Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hai mươi năm mưu sinh và "Giấc mơ Sông Thương" của Nguyễn Phúc Lộc Thành

Thứ ba, 14:51 18/09/2018 | Xã hội

GiadinhNet - Chiều 17/9, tại Nhà khách Chính phủ (số 2 Lê Thạch, Hà Nội), NXB Hội Nhà văn đã tổ chức lễ ra mắt 3 tập thơ "Giấc mơ Sông Thương", "Chiều" và "Chân quê" của nhà văn Nguyễn Phúc Lộc Thành.

Buổi ra mắt đã thu hút được rất nhiều các nhà văn, nhà thơ lớn tham dự như nhà thơ Hữu Thỉnh, Trần Đăng Khoa, Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Việt Chiến, Trần Ninh Hồ, Đặng Vương Hưng, Hoàng Nhuận Cầm, Y Phương, Trần Hùng... ; các nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, Trung Trung Đỉnh, Bảo Ninh, Ngô Thảo, Y Ban, Sương Nguyệt Minh, Tạ Duy Anh, Hữu Ước...; các nhà phê bình văn học Ngô Văn Giá, Chu Văn Sơn, Phạm Xuân Nguyên, Nguyễn Đăng Điệp, Bùi Việt Thắng... cùng hàng trăm văn nghệ sĩ, trí thức khác.

Sau 20 năm vắng bóng trên văn đàn, sự trở lại này là một dấu ấn vô cùng quan trọng trong cuộc đời của Nguyễn Phúc Lộc Thành. 108 bài thơ lục bát độc đáo được chia thành 3 tập, với nội dung sắp xếp theo chủ đề riêng về sông Thương, về buổi chiều và văn hóa truyền thống Việt Nam...


Ba tập thơ lục bát vừa ra mắt của nhà văn Nguyễn Phúc Lộc Thành

Ba tập thơ lục bát vừa ra mắt của nhà văn Nguyễn Phúc Lộc Thành

Trong buổi ra mắt "những đứa con tinh thần" của mình, Nguyễn Phúc Lộc Thành rưng rưng chia sẻ: "Sau hai mươi năm thu mình trong bộn bề mưu sinh, trong toan lo thường nhật, trong thân phận một người lao động chân chính, lấy cần lao để vui sống, giờ là lúc tôi quay trở lại với văn chương, quay trở về đúng với tên gọi của mình.

Nguyễn Phúc Lộc Thành - cái tên mà thập kỷ 90 thế kỷ trước, khi còn học khoá 5 Trường viết văn Nguyễn Du, đã vinh hạnh được đời chấp nhận cho in trên bìa của vài tập tiểu thuyết, truyện ngắn. Cái tên có bốn chữ, nhưng trong 1/4 đời người, đã bị công cuộc tiền bạc, mưu sinh cướp đi chữ Lộc, để hai mươi năm qua, vất vưởng nơi đầu đường, góc chợ, chỉ còn lại chơ vơ ba chữ Nguyễn Phúc Thành!

Tôi như tu đã một phần đời người, gõ triệu tiếng mõ, mòn vạn hạt tràng, để hạnh phúc vô bờ trong ngày hôm nay, được nhận lại đúng tên bút danh, cái tên như thể là giời đày: Nguyễn Phúc Lộc Thành!

Tôi đến với thơ từ sớm, trước khi học 5 năm Nguyễn Du, rồi trở thành một công dân viết văn xã hội chủ nghĩa. Tôi đã bỏ viết 20 năm, giờ là lúc trở lại cùng tri kỷ của đời để viết nên 108 bản Giấc mơ Sông Thương.

Đến với thơ, tôi đã từng nghĩ, để có thơ hay, không nhất thiết phải màng đến thế sự như văn xuôi. Thơ có thể thoát ra khỏi đời sống chính trị. Tôi tìm đến thơ, kỳ vọng ở một cảnh giới cao hơn văn xuôi. Tôi luôn tin tưởng vào sứ mệnh của thơ là hướng đến cái đẹp, những giá trị chân - thiện - mỹ ở thơ, như thứ phù sa âm thầm bồi đắp thiên lương, góp phần cải hoá xã hội, tương tự việc tranh đấu trực diện với cái xấu, với cường quyền của văn xuôi, nhưng không bằng con đường búa lớn đao to.

Tôi hằng kỳ vọng vào sự thức tỉnh của con người, của mọi thế lực trước cái đẹp, qua con đường thi ca. Liệu đó có phải là ảo tưởng hay không?


Nhà văn Nguyễn Phúc Lộc Thành trong buổi lễ ra mắt tập thơ Giấc mơ Sông Thương

Nhà văn Nguyễn Phúc Lộc Thành trong buổi lễ ra mắt tập thơ "Giấc mơ Sông Thương"

Sau một năm lao động, tôi đã hoàn thành xong 3 tập lục bát, nay in gộp thành 1 tập, lấy tên chung là GIẤC MƠ SÔNG THƯƠNG, trong đó gồm 3 quyển: Quyển 1 với 36 thi phẩm Giấc mơ Sông Thương; Quyển 2 với 36 thi phẩm Chiều; và Quyển 3 là 36 thi phẩm Chân quê. Riêng 36 bài Chân quê, tôi khởi bút viết và kết thúc trong 48 đêm lao động, bởi ban ngày tôi còn vướng bận mưu sinh.

