Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hạn chế nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết (2): Xót xa con trẻ tật nguyền

Thứ hai, 09:33 09/01/2012 | Xã hội

GiadinhNet - Họ bù đắp cho sự thiếu hụt này bằng cách sinh thêm các con, vừa để có người chăm sóc anh/chị của chúng

 

Mẹ chồng chị Hà đồng thời cũng là bác ruột. Ảnh: V.T

 
Không biết từ bao giờ nhưng có một qui luật "bất thành văn"ở Nậm Xé: Người Mông Xanh không được lấy người Dao, bởi họ quan niệm "lấy người Dao thì nghèo ba đời"(?!). Và người Dao cũng vậy, họ giữ trong đầu ý nghĩ "lấy người Mông Xanh sinh con có đuôi" (!?). Do vậy, chưa có một cô dâu người Dao nào về đây ở với bà con Mông Xanh.
 
Luẩn quẩn trong cái nghĩ
"Quan niệm nơi đây là vậy. Chỉ cần không cùng họ, không cùng thờ chung một bàn thờ là có thể lấy được nhau. Nhiều cặp vợ chồng tảo hôn, kết hôn cận huyết, sinh con ra có dấu hiệu bất thường…"

(Chị Vũ Thị Máy -
Phó Chủ tịch UBND xã Thải Giàng Phố, Bắc Hà, Lào Cai).

Phó Chủ tịch UBND xã Nậm Xé, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai, ông Lý A Trái - một người Mông Xanh chính gốc kể thêm: Khi thấy con mình bị khuyết tật, không có khả năng nhận thức và lao động, người dân không chấp nhận nguyên nhân là do kết hôn cận huyết. Họ bù đắp cho sự thiếu hụt này bằng cách sinh thêm các con, vừa để có người chăm sóc anh/chị của chúng. Do đó, cái vòng luẩn quẩn cứ nối tiếp nhau: Nghèo - sinh con - con khuyết tật - sinh tiếp - đông con - nghèo.

Chúng tôi đến thăm gia đình anh Vàng A Pa và chị Lý Thị Hà, năm nay 30 tuổi, lấy nhau đã được 5 năm. Lúc chúng tôi đến, anh Pa không ở nhà vì bận đi nhận trợ cấp. Trong nhà chỉ còn mẹ anh là bà Thàng Thị Vơ (73 tuổi), cùng chị Hà và hai đứa con. Cùng với em gái bà Vơ- hai chị em bà là người mang họ Thàng cuối cùng của người Mông Xanh. Căn nhà trống hoác nắng lọt qua kẽ, chiếu rõ gương mặt đen đúa, gầy còm của hai đứa trẻ.Trong nhà không có nổi một vật dụng đáng giá. Thời tiết lạnh thấu xương, chỉ cần cơn gió nhẹ lọt khe cửa cũng đủ khiến các con ôm chầm lấy mẹ tìm hơi ấm.

Được biết, tổng thu nhập một tháng của cả gia đình 5 người này là 100.000 đồng, một phần dựa vào trợ cấp. Một tháng chị Hà đi chợ xã một lần, chỉ mua thịt mỡ dùng cho cả tháng, còn lại, tất cả đều tự cung tự cấp.

Cậu con trai đầu tên là Vàng A Ý, năm nay 4 tuổi. Gương mặt khá lanh lợi, nhưng từ khi sinh ra, cháu không tự đi được bởi hai chân bị teo lại, khẳng khiu chỉ bằng cổ tay, bàn chân trái bị khoèo, chân phải đầu gối bị cong. Cách di chuyển duy nhất là lết trên nền đất nhà nham nhở. Chính vì thế, từ khi sinh ra đến nay, mỗi lần ra ngoài, Ý phải nhờ mẹ bế. Thấy người lạ, Ý co rúm người lại, mặt ngơ ngác. Phải một lúc sau, khi nhìn thấy chú Trái cạnh nhà và động viên mãi, Ý mới từ từ đứng dậy, vịn chặt vai mẹ, hai chân không khép nổi. Khuỳnh hai chân được một lúc, Ý lại ngồi phịch xuống đất.

