau ngày 1/7/2025?

Đời sống - 43 phút trước

GĐXH - Theo Thông tư số 51/2025/TT-BCA, từ ngày 1/7/2025, quy trình đăng ký xe và cấp biển số xe có nhiều điểm mới đáng chú ý. Người dân cần thực hiện các thủ tục, quy trình thế nào để đăng ký xe, cấp biển số xe diễn ra thuận lợi?

Nữ sinh đa tài với hành trình chinh phục đỉnh cao tranh biện và nghệ thuật

Nữ sinh đa tài với hành trình chinh phục đỉnh cao tranh biện và nghệ thuật

Giáo dục - 57 phút trước

GĐXH - Vừa qua, MC nhí Đỗ Quyên đã vinh dự giành được thành tích ấn tượng tại giải tranh biện Vietnamese Scholars Debating Championship 2025. Đây là một trong những giải đấu uy tín hàng đầu dành cho học sinh yêu thích tranh biện học thuật bằng tiếng Anh trên cả nước.

Tin sáng 5/7: Dùng máy bay không người lái cứu 2 cháu bé mắc kẹt giữa dòng lũ; cảnh giác chiêu trò lừa đảo lợi dụng việc sáp nhập các đơn vị hành chính

Tin sáng 5/7: Dùng máy bay không người lái cứu 2 cháu bé mắc kẹt giữa dòng lũ; cảnh giác chiêu trò lừa đảo lợi dụng việc sáp nhập các đơn vị hành chính

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông ở Gia Lai xác nhận dùng máy bay không người lái giải cứu 2 cháu nhỏ mắc kẹt giữa dòng nước lũ; lợi dụng chủ trương sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính, nhiều đối tượng xấu đã dựng lên nhiều kịch bản lừa đảo.

Bộ máy chính quyền 2 cấp ở Thái Nguyên bắt đầu vận hành trơn tru, hiệu quả

Bộ máy chính quyền 2 cấp ở Thái Nguyên bắt đầu vận hành trơn tru, hiệu quả

Thời sự - 13 giờ trước

GĐXH - Sau khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, các xã sau hợp nhất tại tỉnh Thái Nguyên đã bước đầu vận hành thông suốt, đảm bảo phục vụ người dân chu đáo, hiệu quả.

Những con giáp là thiên tài kinh doanh bẩm sinh, "rót tiền" vào đâu thắng lớn ở đó

Những con giáp là thiên tài kinh doanh bẩm sinh, "rót tiền" vào đâu thắng lớn ở đó

Đời sống - 16 giờ trước

GĐXH - Những con giáp này sinh ra đã có thiên phú trong lĩnh vực kiếm tiền, một khi đã lấn sân kinh doanh là sẽ càng ngày càng làm ăn phát đạt.

Truy tìm người phụ nữ tông bé trai rồi bỏ trốn ở Đắk Lắk

Truy tìm người phụ nữ tông bé trai rồi bỏ trốn ở Đắk Lắk

Pháp luật - 17 giờ trước

Công an xã Hòa Phú (Đắk Lắk) đang truy tìm người phụ nữ nghi lái xe máy tông bé 5 tuổi rồi bỏ trốn khỏi hiện trường.

Những điều cần làm ngay sau khi biết điểm thi, điểm chuẩn lớp 10 ở Hà Nội

Những điều cần làm ngay sau khi biết điểm thi, điểm chuẩn lớp 10 ở Hà Nội

Giáo dục - 17 giờ trước

Dự kiến Hà Nội sẽ công bố điểm thi lớp 10 vào ngày 4/7. Cùng thời điểm, Sở GD-ĐT Hà Nội cũng sẽ công bố điểm chuẩn vào các trường.

Mã vùng điện thoại cố định 34 tỉnh, thành từ ngày 1/7/2025

Mã vùng điện thoại cố định 34 tỉnh, thành từ ngày 1/7/2025

Đời sống - 17 giờ trước

GĐXH - Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành văn bản số 2784/BKHCN-CVT hướng dẫn thực hiện quy hoạch mã vùng điện thoại cố định mặt đất 34 tỉnh, thành kể từ ngày 1/7/2025.

Sổ đỏ được cấp tại xã, phường từ 1/7/2025: Người dân được lợi gì và cần biết ngay điều gì?

Sổ đỏ được cấp tại xã, phường từ 1/7/2025: Người dân được lợi gì và cần biết ngay điều gì?

Thời sự - 18 giờ trước

GĐXH - Từ 1/7/2025, 14 thủ tục đất đai, trong đó có đăng ký, cấp sổ đỏ lần đầu, đính chính, thu hồi và cấp lại sổ... sẽ được giải quyết tại xã, phường. Đây được xem là bước "đột phá" mới giúp rút ngắn thời gian, bãi bỏ thủ tục phiền hà và đảm bảo giá trị pháp lý cho giấy tờ cũ.

Top