Hà Nội trước áp lực tăng dân số
Theo dự báo của Viện Dân số và các vấn đề xã hội, đến năm 2050, dân số Hà Nội có thể tăng lên gấp đôi, tương đương 14 triệu người. Dân số tăng nhanh làm gia tăng áp lực về y tế, giáo dục, môi trường, nhà ở và văn minh đô thị.
Áp lực mọi bề
Theo Chi cục Dân số và Kế hoạch hóa gia đình Hà Nội, trung bình mỗi năm dân số Thủ đô dự kiến tăng thêm khoảng 200.000 người, tương đương một huyện lớn. Những năm gần đây, số dân thuộc diện hộ khẩu thường trú của phường Thượng Đình, quận Thanh Xuân, đã tăng thêm cả vạn người, nâng tổng số lên 2,61 vạn người với gần 6.700 hộ. Nếu tính cả số lượng căn hộ xây mới của các dự án trên địa bàn phường đang và sẽ đưa vào sử dụng trong thời gian sắp tới thì số dân của phường này sẽ tăng lên tới khoảng 4 vạn người.
Còn phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, chưa kể dân của các khu đô thị lớn và hàng loạt dự án nhà ở, khu chung cư khác trên địa bàn đang đưa vào sử dụng đã có trên 4 vạn dân. Vì thế, thời gian tới, dân số phường này có thể tăng trên 8 vạn. Phường Phúc La, quận Hà Đông, là nơi thể hiện khá rõ sự gia tăng dân số “nóng”. Nếu năm 2011 dân số của phường này chỉ có khoảng 1,7 vạn người thì năm 2016 con số này đã lên tới 3 vạn người, tăng gần gấp đôi chỉ trong vòng 5 năm. Với tỷ lệ như vậy, hiện nay phường Phúc La đang dẫn đầu về tỷ lệ tăng dân số ở quận Hà Đông. Các hộ dân diện KT3, KT4 rất lớn, chiếm khoảng 1/3 số dân ở đây, khiến công tác quản lý hành chính gặp nhiều khó khăn.
Cũng theo tính toán của Chi cục Dân số và Kế hoạch hóa gia đình Hà Nội, dân số Thủ đô trong 5 năm qua tăng thêm 1,3 triệu người, riêng khu vực nội thành tăng 1,2 triệu, trong đó phần lớn là gia tăng cơ học từ người nhập cư. Nếu không tính người dân các địa phương lân cận về Hà Nội làm ăn theo mùa vụ và người vãng lai thì mật độ dân số trung bình hiện nay của Hà Nội khoảng 2.100 người/km2, khu vực trung tâm có mật độ cao nhất.
So với Thủ đô của các nước trong khu vực ASEAN, mật độ trung bình ở mức từ 100 đến 200 người/km2, thì mật độ dân số của Hà Nội là quá cao. Có thể hình dung, chưa tính đến sự di chuyển của phương tiện giao thông chỉ cần từng ấy con người đứng cạnh nhau cũng đã là cả vấn đề. Tính đến cuối năm 2015, Hà Nội có khoảng 7,5 triệu nhân khẩu, trong đó, toàn thành phố có gần 1,5 triệu người tạm trú. Theo dự báo của Viện Dân số và các vấn đề xã hội, đến năm 2050, dân số Hà Nội có thể tăng lên gấp đôi, tương đương khoảng 14 triệu người. Với tốc độ tăng trưởng dân số như vậy, Thủ đô đang phải chịu áp lực rất lớn trên mọi lĩnh vực.

