Hải Phòng tìm kiếm giải pháp kiểm soát MCBGTKS
GĐXH - Luôn nằm trong top 10 địa phương trên toàn quốc có tỷ số giới tính khi sinh cao nhất, nhiều năm gần đây, Hải Phòng đã phải đối mặt với tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh. Để kiểm soát tình trạng này, Sở Y tế Hải Phòng đã tập hợp ý kiến chuyên môn, bàn giải pháp khắc phục.
Mới đây, Sở Y tế Hải Phòng tổ chức Hội thảo chuyên đề về kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh để bàn, tìm kiếm các giải pháp nhằm đạt mục tiêu về tỷ số giới tính khi sinh đến năm 2030.

Hội thảo chuyên đề về kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh do Sở Y tế Hải Phòng chủ trì
Hội thảo tập trung tìm kiếm giải pháp để kiểm soát MCBGTKS, ngăn ngừa tình trạng thế hệ trẻ phải gánh chịu những hậu quả, hệ lụy từ việc MCBGTKS hiện nay. Cùng với đó, ngành dân số thành phố phấn đấu đạt được mục tiêu bình đẳng giới và kêu gọi sự chung tay, góp sức của cả hệ thống chính trị.
Theo báo cáo của Chi cục Dân số Hải Phòng, nhiều năm gần đây, Hải Phòng đã phải đối mặt với tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) và luôn nằm trong top 10 địa phương trên toàn quốc có tỷ số giới tính khi sinh cao nhất với trung bình khoảng 110 bé trai/100 bé gái được sinh ra.
Tại Hải Phòng, năm 2022, tỷ số giới tính khi sinh có giảm nhưng vẫn ở mức cao (110,31 bé trai/100 bé gái). Tỷ số giới tính khi sinh của thành phố diễn biến phức tạp, tỷ số này cao ngay từ lần sinh đầu tiên và cao nhất ở lần sinh thứ ba trở lên (tỷ số giới tính khi sinh ở lần sinh thứ ba là 121,88/100).

Nhiều gia đình khá giả, có điều kiện, một số cán bộ đảng viên vẫn vi phạm sinh con thứ ba trở lên lựa chọn giới tính khi sinh ở lần sinh thứ 3 trở lên.
Tỷ số giới tính khi sinh tỷ lệ thuận với trình độ hiểu biết của người mẹ và điều kiện kinh tế của các gia đình; nhiều gia đình khá giả, có điều kiện, một số cán bộ đảng viên vẫn vi phạm sinh con thứ ba trở lên (lựa chọn giới tính khi sinh ở lần sinh thứ 3 trở lên). MCBGTKS hiện vẫn đang là thách thức lớn đặt ra đối với đất nước và thành phố.
Theo bà Vũ Thị Bích Hạnh - Phó Chi cục Trưởng Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình, hệ lụy của MCBGTKS gây ra là nam giới trong độ tuổi kết hôn sẽ khó lấy vợ hoặc lấy vợ muộn. Sự “khủng hoảng về hôn nhân” này có thể để lại một loạt hậu quả cả về mặt nhân khẩu học và mặt xã hội, những thay đổi trong hôn nhân và gia đình. Nhiều nam giới, phụ nữ sẽ bị “giành giật” và có thể phải kết hôn sớm hơn, tỷ lệ ly hôn và tái hôn của phụ nữ sẽ tăng cao. Bên cạnh đó là sự quan ngại về bạo hành giới, buôn bán phụ nữ, cơ sở mại dâm có thể gia tăng để phục vụ cho nhu cầu tình dục khi mà xã hội có nhiều nam giới độc thân. Tình trạng khan hiếm phụ nữ sẽ làm thiếu hụt lao động tại nhiều ngành nghề như: Giáo viên mầm non, tiểu học; hộ lý; y tá… cản trở việc nâng cao địa vị của họ trong xã hội…
Tại hội thảo, đại diện lãnh đạo các cơ quan, đoàn thể đóng góp ý kiến về công tác truyền thông nâng cao nhận thức cho cán bộ, công nhân viên chức lao động thành phố về bình đẳng giới; các hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới góp phần giảm thiểu MCBGTKS; vai trò của nam giới trong việc chia sẻ với nữ giới trong việc thực hiện chăm sóc SKSS/KHHGĐ, nuôi dạy và chăm sóc con cái, bảo vệ hạnh phúc gia đình; công tác kiểm tra các phòng khám siêu âm sản phụ khoa về việc chấp hành các quy định của pháp luật về lựa chọn giới tính thai nhi… đề xuất một số giải pháp giải quyết các vấn đề còn tồn tại nhằm giảm thiệu tình trạng MCBGTKS trên địa bàn thành phố.
Đánh giá những cố gắng, nỗ lực của ngành dân số trong thời gian qua, Phó Giám đốc Sở Y tế Phan Huy Thục ghi nhận vai trò của công tác dân số đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế-xã hội của thành phố. Tuy nhiên, thời gian gần đây tình trạng lựa chọn giới tính gây mất cân bằng giới tính khi sinh xảy ra gây nhiều hệ lụy cho xã hội. Vì vậy, thông qua Hội thảo, Sở Y tế mong muốn nhận được các ý kiến đề xuất, đóng góp các giải pháp từ các Sở, ban, ngành thành phố và các đơn vị trong ngành Y tế, để tiếp tục tham mưu cho UBND thành phố các giải pháp phấn đấu đạt mục tiêu về tỷ số giới tính khi sinh đến năm 2030 đã đề ra.
Hải Phòng là đô thị loại 1 trực thuộc Trung ương có 15 quận, huyện và 217 xã, phường, thị trấn. Đáng chú ý, 14/15 quận, huyện ở Hải Phòng đều xảy ra tình trạng MCBGTKS mặc dù những năm gần đây tỷ số này đã được kiểm soát nhưng vẫn ở mức cao và chưa mang tính bền vững.
Tính đến tháng 6/2023, dân số trung bình của thành phố là 2.128.744 người, là 1 trong 9 tỉnh, thành phố trong cả nước đạt mức sinh thay thế nhưng nhiều năm liền Hải Phòng vẫn nằm trong top 10 tỉnh, thành phố có tỷ số giới tính khi sinh cao nhất cả nước và đang trong tình trạng MCBGTKS.
Mời quý vị xem thêm video dưới đây:
Hải Phòng bàn giải pháp kiểm soát Mất cân bằng giới tính khi sinh

