Hai thầy thuốc tình nguyện hiến máu cứu sản phụ qua cơn nguy kịch
GiadinhNet - Với tâm niệm “Cứu người là trên hết”, y sĩ Dũng và bác sĩ Lực khiêm tốn nói về hành động hiến máu cứu sống một sản phụ của mình: “Chỉ là một việc làm nhỏ, có gì đáng kể đâu!”. Với họ, đây là việc làm rất nhỏ, là lẽ đương nhiên của mỗi thầy thuốc.
Cứu xong, mới phát hiện bệnh nhân là bạn học hồi phổ thông
Trưa 29/1, chị Trần Thị Loan (25 tuổi, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) vào Bệnh viện Đa khoa TP Hà Tĩnh chuẩn bị sinh. Đến chiều cùng ngày, chị trở dạ và sinh bé gái nặng 3 kg. Tuy nhiên, khi khâu vết mổ, các bác sĩ phát hiện tử cung của chị Loan không thể co hồi được, máu ra rất nhiều, nguy cơ đến tính mạng.
Thấy sức khỏe của sản phụ có biểu hiện xấu, kíp mổ đã thông báo cho các y, bác sĩ nếu ai cùng nhóm máu B thì đến hiến để truyền gấp cho bệnh nhân vì thời điểm hiện tại ngân hàng máu sống của bệnh viện đã hết nhóm máu B.
Nghe thông báo, biết mình có cùng nhóm máu, bác sĩ Dương Chí Lực- Phó khoa Nội tổng hợp và y sĩ Huỳnh Anh Dũng- Khoa Đông y đã ngay lập tức đến đăng ký hiến mỗi người 250 ml máu truyền cho chị Loan. Nhờ được truyền máu kịp thời, bệnh nhân đã hồi tỉnh. Sau đó, các bác sĩ đã tiến hành cắt tử cung, kết quả chị Loan đã qua cơn nguy kịch.
“Nguyên tắc sau khi sinh là tử cung của người phụ nữ phải co lại, tuy nhiên đây là một trường hợp hiếm.Tình trạng này vô cùng nguy hiểm, nếu để mất máu lâu sẽ ảnh hưởng tới tính mạng người bệnh. Việc cần làm gấp là phải truyền máu, tuy nhiên nhóm máu B khá hiếm, do đó tìm người cùng nhóm máu không phải là một điều đơn giản. Thật may mắn là trong bệnh viện lại có tới hai người trùng nhóm máu này”, bác sĩ Trần Nguyên Phú-Giám đốc Bệnh viện Đa khoa TP Hà Tĩnh chia sẻ.
Khi được hỏi về việc hiến máu cứu sản phụ, bác sĩ Dương Chí Lực chỉ cười hiền, nói: “Đây là việc mà ai cũng nên làm. Một giọt máu đào hơn ao nước lã, mình cứ cho đi, sau này sẽ có người trả lại cho mình. Đó là quy luật nhân quả ở đời”.
Tốt nghiệp Đại học Y Dược Huế, bác sĩ Dương Chí Lực về Bệnh viện Đa khoa TP Hà Tĩnh công tác tới nay đã 6 năm. Bác sĩ cho hay, hồi còn sinh viên, bác sĩ từng rất nhiều lần tham gia hiến máu nhân đạo. Khi về công tác tại đây, trong những đợt hiến máu nhân đạo do các đoàn thể phát động, anh rất hào hứng tham gia. “Khi nghe thông tin có sản phụ đang cần truyền gấp nhóm máu B, tôi đã tức tốc tới làm thủ tục để kịp thời cứu người”, bác sĩ Dương Chí Lực cho biết thêm thông tin. Điều bất ngờ là khi truyền máu xong thì anh mới nhận ra bệnh nhân chính là bạn học thời phổ thông. Đúng là “cuộc hội ngộ có một không hai”.
Sức khỏe của người bệnh là trên hết
Bác sĩ Dương Chí Lực bộc bạch: Trong qua trình điều trị, bệnh nhân nào vượt qua cơn nguy kịch, nếu “người nhà vui một thì chúng tôi vui mười”.
