Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hà Nội tăng học phí như “muối bỏ biển”?

Thứ hai, 11:10 07/12/2015 | Xã hội

GiadinhNet - Hà Nội vừa chính thức thông qua phương án học phí mới với mức tăng từ 10.000đồng - 20.000 đồng/tháng. Mức tăng này khiến nhiều phụ huynh lo lắng về việc chất lượng giáo dục đào tạo có được tăng theo. Bên cạnh đó, nhiều trường cũng băn khoăn mức thu này khó có thể cải thiện về cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học.

 

Từ tháng 1/2016, học phí các trường công lập ở Hà Nội sẽ tăng theo “mức sàn” khung học phí của Chính phủ. Ảnh: Q.A
Từ tháng 1/2016, học phí các trường công lập ở Hà Nội sẽ tăng theo “mức sàn” khung học phí của Chính phủ. Ảnh: Q.A

 

Muốn giữ nhưng buộc phải tăng

Dù cố “giữ giá” mức đóng học phí ở các trường công lập từ mầm non, tới bậc trung học, giáo dục thường xuyên (GDTX) trong những năm qua, nhưng cuối cùng Hà Nội vẫn phải “ngậm ngùi” tăng học phí từ tháng 1/2016. Tại Kỳ họp thứ 14 HĐND TP Hà Nội khóa XIV vừa thông qua Nghị quyết Quy định về mức học phí và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập đối với các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân của TP Hà Nội từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021. Theo đó, các mức học phí đều được tăng lên để đạt “mức sàn” của Nghị định 86/2015/NĐ-CP.

Cụ thể, trong năm học 2015 - 2016 mức học phí cấp mầm non, trung học, GDTX công lập ở khu vực thành thị từ 40.000 đồng/tháng lên 60.000 đồng/tháng; học phí ở khu vực nông thôn tăng từ 20.000 đồng/tháng lên 30.000 đồng/tháng; học phí ở khu vực miền núi là 8.000 đồng/tháng. Riêng các cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao vẫn giữ nguyên mức thu học phí như hiện tại: Trường mầm non và tiểu học thu 3,2 triệu đồng/tháng. THCS và THPT có mức thu 3,4 triệu đồng/tháng.

Theo ghi nhận, đối với nhiều phụ huynh có con đang theo học tại các trường công lập ở Hà Nội, lần tăng học phí này tăng không đáng kể (20.000đồng/tháng khu vực thành thị, 10.000đồng/tháng ở khu vực nông thôn), không tác động nhiều lắm tới kinh tế gia đình, song vẫn tạo ra nhiều băn khoăn, lo lắng. Chị Thu Hoài (Khu đô thị Đại Kim, quận Hoàng Mai) có con học ở trường mầm non cho biết: “Tiền học phí có tăng nhưng cũng không đáng kể, trong thời buổi mọi chi phí tăng cũng nên hỗ trợ khó khăn cho các trường thông qua học phí. Tuy nhiên, tăng học phí cũng cần tăng thêm giáo viên, tăng chất lượng giáo dục và chăm sóc tốt cho trẻ”.

Anh Nguyễn Đức Hùng (đường Xã Đàn, quận Đống Đa) có con học lớp 6 ở quận Đống Đa, chia sẻ: “Cần phải tăng học phí, để học sinh tăng thêm mức thụ hưởng giáo dục. Song vấn đề học phí nhiều năm nay chưa là mối bận tâm của phụ huynh, nhưng các khoản đóng góp khác ngoài học phí và chưa kể tiền ăn như: Tiền bán trú trong các trường có tổ chức học (tiền ăn, chăm sóc và trang thiết bị), tiền học 2 buổi/ngày, quỹ lớp, quỹ trường… hàng tháng cũng tiêu tốn của phụ huynh một số tiền khá lớn, gấp rất nhiều lần so với học phí. Theo tôi, cần hỗ trợ cho các trường để chăm sóc, dạy học sinh tốt hơn, tránh lạm thu và học thêm tràn lan”.

Tăng học phí có giảm được lạm thu?

Bà Nguyễn Thị Thùy, Trưởng Ban văn hóa - Xã hội (HĐND TPHà Nội) cho rằng, mức điều chỉnh tăng học phí không lớn, khu vực nông thôn tăng 10.000 đồng/học sinh/tháng, khu vực thành thị tăng 20.000 đồng/tháng so với mức thu hiện đang áp dụng. Các mức tăng trên chỉ đạt mức thấp nhất theo quy định của Nghị định 86, tạo điều kiện cho mọi trẻ em có cơ hội tới trường, thể hiện chính sách ưu đãi của thành phố dành cho giáo dục.

