Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hà Nội tăng cường quản lý an toàn thực phẩm

Thứ bảy, 09:00 07/01/2017 | Y tế

GiadinhNet - Chiều 6/1, đoàn giám sát của Quốc hội do Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND TP Hà Nội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2016.

Hoạt động giết mổ bò ở cở sở Mạnh Quang. Ảnh: L.H
Hoạt động giết mổ bò ở cở sở Mạnh Quang. Ảnh: L.H

Giết mổ nhỏ lẻ gây ô nhiễm môi trường

Trước đó, để đánh giá chính xác công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của Hà Nội, đoàn giám sát đã chia làm 4 tổ, mỗi tổ trực tiếp kiểm tra từ 6-8 điểm (gồm: Siêu thị, chợ, bếp ăn tập thể, lò giết mổ, cơ sở thức ăn đường phố…), làm việc với một số xã/phường, quận/huyện.

Hiện trên địa bàn thành phố có hơn 350.000 hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm. Tuy nhiên, qua giám sát, số doanh nghiệp chăn nuôi, số trang trại chăn nuôi quy mô lớn còn ít. Chăn nuôi nhỏ lẻ còn chiếm tỷ lệ lớn nên gây khó khăn trong quản lý, giám sát việc sử dụng kháng sinh, chất cấm trong chăn nuôi. Điều đáng nói là tình trạng giết mổ nhỏ lẻ, mất vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường vẫn diễn ra.

1h sáng 6/1, Tổ giám sát số 1 có mặt tại Công ty TNHH Thực phẩm Mạnh Quang (cơ sở giết mổ Mạnh Quang, xã Tri Thủy, huyện Phú Xuyên) để kiểm tra đột xuất. Tại thời điểm này, hàng chục con bò đang chuẩn bị giết mổ. Theo chủ cơ sở, lò mổ này có thể đáp ứng công suất giết mổ 60 con bò/ngày, trung bình mỗi ngày tại đây giết mổ khoảng 20-30 con. Kiểm tra giấy tờ, nguồn gốc thực phẩm, cơ sở Mạnh Quang đã đảm bảo. Tuy nhiên, ông Nguyễn Vinh Hà - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội, thành viên Tổ giám sát số 1 cho biết, việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm tại đây lại “có vấn đề”.

Lấy dẫn chứng, ông Hà cho biết, tại cơ sở này, chỉ có một phần xử lý theo công nghiệp là đưa con bò lên, còn khi thả con bò xuống thì lại “tiếp đất” xuống nền xi măng mất vệ sinh, nước lênh láng trên nền. Công nhân dù có đi ủng khi tham gia giết mổ, nhưng đi lại rất nhiều trên nền xi măng lênh láng nước bẩn thì vệ sinh khó đảm bảo. Chủ cơ sở giết mổ này có giải trình rằng, nền xi măng được đánh rửa hàng ngày, xịt nước nóng nhưng “không ăn thua”. Tiếp tục kiểm tra chỗ xả thải cho thấy, cơ sở dù có bể xả nhưng không hoạt động, nước thải không xử lý mà xả thẳng ra môi trường, do đó mùi rất hôi thối. “Thậm chí, mùi hôi thối này còn lên theo xe của tổ giám sát về tới nhà”, ông Nguyễn Vinh Hà cho biết.

Cơ sở giết mổ Mạnh Quang là một trong số các cơ sở mà Tổ giám sát số 1 do Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển làm Trưởng đoàn đã đi kiểm tra. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cùng tham gia Tổ giám sát. Tại một số đơn vị kiểm tra, Tổ giám sát đã yêu cầu cơ quan chức năng lấy mẫu thực phẩm để kiểm nghiệm.

Đánh giá công tác giám sát của Tổ giám sát số 2, ông Phan Xuân Dũng - Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội cho biết, khi đi khảo sát các cơ sở vẫn còn tình trạng chai lọ thuốc bảo vệ thực vật vứt vương vãi trên bờ mương. Tại chợ dân sinh, hàng hóa quy mô sạch sẽ, nhưng thực phẩm được bày bán chưa đúng quy định, còn nhiều thực phẩm không có nguồn gốc… Riêng tại chợ đầu mối Hải Bối (huyện Đông Anh), mỗi ngày giết khoảng vài chục nghìn con gia cầm, nhưng quá trình giết mổ tràn lan, trong khi công tác bảo vệ môi trường tại khu vực này còn hạn chế.