Theo lời kể của chị Hà: Ý bị như thế này từ lúc sinh ra. "Buồn lắm, thầy thuốc bảo là bị bẩm sinh, không chữa được", chị Hà thở dài não nuột. Cháu gái thứ 2 mới 17 tháng tuổi, hiện chưa có dấu hiệu gì bất thường. Hỏi nguyên nhân, chị đáp: "Ai cũng bảo là do bố nó đi bộ đội dò mìn, bị ảnh hưởng nên mới sinh con như vậy. Nhà người khác không đi dò mìn có sao đâu!". Khi chúng tôi để cập đến chuyện chị và chồng  là hai anh em họ (con dì con già), chị lắc đầu nguầy nguậy và trọ trẹ tiếng Kinh, đáp: "Bao nhiêu người lấy nhau có vấn đề gì đâu! Thằng Ý bị thế là do bố nó bị ảnh hưởng hồi đi dò mìn!".

Tôi nhờ anh Tim - thông dịch viên đưa câu hỏi này hỏi bà mẹ chồng (đồng thời là bác ruột) chị. Rất "hồn nhiên", bà cụ nói: "Ngày trước người ta lấy nhau đầy ra đấy! Các cụ cho lấy thì lấy, chúng nó không cùng họ mà. Bác hay mẹ chồng thì vẫn là người trong nhà cả, khác cách gọi thôi!".

Ông Vàng A Sáng, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Nậm Xé cho hay: Quan niệm nơi đây là vậy. Chỉ cần không cùng họ, không cùng một bàn thờ là có thể lấy được nhau. Ngay cả nếu ông sinh con mang họ Vàng; em gái ông lấy chồng, sinh con mang họ chồng, thì hai đứa vẫn lấy nhau được. Bởi con gái đã lấy chồng là người nhà chồng, không liên quan gì đến nhà đẻ nữa (?!).

Tiếp lời ông Sáng, Phó Chủ tịch Lý A Trái chua xót: "Bà con chẳng đi đâu ra ngoài, vậy nên cứ quanh quẩn lấy nhau thôi...".
 
Không cho cưới, ăn lá ngón tự tử

Quan niệm này của người Mông Xanh ở Nậm Xé cũng gần giống với quan niệm của người Mông tại huyện Bắc Hà (Lào Cai).

Chị Vũ Thị Máy, Phó Chủ tịch UBND xã Thải Giàng Phố cho biết: Xã có 11 thôn, dân cư sinh sống không tập trung, dân tộc Mông chiếm 54%. Bà con lại không thích cho con cái đi học, chỉ mong chúng ở nhà giúp việc nhà. Lớn hơn một chút là dựng vợ gả chồng. Hiện nay, người dân tộc Mông xã chị vẫn còn tình trạng kết hôn cận huyết, chủ yếu kết hôn là con bá - con cậu/con bá - con dì. Những cặp vợ chồng này đã sinh con, con quá bé, chưa có dấu hiệu gì bị bệnh nên chưa biết có bị ảnh hưởng gì không?

Bên cạnh đó, chuyện tảo hôn ở xã chị cũng khá phổ biến. Thậm chí, theo chị Máy, có những em chỉ mới học lớp 5 đã "ưng cái bụng" của nhau, lúc bố mẹ biết thì đã dắt nhau về ở cùng được một thời gian. Cá biệt, có những trường hợp bố mẹ cấm không được qua lại thì các em dọa vào rừng hái ăn lá ngón tự tử. Bố mẹ "bất lực" đành phải nhượng bộ con.

Theo một điều tra của Trung tâm DS-KHHGĐ huyện Bắc Hà: Năm 2010, tại xã Thải Giàng Phố có 32 trường hợp tảo hôn, con số này năm 2011 là 27. Còn tại xã Bản Liền, trong năm 2011 có 4 cặp tảo hôn, 11 cặp kết hôn cận huyết thống. Các trường hợp này chủ yếu là chú lấy cháu ruột, anh con bá lấy em con dì, cháu lấy cô ruột hoặc em con dì lấy chị con bá... Bà Trần Thị Thu, Giám đốc Trung tâm DS-KHHGĐ huyện Bắc Hà chia sẻ: Người dân nơi đây nếu chưa nhìn thấy hậu họa trước mắt thì họ chưa tin đâu!

