Hãi hùng những cách trị chấy “bá đạo” của người lớn cho trẻ
GiadinhNet - Bị lây chấy khi trẻ đi học mầm non, tiểu học là nỗi hãi hùng của cha mẹ. Việc áp dụng những cách trị chấy không an toàn sẽ ảnh hưởng sức khỏe của trẻ. Bạn có thể tham khảo lời khuyên dưới đây từ các chuyên gia.

Nên thường xuyên kiểm tra đầu trẻ để sớm phát hiện chấy. Ảnh: T.L
Mang họa vì dùng hóa chất gội đầu trị chấy
Bị chấy là một hiện tượng phổ biến thường thấy ở trẻ đi học mẫu giáo hoặc tiểu học. Những trẻ học bán trú, việc sinh hoạt ở trường với những giờ ngủ trưa cùng nhau khiến cho chấy lây lan từ bé này sang bé khác là chuyện dễ dàng xảy ra.
Thấy con gãi đầu xoành xoạch, chị Hương (ở Hoàng Mai, Hà Nội) bới tóc con thì thấy mấy con chấy. Bắt mãi không hết vì trứng chấy bám vào tóc còn nhiều, chị Hương bèn lấy xà phòng giặt gội đầu cho con. Không biết có hết được trứng chấy hay không, chỉ biết sau mỗi lần gội bằng xà phòng giặt, tóc bé cứng đơ và da đầu bị rát.
Có trường hợp sau khi dùng hạt na trị chấy cho trẻ để nước rơi vào mắt đã phải vào viện trong tình trạng mắt đau nhức, kích thích chảy mắt. Như trường hợp tại Nghệ An, sau khi thấy đầu cháu đầy chấy, bà nội đã tìm mọi cách để diệt chúng. Bà để dành hạt na, đem rang, giã nhỏ rồi nấu lấy nước gội cho các cháu. Lúc gội bà đã cẩn thận cho cháu nằm nhưng không may cháu nghịch nước vẫn dính vào mắt.
Hãi hùng hơn cả là cách dùng thuốc trừ sâu pha loãng để gội đầu cho một cậu bé ở Quảng Đông (Trung Quốc). Do điều kiện vệ sinh kém nên đầu của bé có chấy, da đầu ngứa ngáy. Thấy vậy, bà nội dùng thuốc trừ sâu DDVP pha loãng với nước ấm để gội đầu cho cháu. Không lâu sau, bé nhập viện trong tình trạng co giật không ngừng. Qua kiểm tra, bác sĩ cho biết cháu bé bị ngộ độc hóa chất.
GS.TSKH Vũ Quang Côn, Chủ tịch Hội Côn trùng học Việt Nam cho biết, chấy là một loại côn trùng kí sinh tồn tại bằng cách hút máu người. Có ba loại chấy là chấy ở đầu, ở thân và ở mu. Bị chấy có thể do vệ sinh không đúng cách hoặc bị lây từ người khác. Hầu hết những người bị chấy tấn công đều do tiếp xúc trực tiếp với những người mang chấy. Với trẻ đi học bán trú, thường ngủ chung với nhau nên càng dễ lây hơn.
Trẻ bị chấy sẽ rất khó chịu, luôn ngứa ngáy nên thường xuyên gãi đầu làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe. Trường hợp chấy quá nhiều có thể làm phát sinh các nhiễm trùng ở da đầu và gây rụng tóc.
“Việc sử dụng các loại hóa chất dù có pha loãng để trị chấy cho trẻ là hết sức nguy hiểm. Hóa chất ngấm vào da đầu, tác động đến thần kinh của trẻ, thậm chí có thể chảy vào mắt làm tổn thương mắt. Ngay cả việc một số người dùng xà phòng giặt để trị chấy. Tuyệt đối không nên vì xà phòng có chứa nhiều hóa chất tẩy. Đừng vì sự thiếu hiểu biết của người lớn mà làm hại trẻ, điều cần làm vẫn là thường xuyên để ý và vệ sinh sạch sẽ cho trẻ. Khi có chấy, có thể trị được bằng một số loại dầu gội chuyên trị chấy”, GS.TS Côn nói.
Theo lương y đa khoa Vũ Quốc Trung, từ xưa nhiều người vẫn còn giữ thói quen lấy hạt na phơi khô rồi đem rang lên cho chút nước vào đun sôi để nguội gội đầu cho trẻ. Cách này hiệu quả có thể chỉ một lần làm nhưng khi áp dụng cần tuyệt đối lưu ý không để nước bắn vào mắt trẻ. Trong hạt na chứa độc tố như chất kiềm. Nếu không may để nước chảy vào mắt sẽ làm tổn thương mắt, viêm loét giác mạc, ảnh hưởng thị lực khi không sơ cứu, điều trị kịp.
Trường hợp lỡ bị vào mắt, cần kịp thời rửa mắt bằng nước muối sinh lý, rửa càng nhiều càng tốt, không được dùng bất cứ vật gì dụi vào mắt, đồng thời nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa mắt để xử lý. Tuyệt đối không tự mua thuốc về dùng, hay tự nhỏ các dung dịch không rõ nguồn gốc cho trẻ.
Cách đơn giản trị chấy cho trẻ
GS.TSKH Vũ Quang Côn cho biết, cần tránh tiếp xúc gần với những người có chấy, đồng thời duy trì tốt vệ sinh cá nhân hàng ngày. Một khi bị lây chấy, chúng sẽ sinh sản rất nhanh khiến trẻ có cảm giác ngứa ngáy và khó chịu.
Để phòng và loại bỏ chấy trên đầu trẻ cần chăm lo một cách có ý thức, từ cô giáo đến cha mẹ. Các trẻ ở lứa tuổi mầm non, tiểu học bán trú rất dễ lây chấy cho nhau. Nếu trẻ mới bị và có ít chấy trên đầu, các mẹ có thể dùng tay hay chải lược bí tìm và bắt hết chấy, diệt trứng chấy, chấy con trên đầu rồi tắm gội sạch sẽ cho trẻ. Cha mẹ cũng lưu ý vệ sinh sạch sẽ quần áo, chăn màn, gối, giường đệm… của trẻ để tránh chấy và trứng chấy còn bám ở các vị trí này.
Trên lớp, các cô cũng nên kiểm tra thường xuyên, sớm tách các bạn có chấy, tránh lây từ trẻ này sang trẻ khác. Không cho trẻ dùng chung các vật dụng dễ lây chấy với các bé khác như mũ, lược…
Các chuyên gia cho rằng, chấy phát triển mạnh trong môi trường ẩm ướt nên khi gội đầu cần sấy khô. Để trị chấy hiệu quả, mọi người có thể áp dụng một số mẹo dân gian như:
Dùng rượu trắng: Dùng rượu trắng xoa đều lên tóc kỹ cả phần chân tóc vì chấy và trứng chấy có thể bám ở tận chân tóc của trẻ. Ủ tóc cho bé khoảng 15 phút rồi gội sạch đầu với nước. Gội xong dùng lược dày chải cho chấy và trứng rơi khỏi đầu. Lặp lại việc gội đầu này mỗi ngày 1 lần, liên tiếp 4-5 ngày sẽ vô cùng hiệu quả.
Dùng giấm: Giấm trắng có chứa axit axetic, có thể tiêu diệt chấy rận. Lấy khoảng 100ml dấm trắng trộn với nước theo tỷ lệ 1 -1 rồi ủ khoảng 15 phút rồi cho trẻ gội đầu sạch. Dùng lược bí chải tóc. Lặp lại việc gội đầu khoảng vài lần trong những ngày tiếp theo sẽ sạch hết cả chấy lẫn trứng. Hoặc cũng có thể dùng chanh tươi để massage tóc cho bé nếu phát hiện đầu trẻ có chấy. Chanh tươi còn giúp tóc mượt, sạch gầu.
Dùng tinh dầu trà: Cha mẹ có thể dùng 30ml tinh dầu trà cho vào dầu gội chuyên dụng của bé để massage đầu cho con. Để hỗ hợp tác dụng cần ủ tóc trong vòng 15 phút trước khi gội sạch. Gội liên tục 5-7 ngày cho sạch trứng và chấy trên tóc.
Dùng dầu gội trị chấy: Trên thị trường hiện có nhiều loại dầu gội đầu chuyên dụng trị chấy, các bậc cha mẹ có thể mua cho con gội khi phát hiện con bị lây chấy từ bạn bè. Nhớ lưu ý đọc kỹ hướng dẫn sử dụng in trên bao bì sản phẩm.
Phương Thuận