Nhiều năm làm công tác trong ngành giáo dục, trong đó có cả cơ sở giáo dục công lập nên PGS Văn Như Cương, Chủ tịch HĐQT Trường Lương Thế Vinh (Hà Nội) cũng rất hiểu cho nỗi khó khăn của các trường công lập hiện nay. PGS Văn Như Cương chia sẻ, mức học phí HĐND TP.Hà Nội vừa thông qua quá thấp, khung học phí trước đã tồn tại lâu là nguyên nhân khiến chất lượng giáo dục khó được cải thiện ở nhiều trường học. Bây giờ mức tăng chỉ là 20.000đồng và 10.000 đồng/tháng rõ ràng là không đáng kể, chưa “thấm” vào đâu.

“Mỗi năm nhà nước chi 25% khoản ngân sách cho giáo dục, với mức chi này chưa đủ cho giáo dục. Học phí thấp ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo trong các nhà trường. Bên cạnh đó, học phí thấp cũng là một phần nguyên nhân dẫn đến tình trạng “lạm thu” trong nhiều trường. Chẳng hạn, khi cơ sở vật chất hư hỏng, ngân sách không đủ sẽ buộc nhà trường phải huy động từ phụ huynh, như vậy lại dễ dẫn đến thắc mắc, phụ huynh cho là ép buộc, lạm thu… Bên cạnh đó, nếu học phí được nâng lên thì đời sống của giáo viên cũng được cải thiện, yên tâm công tác và cống hiến”, PGS Văn Như Cương chia sẻ thêm.

Theo chia sẻ của lãnh đạo một số trường công lập ở Hà Nội, mức thu học phí hiện nay dù tăng lên nhưng cũng sẽ là bất cập, đó là số tiền tăng học phí không bằng tiền gửi xe đạp của học sinh, một buổi đi học thêm... Do đó, ngân sách nhà nước và nguồn thu học phí được trích lại sẽ là bài toàn khó trong hoạt động của nhà trường, rất khó để nâng cấp cơ sở vật chất, phục vụ dạy học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Đặc biệt, kinh phí eo hẹp cũng sẽ khiến các trường “huy động” theo nhiều cách, dẫn đến bức xúc trong phụ huynh, vấn đề “lạm thu” vẫn chưa được giải quyết triệt để.

 

Từ năm học 2016 - 2017, UBND TP Hà Nội sẽ giao các sở, ngành tiến hành rà soát, tính toán đề xuất mức thu học phí phù hợp điều kiện kinh tế của từng địa bàn dân cư, khả năng đóng góp thực tế của người dân và tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng hằng năm. Các trường công lập chất lượng cao sẽ được chủ động xây dựng mức học phí tương xứng để trang trải chi phí đào tạo, trình UBND thành phố phê duyệt.

Quang Anh/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nửa đêm lẻn vào Đền Quan Hoàng Bảy để trộm tiền công đức

Nửa đêm lẻn vào Đền Quan Hoàng Bảy để trộm tiền công đức

Pháp luật - 7 giờ trước

GĐXH - Lợi dụng đêm tối, Danh đã đột nhập vào khu vực thờ tự của Đền Quan Hoàng Bảy, với mục đích chiếm đoạt tiền công đức. Tuy nhiên, mọi hành vi của đối tượng đều không qua mắt được lực lượng công an cùng quần chúng nhân dân.

Hà Nội: Vì sao dự án đường nối Đỗ Đức Dục - Mễ Trì dài hơn 800m nhưng 'mắc kẹt' gần 10 năm?

Hà Nội: Vì sao dự án đường nối Đỗ Đức Dục - Mễ Trì dài hơn 800m nhưng 'mắc kẹt' gần 10 năm?

Đời sống - 8 giờ trước

GĐXH - Sau gần 10 năm khởi công, con đường dài hơn 800m của dự án đường nối Đỗ Đức Dục - Mễ Trì (quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội) vẫn dang dở, ngổn ngang. Theo người dân sinh sống tại khu vực dự án đi qua, nguyên nhân khiến dự án này "mắc kẹt" là bởi sự thiếu minh bạch liên quan đến hồ sơ pháp lý, quy hoạch cũng như công tác giải phóng mặt bằng...

Ngày hội đổi đồ 'đặc biệt' ở trường học tại Hải Dương - san sẻ yêu thương, nhân lên lòng nhân ái

Ngày hội đổi đồ 'đặc biệt' ở trường học tại Hải Dương - san sẻ yêu thương, nhân lên lòng nhân ái

Xã hội - 8 giờ trước

GĐXH - "Mục đích lớn nhất của ngày hội này là san sẻ yêu thương, chống lãng phí, dạy cho học sinh cách tiết kiệm, tăng cường tinh thần đoàn kết làm việc cộng đồng và nhân lên lòng nhân ái...", Hiệu trưởng trường THCS Vĩnh Hòa cho biết.