Tập Giấc mơ Sông Thương của tôi vinh hạnh được nhà thơ Nguyễn Quang Thiều vẽ mới 18 bức tranh sơn dầu để làm phụ bản cho tập sách. Xin cảm tạ nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, người đã mất gần năm trời lao động nghệ thuật để có 18 bức sơn dầu tuyệt đẹp, với sự hi sinh vô cùng thầm lặng.

Còn nhớ, lần đầu anh đọc xong 36 bản Giấc mơ Sông Thương, khi tôi đặt vấn đề xin tranh cũ của anh để làm bìa, anh bảo: ”Tôi sẽ vẽ mới cho ông khoảng hai chục bức, vẽ từ cảm xúc khi đọc từng câu trong Giấc mơ Sông Thương, bức nào chưa đạt yêu cầu thì bỏ đi vẽ lại, sau đó tôi sẽ tặng cho ông toàn bộ các bức tranh gốc...”. Tôi nghẹn lời. Thử hỏi văn đàn xưa nay, đã có được mấy nghĩa cử tương tự như thế, mà bạn văn đã dùng để đối đáp với nhau?

Một năm lao động thi ca, xin cảm ơn các bậc sư huynh: các nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo, Trần Đăng Khoa, Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Việt Chiến, các nhà văn Sương Nguyệt Minh, Tạ Duy Anh, các nhà phê bình văn học Ngô Văn Giá, Chu Văn Sơn, Phạm Xuân Nguyên đã chỉ bảo, động viên, góp ý giúp tôi chỉnh sửa và hoàn thiện 3 quyển lục bát trên.

Đặc biệt biết ơn nhà phê bình văn học Nguyễn Hữu Sơn, người có thể đọc thuộc làu chương 1 tiểu thuyết Cõi nhân gian của tôi, đã 20 năm qua luôn động viên tôi viết trở lại, và thường xuyên góp ý cho tôi về chuyên môn. Cảm ơn nhà thơ em Nguyễn Quyến, người đã âm thầm, lặng lẽ theo dõi, cổ vũ tôi hoàn thành 108 bản lục bát này.

Xin ngàn lần cảm ơn mẹ tôi, người mẹ cao quý, là hình tượng, là cảm xúc vô bờ để tôi viết nên một seri 24 bài lục bát Mẹ trong Giấc mơ Sông Thương.

Cảm ơn em, người đàn bà thuỷ chung, đôn hậu. Em như dòng Thương ngọt ngào đầy ma mị, dẫn dụ, mê hoặc tôi bằng bùa ngải là những câu sáu tám lấp lánh phồn sinh.

Xin cảm tạ Nhà xuất bản Hội Nhà văn đã đỡ đầu tôi ra mắt tập lục bát này.

Ân thật nặng, nghĩa thật sâu cho một cuộc trở về với bản thể sau đằng đẵng 20 năm lưu lạc.

Xin trân trọng cảm ơn tất cả!


18 tác phẩm hội hoạ của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều minh hoạ trong tập thơ Giấc mơ sông Thương được trưng bày tại buổi lễ ra mắt

18 tác phẩm hội hoạ của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều minh hoạ trong tập thơ "Giấc mơ sông Thương" được trưng bày tại buổi lễ ra mắt

Nói về sự trở lại của Nguyễn Phúc Lộc Thành, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều tâm đắc: "Những điều mà Nguyễn Phúc Lộc Thành làm cho chúng ta đều hiển lộ trong tập thơ của anh. Tôi nghĩ không còn cách nói nào hơn nữa rằng thi ca thay ta nói những điều đó, điều tốt đẹp nhất.

Giới thiệu tập thơ này, chúng tôi muốn minh chứng một điều thi ca không bao giờ rời bỏ con người, cho dù có lúc, chúng ta phải sống trong tăm tối, trong niềm thất vọng thậm chí tuyệt vọng của đời sống mà chúng ta đang sống.

Tôi nghĩ, buổi ra mắt thơ này không hẳn xuất bản một tập thơ, không chỉ giới thiệu phê bình một tập thơ mà là một nghi lễ sống mà mỗi một con người đã tham dự vào đó".

Nhà thơ Nguyễn Phúc Lộc Thành sinh năm 1964 tại Hà Nội, là cựu sinh viên khóa 5 của Trường Đại học Viết văn Nguyễn Du (1993-1997).

Trước khi ra mắt 3 tập thơ, anh đã ghi được dấu ấn trên văn đàn với các tác phẩm có giá trị lớn vào được xuất bản như: “Cõi nhân gian” (tiểu thuyết, 1994), “Táo vàng tục lụy” (tập truyện ngắn, 1996), …

Bên cạnh đó anh còn nhân được rất nhiều các giải thưởng cao quý như: Giải nhất cuộc thi viết truyện ngắn của HVHNT tại Liên Xô năm 1990, Chung khảo giải thưởng HNVVN năm 1994 cho tiểu thuyết Cõi Nhân Gian.