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê
Y tế - 6 phút trướcGĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga
Y tế - 35 phút trướcGĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Đo đường huyết tại nhà, có dấu hiệu đường huyết này cần gặp bác sĩ sớm
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcGĐXH - Việc theo dõi chỉ số đường huyết tại nhà mỗi ngày sẽ giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát và chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcĐi bộ là hình thức tập thể dục đơn giản nhất, nhưng bí quyết để làm cho nó hiệu quả hơn không phải là đi bộ nhiều hơn mà là đi bộ thông minh hơn…

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcGĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...

6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao
Sống khỏe - 19 giờ trướcMagiê rất cần thiết cho chức năng thần kinh, điều hòa huyết áp, kiểm soát lượng đường trong máu và duy trì sức khỏe xương… nhưng nhiều người không có đủ lượng magiê trong cơ thể làm ảnh hưởng tới các quá trình này.

Nam thanh niên 28 tuổi suy tim, không đi lại được do thói quen rất nhiều bạn trẻ hay gặp
Sống khỏe - 19 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện do tăng cân mất kiểm soát, khó thở, phù to hai chân. Được biết, bệnh nhân thường xuyên uống nước ngọt, trà sữa, có tiền sử béo phì, gout mạn tính.

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcCó phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong
Sống khỏe - 1 ngày trướcLiên quan đến vụ 6 du khách bị ngộ độc rượu, trong đó có nam thanh niên tử vong, qua xác minh ban đầu, các ngành chức năng xác định đây là rượu sơ ri, có nguồn gốc từ tỉnh Tiền Giang.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.