Phải tăng cường thanh tra, xử phạt

Nhấn mạnh về vấn đề quy hoạch quản lý một số vấn đề về an toàn thực phẩm, ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết, trong năm 2017, thành phố quyết tâm xây dựng 4 trung tâm giết mổ tập trung. Những người cung cấp thực phẩm giết mổ ở các tỉnh có đăng ký phải đưa vào danh sách quản lý, còn nếu giết mổ nhỏ lẻ dứt khoát không cho. “Dù thành phố chưa xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm tập thể nào lớn, nhưng nguy cơ là rất cao. Về các xã có cơ sở giết mổ, dù vào ban ngày mùi cũng rất kinh khủng. Người dân khi sống tại các xã chỉ có 5-7 hộ giết mổ thôi, nhưng với môi trường đầy mùi kinh khủng, nước xả thải không được xử lý như vậy không thể đảm bảo sức khỏe”, ông Nguyễn Đức Chung nói.

Về việc quản lý chất lượng rau, hoa quả trên địa bàn thành phố, ông Chung cho rằng, việc tiêu thụ rau hiện chưa kiểm soát được. Một bộ phận người trồng rau dù đã xây dựng được thương hiệu, nguồn gốc nhưng vẫn tranh thủ bán cho tư nhận, chở vào các chợ đầu mối. Ông Chung cho biết: “Tới đây, TP Hà Nội sẽ thí điểm quản lý kinh doanh hoa quả, không thể bày bán ngoài vỉa hè, lòng đường mà phải đưa vào trong nhà, có tủ bảo quản đảm bảo quy chuẩn, kiểm soát chặt xuất xứ. Còn với các chợ, quy hoạch của thành phố là dứt khoát không thể để phường nào cũng có chợ, phải tạo thói quen cho người dân mua bán thực phẩm trong siêu thị”.

Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, thời gian qua với nỗ lực của Chính phủ, các ngành thì số đoàn kiểm tra an toàn thực phẩm, số mẫu xét nghiệm tăng lên, nhưng số đơn vị vi phạm giảm hơn. Tỷ lệ mẫu nhiễm vi sinh giảm và số vi phạm cũng giảm, số tiền phạt tăng lên rất nhiều. Hiện nay, Bộ Y tế áp dụng thí điểm thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm tại TP Hà Nội và TPHCM, với những kết quả tiến bộ nhưng về mặt tổng thể vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của người dân. Về lâu dài, để có thực phẩm sạch, cần hạ tầng phát triển, nền nông nghiệp xanh, luật pháp nghiêm.

Cũng theo Bộ trưởng Bộ Y tế, với quản lý sản xuất rau củ quả, không thể xóa bỏ ngay sản xuất nhỏ lẻ ở nông thôn mà phải phát huy thế mạnh của các cơ sở, đặc biệt những nơi đã đảm bảo tiêu chuẩn sản xuất và đầu ra, có phân phối, tiếp thị, truyền thông có thương hiệu, cho vay vốn để có xe đưa đến các phường/xã để đặt hàng. Khi có cạnh tranh lành mạnh, người dân sẽ tập trung vào các cơ sở đảm bảo, các nhà sản xuất manh mún nhỏ lẻ, không đảm bảo an toàn thực phẩm sẽ bị sàng lọc. Bộ trưởng cho rằng, ngoài việc phải đẩy mạnh thanh tra, xử phạt, cũng phải tăng cường công tác tuyên truyền cho người dân, người sản xuất, kinh doanh, đồng thời phải tôn vinh các thực phẩm sạch, tiếp thị, quảng bá nhiều hơn nữa các cơ sở đảm bảo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm để khuyến khích các cơ sở hơn, vì động lực vẫn là thu nhập và thị trường.

Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Đức Hiển cho biết, Hà Nội có 10 triệu dân, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm rất lớn, nhưng với lực lượng quản lý an toàn thực phẩm còn mỏng, việc quản lý vẫn còn là thách thức đối với Thủ đô. Ông Hiển nói: “Đoàn giám sát ghi nhận những cố gắng của TP Hà Nội trong thời gian qua, nhưng mong thành phố sớm cần có giải pháp tích cực giải quyết các tồn tại, đưa Hà Nội trở thành thành phố an toàn, đáp ứng yêu cầu phát triển, nâng cao đời sống nhân dân”.

Năm 2016, Hà Nội đã lấy gần 25 nghìn mẫu thực phẩm xét nghiệm, chỉ phát hiện 443 mẫu không đạt (1,8%), tiêu hủy gần 10 tấn sản phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, việc xét nghiệm định lượng tại Labo mất từ 7 - 10 ngày nên ảnh hưởng tới việc xử lý vi phạm. 5 năm qua (2011-2016), Hà Nội đã kiểm tra, xử lý, phạt tiền hơn 18.500 với tổng số tiền phạt trên 92 tỷ đồng, tiêu hủy thực phẩm không đảm bảo chất lượng giá trị gần 48 tỷ đồng.