Em bé 1 tháng tuổi đã biết 'lườm bố cháy mặt' khiến cộng đồng mạng cười không ngớt

Em bé 1 tháng tuổi đã biết 'lườm bố cháy mặt' khiến cộng đồng mạng cười không ngớt

Đời sống - 9 giờ trước

GĐXH - Ánh mắt 'lườm bố' là một khoảnh khắc tưởng như rất đời thường của một em bé mới tròn một tháng tuổi lại bất ngờ gây sốt khiến cộng đồng mạng không khỏi bật cười.

'Trận chiến' bảo vệ dữ liệu cá nhân: "Bạn đang là nạn nhân mà vẫn không hay biết?"

'Trận chiến' bảo vệ dữ liệu cá nhân: "Bạn đang là nạn nhân mà vẫn không hay biết?"

Pháp luật - 9 giờ trước

GĐXH - Mỗi cú click, mỗi lần nhập số điện thoại hay tài khoản ngân hàng, bạn đang vô tình 'hiến dâng' dữ liệu cá nhân cho hàng loạt nền tảng không rõ danh tính. Luật An ninh mạng và Nghị định 13/2023 ra đời như một 'lá chắn' pháp lý, nhưng liệu chúng ta đã thực sự hiểu và sử dụng đúng quyền được bảo vệ của mình? Hãy cùng giải mã cách thức bảo vệ dữ liệu cá nhân trong thời đại số trước khi quá muộn.

Cụm công nghiệp Yên Bằng ở Nam Định hiện ra sao sau hơn 3 năm thi công?

Cụm công nghiệp Yên Bằng ở Nam Định hiện ra sao sau hơn 3 năm thi công?

Thời sự - 10 giờ trước

GĐXH - Khởi công xây dựng từ tháng 12/2021, đến nay đã hơn 3 năm, thế nhưng dự án xây dựng cụm công nghiệp Yên Bằng (huyện Ý Yên, Nam Định) vẫn ngổn ngang, cỏ mọc um tùm và nhiều đầm lầy trở thành nơi thả trâu bò.

Hà Nội: Nhà hàng bò tơ ở Mỹ Đình bốc cháy ngùn ngụt

Hà Nội: Nhà hàng bò tơ ở Mỹ Đình bốc cháy ngùn ngụt

Đời sống - 10 giờ trước

GĐXH - Chiều 3/4, đám cháy lớn bất ngờ bùng phát tại nhà hàng Bò Tơ Quán Mộc, trên đường Lưu Hữu Phước, thuộc Khu đô thị Mỹ Đình (quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội)

Hà Nội yêu cầu kiểm tra dự án đội vốn trăm tỷ 'đắp chiếu' nhiều năm, người dân khổ sở vì rác thải

Hà Nội yêu cầu kiểm tra dự án đội vốn trăm tỷ 'đắp chiếu' nhiều năm, người dân khổ sở vì rác thải

Xã hội - 12 giờ trước

GĐXH - Ngày 03/4, Chủ tịch UBND Thành phố vừa chỉ đạo bằng văn bản yêu cầu các đơn vị liên quan kiểm tra, xử lý thông tin về dự án đội vốn trăm tỷ "đắp chiếu" nhiều năm, người dân khổ sở vì rác thải, nước ngập khi mưa lớn.

Bắt nhóm đối tượng cố ý gây thương tích rồi bỏ trốn vào các tỉnh phía Nam

Bắt nhóm đối tượng cố ý gây thương tích rồi bỏ trốn vào các tỉnh phía Nam

Pháp luật - 12 giờ trước

GĐXH - Đây là nhóm đối tượng manh động, coi thường pháp luật. Quá trình di chuyển trên đường đi, các đối tượng không đội mũ bảo hiểm, đi với tốc độ cao, lạng lách, đánh võng, rú ga, bóp còi và cầm hung khí trên tay thị uy, gây mất an ninh trât tự.

Múc đất làm nhà, phát hiện quả bom còn nguyên kíp nổ

Múc đất làm nhà, phát hiện quả bom còn nguyên kíp nổ

Xã hội - 12 giờ trước

GĐXH - Trong quá trình múc đất làm nhà, người dân phát hiện quả bom có ký hiệu MK-82, đường kính 27cm, dài 155cm, nặng khoảng 226kg, còn nguyên kíp nổ. Quả bom này có sức công phá mạnh và nguy hiểm.

Top