Cụ bà 100 tuổi đi lại sau một mũi tiêm khớp tại bệnh viện
Dân số và phát triển - 1 giờ trướcGĐXH - Điều kỳ diệu đến chỉ sau 2–3 ngày kể từ mũi tiêm đầu tiên, cụ đã tự dậy, rửa mặt, ăn uống và đi lại nhẹ nhàng sau khi bị mất hoàn toàn khả năng vận động.

8 nguyên nhân tiềm ẩn gây đau núm vú và cách điều trị
Dân số và phát triển - 22 giờ trướcCó nhiều nguyên nhân gây đau núm vú, trong đó một số nguyên nhân đơn giản nhưng cũng có những tình trạng nghiêm trọng tiềm ẩn cần lưu ý.

Độ tuổi lớn nhất mà phụ nữ có thể mang thai tự nhiên là bao nhiêu?
Dân số và phát triển - 22 giờ trướcNhiều phụ nữ lớn tuổi có mong muốn sinh con bằng phương pháp mang thai tự nhiên, vậy cơ hội và rủi ro là gì?

Sự thật bất ngờ: Đàn ông có tinh trùng khỏe mạnh sống thọ hơn
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcMột nghiên cứu mới cho thấy, những người đàn ông có tinh trùng khỏe và bơi nhanh không chỉ có khả năng sinh sản tốt hơn mà còn sống thọ hơn.

Rối loạn cương dương bắt đầu ở độ tuổi nào, có chữa khỏi không?
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcNhiều nam giới lo lắng về vấn đề rối loạn cương dương do những năm gần đây, tình trạng này đang có xu hướng trẻ hóa.

Nỗi lo chưa bao giờ dứt về nạn tảo hôn ở miền Tây xứ Nghệ
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcGĐXH - Tảo hôn, câu chuyện tưởng chừng cũ nhưng vẫn là nỗi trăn trở tại những bản làng vùng cao Nghệ An. Những đứa trẻ đáng lẽ đang ngồi trên ghế nhà trường lại phải rời sách vở để lập gia đình khi chưa đủ tuổi.

4 dấu hiệu lạc nội mạc tử cung chị em không nên bỏ qua
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcNhiều phụ nữ phải chịu đựng những triệu chứng lạc nội mạc tử cung trong nhiều năm mà không nhận ra tác hại của chúng đối với sức khỏe và khả năng sinh sản. Dưới đây là hướng dẫn nhận biết về các dấu hiệu của bệnh lạc nội mạc tử cung.

Chính thức công bố mẫu Logo mới của ngành Dân số
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcGĐXH – Theo Cục Dân số, các tổ chức, cá nhân sử dụng mẫu Logo ngành Dân số đúng mẫu để tuyên truyền về ý nghĩa, vai trò và tầm quan trọng của công tác dân số trong tình hình mới.

Từ 20/3/2025, không kỷ luật đảng viên sinh con thứ 3
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcGĐXH - Theo hướng dẫn mới của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, đảng viên sinh con thứ 3 trở lên không còn bị xử lý kỷ luật. Hướng dẫn này có hiệu lực từ ngày 20/3/2025.

Nỗ lực đưa giới tính khi sinh trở lại mức cân bằng
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcGĐXH - Hệ lụy của mất cân bằng giới tính về lâu dài sẽ dẫn đến tình trạng thừa nam thiếu nữ ở độ tuổi kết hôn và sinh đẻ, tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế, xã hội.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.