Võ Thu

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bệnh viện E chính thức được công nhận hệ thống xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế

Bệnh viện E chính thức được công nhận hệ thống xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Sáng 10/10/2024, Bệnh viện E chính thức được công nhận là một trong số ít bệnh viện công lập đạt được Chứng chỉ công nhận hệ thống quản lý ISO 15189:2022.

Tọa đàm và ra mắt bộ sách “Bộ công cụ tinh gọn trong y tế”

Tọa đàm và ra mắt bộ sách “Bộ công cụ tinh gọn trong y tế”

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Bộ sách “Bộ công cụ tinh gọn trong y tế” của tác giả Thomas Lindsay Jackson được biên dịch và xuất bản nhân dịp Ngày An toàn người bệnh thế giới với mong muốn góp phần xây dựng tủ sách về quản lý y tế, tạo nguồn tài liệu tham khảo quan trọng cho các nhà quản lý y tế cũng như thúc đẩy văn hóa an toàn người bệnh tại Việt Nam.

Báo động đỏ toàn viện cứu sống bệnh nhân vỡ tim nguy kịch

Báo động đỏ toàn viện cứu sống bệnh nhân vỡ tim nguy kịch

Y tế - 3 ngày trước

Sau khi tiếp nhận bệnh nhân trong tình trạng vỡ tim, nguy kịch, Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 kích hoạt quy trình báo động đỏ toàn viện để cứu sống bệnh nhân.

Lần đầu tiên ghép tủy đồng loại thành công ở miền Trung - Tây Nguyên

Lần đầu tiên ghép tủy đồng loại thành công ở miền Trung - Tây Nguyên

Y tế - 5 ngày trước

Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện hai ca ghép tuỷ đồng loại ở bệnh nhân mắc bệnh tan máu bẩm sinh. Đây là lần đầu tiên kỹ thuật này được thực hiện thành công tại khu vực Miền Trung - Tây Nguyên.

Thiếu niên 15 tuổi suýt mất 'của quý' vì sự tò mò tuổi mới lớn

Thiếu niên 15 tuổi suýt mất 'của quý' vì sự tò mò tuổi mới lớn

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Thiếu niên 15 tuổi (ở Nam Định) nhập viện trong tình trạng bao quy đầu bị sưng nề, thắt nghẹt và hoại tử kéo dài 3 ngày.

Bộc bạch cuối đời của bệnh nhân khiến nữ y tá bối rối

Bộc bạch cuối đời của bệnh nhân khiến nữ y tá bối rối

Y tế - 1 tuần trước

Một số bệnh nhân nói rằng họ sẽ chết tại thời điểm nào đó và thực tế điều đó đã diễn ra.

Bệnh trĩ và các phương pháp điều trị hiệu quả

Bệnh trĩ và các phương pháp điều trị hiệu quả

Sống khỏe - 1 tuần trước

GĐXH - Bệnh trĩ gặp ở mọi lứa tuổi bao gồm nhiều thể loại như trĩ nội, trị ngoại, trĩ hỗn hợp và trĩ vòng và ở các mức độ khác nhau. Từ trước tới nay có nhiều phương pháp điều trị hiệu quả. Vì vậy, cần phải xem xét để lựa chọn những phương pháp hiệu quả và phù hợp nhất đối với mỗi người bệnh.

Bé gái bị thoát vị hoành kèm theo dị tật phổi biệt lập

Bé gái bị thoát vị hoành kèm theo dị tật phổi biệt lập

Y tế - 1 tuần trước

Thông tin từ Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ, bệnh viện vừa phối hợp với chuyên gia Bệnh viện Nhi Trung ương phẫu thuật thoát vị hoành kèm theo dị tật phổi biệt lập cho bé gái 9 tháng tuổi.

Người đàn ông ở Phú Thọ bị rắn hổ mang cắn, suýt nguy hiểm tính mạng nếu không kịp làm ngay điều này

Người đàn ông ở Phú Thọ bị rắn hổ mang cắn, suýt nguy hiểm tính mạng nếu không kịp làm ngay điều này

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Một người đàn ông ở huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ bị rắn hổ mang cắn may mắn được các bác sĩ xử trí kịp thời.

Thanh niên bị TNGT chết não hiến đa tạng hồi sinh nhiều cuộc đời

Thanh niên bị TNGT chết não hiến đa tạng hồi sinh nhiều cuộc đời

Y tế - 1 tuần trước

Các bác sĩ Bệnh viện HNĐK Nghệ An triển khai lấy đa tạng (thận, gan, tim, giác mạc) từ thanh niên bị chết não. Sau đó, tiến hành ghép thận cho 2 bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối đang điều trị chạy thận nhân tạo chu kỳ.

Top