Điều hòa dân số thế nào?
Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số Lê Cảnh Nhạc, bên cạnh áp lực về ùn tắc giao thông thì việc gia tăng dân số sẽ tạo thêm những áp lực về y tế, giáo dục, môi trường, nhà ở và văn minh đô thị. Có thể thấy, chúng ta đang kiểm soát được dân số nhưng phân bố dân số làm sao để phù hợp thì lại là vấn đề đau đầu. Tích tụ dân số của các quận vùng lõi khiến mật độ dân số tại các vùng này siêu cao như Hai Bà Trưng: 31.000 người/km2, Đống Đa: 29.000 người/km2, các quận huyện khác như Sóc Sơn, Ba Đình, Cầu Giấy cũng trên 20.000 người/km2. Nếu so với Thủ đô Tokyo (Nhật Bản) thì dân số Hà Nội chỉ bằng 1/3 nhưng họ vẫn có sự phân bố hợp lý, vì vậy ở đây là điều hòa dân số. Các nhà hoạch định chính sách cần nhìn nhận nghiêm túc vấn đề này với việc phát triển kinh tế - xã hội. Mỗi một khu đô thị mới mọc lên, mỗi một trung tâm thương mại chuẩn bị ra đời thì cân nhắc xem đặt ở vị trí nào cho phù hợp.
Cùng với những giải pháp đồng bộ, lâu dài mang tính chiến lược, một số ý kiến cho rằng, trước khi hạ tầng đủ đáp ứng cho giao thông và các lĩnh vực khác như y tế, giáo dục… thì việc cần làm trước tiên là phải giảm áp lực dân số ở khu vực trung tâm, giảm số dân đổ về Hà Nội, hạn chế gia tăng dân số cơ học. Tuy nhiên, theo Hiến pháp, mọi công dân đều có quyền sinh sống ở bất cứ đâu trên lãnh thổ Việt Nam, do vậy việc thực hiện chuyển trụ sở của các bộ, ngành, các trường đại học, cơ sở y tế đã được Chính phủ phê duyệt ra xa khu vực trung tâm, vùng lõi của Thủ đô Hà Nội là điều cần sớm được thực hiện nghiêm túc. Cùng với đó, chia sẻ áp lực với Hà Nội, các tỉnh, thành phố lân cận cũng phải đẩy mạnh phát triển kinh tế, tạo nhiều việc làm cho người dân, đồng thời xây dựng những thị xã, thành phố đáng sống, đáng đến nhằm hạn chế tình trạng lao động di cư đến các thành phố lớn.
Theo Đại biểu nhân dân

Chế độ ăn cho người bị cường kinh
Dân số và phát triển - 33 phút trướcChế độ ăn uống khoa học, vận động thể chất đều đặn là những yếu tố quan trọng giúp chị em có sức khỏe tốt và chu kỳ kinh nguyệt ổn định.

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcMặc dù được sử dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm gia đình nhưng phthalate không tốt cho sức khỏe. Phụ nữ mang thai tiếp xúc với chất này có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và sự phát triển não bộ trẻ sơ sinh.

Cục Dân số giám sát công tác tuyên truyền, tư vấn, cung cấp biện pháp tránh thai ở Quảng Ninh
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcGĐXH - Qua kiểm tra thực tế, đoàn kiểm tra ghi nhận một số khó khăn, vấn đề còn vướng mắc trong quá trình triển khai tuyên truyền, tư vấn và cung cấp biện pháp tránh thai của những người làm dân số tỉnh Quảng Ninh.

7 nguyên tắc sống khỏe và trường thọ
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcViệc áp dụng các nguyên tắc dưới đây có thể mang lại một cuộc sống khỏe mạnh, sống lâu hơn và trọn vẹn hơn…

Nhận biết 5 dấu hiệu bệnh lậu ở nam giới
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcBệnh lậu là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến, chủ yếu ảnh hưởng đến đường sinh dục nhưng cũng có thể lây nhiễm vào cổ họng, trực tràng và mắt.

Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn táo thường xuyên?
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcĂn táo bằng nhiều cách, có thể nấu chín, dùng làm nước ép hay ăn trực tiếp... đều có thể cải thiện sức khỏe tổng thể và giúp ngăn ngừa một số tình trạng bệnh mạn tính, bao gồm bệnh tim, đái tháo đường.

Đau vú sau khi kỳ kinh nguyệt có nguy hiểm không?
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcNhiều phụ nữ thấy vú đau trong những ngày trước kỳ kinh nguyệt và cơn đau thường biến mất ngay sau khi kỳ kinh bắt đầu. Tuy nhiên, một số phụ nữ thấy cơn đau vẫn tiếp diễn ngay cả sau khi kỳ kinh đã kết thúc.

7 điều cần biết về bệnh lây truyền qua đường tình dục
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcCác bệnh lây truyền qua đường tình dục còn được gọi là nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI). STI có thể lây truyền trong bất kỳ hình thức sinh hoạt tình dục nào.

Các thuốc trị rụng tóc thời kỳ mãn kinh
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcRụng tóc là một trong những triệu chứng thường thấy ở phụ nữ thời kỳ mãn kinh. Việc điều trị sớm, đúng cách có thể giúp làm chậm quá trình rụng tóc, cải thiện sức khỏe tổng thể của tóc, đồng thời giúp chị em thêm tự tin trong cuộc sống.

Thuốc điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcHội chứng tiền kinh nguyệt có thể gây khó chịu về mặt thể chất, tinh thần... ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều trường hợp bị Hội chứng tiền kinh nguyệt nặng, kéo dài cần phải dùng thuốc để điều trị.

7 cách đơn giản giúp đánh tan mỡ bụng ở phụ nữ tiền mãn kinh
Dân số và phát triểnMột trong những nỗi phiền muộn của phụ nữ tuổi 40 khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh là dễ tăng cân và nhiều mỡ bụng. Giảm cân, giảm béo bụng dù khó khăn nhưng vẫn có cách nếu chị em kiên trì.