Khi thấy sản phụ Loan khỏe mạnh lại sau giây phút đối mặt với tử thần, bác sĩ Lực xúc động không nói nên lời. “Với các thầy thuốc, sức khỏe của bệnh nhân là trên hết. Trong thực tế cũng có nhiều lần bản thân mình day dứt, bởi bệnh viện tuyến dưới cũng có nhiều hạn chế nhất định. Cơ sở vật chất kỹ thuật vẫn chưa thể bằng tuyến trên, do đó, nhiều bệnh nhân khi tới đây không thể ở lại điều trị và phải chuyển viện. Lúc đó bản thân mình cũng cảm thấy có lỗi và áy náy”, bác sĩ Dương Chí Lực chia sẻ.
Cũng giống như bác sĩ Dương Chí Lực, y sĩ Huỳnh Anh Dũng cũng rất khiêm tốn và kiệm lời khi nói về nghĩa cử hiến máu cứu sống sản phụ Loan. “Biết tin bệnh nhân cần máu thì mình giúp ngay, bởi mạng người là quan trọng nhất”, y sỹ Huỳnh Anh Dũng bộc bạch. Tốt nghiệp Trường Y- Dược cổ truyền Hà Nội, y sĩ Huỳnh Anh Dũng về công tác tại Bệnh viện Đa khoa TP Hà Tĩnh đã được 3 năm. Chàng y sĩ trẻ có nụ cười hiền, gương mặt sáng, luôn nở một nụ cười thường trực khi trò chuyện. Anh chia sẻ, tình thế lúc đó vô cùng cấp bách. Nếu như chờ người nhà của sản phụ tới hiến máu thì e rằng sẽ không kịp. Khi nghe thông báo, anh không chút do dự tới làm thủ tục. Lúc truyền máu, trong lòng anh luôn cầu mong bệnh nhân sớm qua cơn nguy kịch để có thể đoàn tụ cùng cô con gái bé bỏng.
Bà Trương Thị Hòe, mẹ ruột sản phụ Loan và gia đình rất xúc động trước việc làm của bác sĩ Lực và y sĩ Huỳnh Anh Dũng: “Khi thấy con gái bị băng huyết, tử cung không co hồi được, lòng tôi vô cùng lo lắng và bất an, lỡ xảy ra mệnh hệ gì thì không biết đứa cháu gái vừa sinh sẽ như thế nào? May mà có các thầy thuốc tình nguyện hiến máu kịp thời. Gia đình chúng tôi biết ơn nhiều lắm”.
Cũng theo bà Hòe, hiện tại sức khỏe của chị Loan và bé gái vừa sinh tiến triển rất tốt. Còn khá mệt mỏi sau khi sinh, chị Loan chỉ biết cười và bảo rằng mình đã được sống lại lần thứ 2. “Tính mạng tôi lúc đó như sợi chỉ mành treo chuông, nhờ những giọt máu kịp thời của hai bác sĩ, tôi đã trở về từ cõi chết. Tôi không biết nói gì ngoài lời cảm ơn tới người bạn phổ thông là bác sĩ Lực và y sĩ Dũng”, chị nói.
“Bác sĩ Dương Chí Lực và y sĩ Huỳnh Anh Dũng là những người có chuyên môn rất tốt, luôn được bạn bè và các đồng nghiệp trong cơ quan yêu mến. Việc làm hiến máu cứu sống sản phụ là rất ý nghĩa và nhân văn. Bệnh viện và Sở Y tế Hà Tĩnh đã tặng Bằng khen động viên bác sĩ Dương Chí Lực và y sĩ Huỳnh Anh Dũng”, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa TP Hà Tĩnh chia sẻ.
Hùng Lê

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não
Y tế - 6 giờ trướcHai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê
Y tế - 7 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga
Y tế - 7 giờ trướcGĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏe - 1 ngày trướcNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
Sống khỏe - 1 ngày trướcMô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?
Y tế - 2 ngày trướcCơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm
Y tế - 3 ngày trướcBộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏeNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.