Quang Minh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hai chị em mất liên lạc khi ra Hà Nội làm thêm đã được tìm thấy

Hai chị em mất liên lạc khi ra Hà Nội làm thêm đã được tìm thấy

Thời sự - 4 phút trước

GĐXH - Sau nhiều ngày mất liên lạc khi ra Hà Nội tìm việc làm thêm, hai chị em ruột ở xã Xuân Lâm (Nghệ An) đã được cơ quan chức năng tìm thấy và đưa về an toàn.

Phát hiện thi thể người đàn ông nổi trên sông Lam

Phát hiện thi thể người đàn ông nổi trên sông Lam

Thời sự - 8 phút trước

GĐXH - Người dân Hà Tĩnh vừa phát hiện thi thể người đàn ông nổi trên sông Lam, trên người không có giấy tờ tùy thân.

Chốt danh sách 9 ngành bị "gạch tên" khỏi ưu đãi giảm thuế GTGT, nhiều người vẫn chưa biết

Chốt danh sách 9 ngành bị "gạch tên" khỏi ưu đãi giảm thuế GTGT, nhiều người vẫn chưa biết

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Từ tháng 7/2025, 9 nhóm hàng hóa, dịch vụ như viễn thông, ngân hàng, bất động sản… chính thức không được giảm 2% thuế GTGT theo quy định mới.

Số cuối ngày sinh Âm lịch của người có số chiêu vàng, chiêu bạc

Số cuối ngày sinh Âm lịch của người có số chiêu vàng, chiêu bạc

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Con đường phía trước của người có ngày sinh Âm lịch kết thúc bằng những số này chắc chắn sẽ thịnh vượng và đầy đủ của cải.

Vụ cháy khiến 8 người tử vong tại chung cư Độc Lập: Công an TP.HCM thông tin chính thức

Vụ cháy khiến 8 người tử vong tại chung cư Độc Lập: Công an TP.HCM thông tin chính thức

Thời sự - 3 giờ trước

GĐXH - Vụ cháy xảy ra vào đêm 6/7 tại chung cư Độc Lập, phường Phú Thọ Hòa, TP.HCM khiến 8 người tử vong. Công an TP.HCM đã cứu được ba người và đang khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ việc.

Chủ tịch UBND TPHCM chỉ đạo khắc phục vụ cháy làm 8 người tử vong tại cư xá Độc Lập

Chủ tịch UBND TPHCM chỉ đạo khắc phục vụ cháy làm 8 người tử vong tại cư xá Độc Lập

Xã hội - 3 giờ trước

Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Văn Được trực tiếp đến hiện trường vụ cháy cư xá Độc Lập khiến 8 người thiệt mạng để chỉ đạo xử lý và hỗ trợ gia đình nạn nhân.

Phó Thủ tướng: Khẩn trương điều tra vụ cháy chung cư tại TPHCM khiến 8 người tử vong

Phó Thủ tướng: Khẩn trương điều tra vụ cháy chung cư tại TPHCM khiến 8 người tử vong

Xã hội - 3 giờ trước

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ yêu cầu UBND TPHCM phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy, xử lý nghiêm vi phạm (nếu có).

Cháy cư xá Độc Lập ở Thành phố Hồ Chí Minh khiến tám người tử vong

Cháy cư xá Độc Lập ở Thành phố Hồ Chí Minh khiến tám người tử vong

Xã hội - 3 giờ trước

Khói lửa bất ngờ bùng phát lên từ tầng trệt tại lô A cư xá Độc Lập, phường Phú Thọ Hòa (Thành phố Hồ Chí Minh) lúc hơn 22h đêm 6/7, trước khi được dập tắt hoàn toàn vào khoảng 23h cùng ngày.

Tử vi tháng 6 âm lịch 2025 dự báo con giáp tuổi Mão mở ra một chương mới đầy hứa hẹn

Tử vi tháng 6 âm lịch 2025 dự báo con giáp tuổi Mão mở ra một chương mới đầy hứa hẹn

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà cho biết, tháng 6 âm lịch năm Ất Tỵ 2025 dự báo, tuổi Mão mở ra một chương mới đầy hứa hẹn với vận trình tổng thể vô cùng tươi sáng và tràn đầy năng lượng tích cực. Cùng xem các mặt dưới đây của con giáp này.

Danh tính người phụ nữ bán trà đá xua đuổi cô gái đứng đợi xe trên vỉa hè bến xe Mỹ Đình

Danh tính người phụ nữ bán trà đá xua đuổi cô gái đứng đợi xe trên vỉa hè bến xe Mỹ Đình

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Lợi dụng lúc công an không tuần tra, bà L.T.K. (51 tuổi, ở xã Sơn Đồng, TP Hà Nội) đã có hành vi lấn chiếm vỉa hè trước số nhà 36 Phạm Hùng để bán trà đá. Công an Hà Nội đang lập hồ sơ để xử lý người này.

Top