Chị Vũ Thị Máy chia sẻ: Chúng tôi đã can thiệp, truyền thông rất nhiều, bằng cách phân công cho mỗi ban ngành đoàn thể phụ trách một thôn. Người dân nghe nhiều, nhưng có làm theo hay không lại là chuyện khác! Có gia đình có con tảo hôn, sau khi được cán bộ xã đến khuyên thì họ khăng khăng: Cha mẹ không ép, các cháu thích thì về ở với nhau. Cán bộ của chúng tôi đã yêu cầu chú rể về ở nhà trai, cô dâu về nhà gái, đợi khi nào đủ tuổi thì cho về ở. Nhưng họ nghe đó, tai nọ lọt tai kia rồi lại đâu vào đó...  
 
(Còn nữa)
Ghi chép của Võ Thu
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Du khách nước ngoài bất ngờ ngã xuống hố cáp ngầm ở Hà Nội trong đêm

Du khách nước ngoài bất ngờ ngã xuống hố cáp ngầm ở Hà Nội trong đêm

Đời sống - 18 phút trước

GĐXH - Đang đi bộ trên vỉa hè, nữ du khách nước ngoài bất ngờ ngã xuống hố thi công cáp ngầm tại đường Xuân Diệu, Hà Nội và bị gãy xương đùi.

Giải cứu cô gái người Anh rơi xuống hố thi công cáp ngầm ở Hà Nội

Giải cứu cô gái người Anh rơi xuống hố thi công cáp ngầm ở Hà Nội

Thời sự - 1 giờ trước

Cô gái người Anh ngã xuống hố thi công đường dây cáp sâu khoảng 2m, bị thương ở chân, khi đang đi bộ trên vỉa hè đường Xuân Diệu (quận Tây Hồ, Hà Nội).

Tên trộm ranh ma và tội ác kinh hoàng phía sau chiếc xe máy bí ẩn (P cuối): Buổi tối định mệnh

Tên trộm ranh ma và tội ác kinh hoàng phía sau chiếc xe máy bí ẩn (P cuối): Buổi tối định mệnh

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Sự bất thường về nguồn gốc chiếc xe máy Hào đang sử dụng, những lời khai đầy mâu thuẫn, sợ hãi của Hào khiến công an bắt đầu nghi ngờ. Tập trung đấu tranh, cộng với việc xác minh về chiếc xe máy, Công an quận Thanh Xuân đã phát hiện ra một bí mật ghê rợn mà Hào đang cố tình che giấu

22 năm trốn truy nã, làm giám đốc 3 doanh nghiệp lớn

22 năm trốn truy nã, làm giám đốc 3 doanh nghiệp lớn

Pháp luật - 1 giờ trước

Hàng chục năm trốn truy nã vì lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đối tượng đã thay tên đổi họ và làm giám đốc ba công ty lớn.

Những điểm mới thí sinh cần lưu ý khi đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2024

Những điểm mới thí sinh cần lưu ý khi đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2024

Giáo dục - 1 giờ trước

GĐXH - Để đảm bảo quyền lợi, không phạm quy, học sinh lớp 12 phải "nằm lòng" những quy định của Bộ GD&ĐT để đăng ký chính xác kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024.

'Nắng nóng nung người', người dân đổ về công viên nước ngày nghỉ lễ

'Nắng nóng nung người', người dân đổ về công viên nước ngày nghỉ lễ

Đời sống - 1 giờ trước

Nắng nóng lên đến 40 độ C, rất nhiều người dân, du khách đã chọn công viên nước Hồ Tây (quận Tây Hồ, Hà Nội) để "giải nhiệt" trong kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5.

8 lỗi cơ bản vi phạm luật giao thông, lái xe dễ ‘ăn phạt’ khi đi du lịch dịp nghỉ lễ

8 lỗi cơ bản vi phạm luật giao thông, lái xe dễ ‘ăn phạt’ khi đi du lịch dịp nghỉ lễ

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Dưới đây là những lỗi vi phạm luật giao thông phổ biến mà lái xe thường mắc phải khi đi du lịch dịp nghỉ lễ cùng với mức xử phạt hành chính được quy định.

4 mức hưởng phụ cấp thu hút cho hàng triệu giáo viên, cần phải chú ý kẻo bị thiệt

4 mức hưởng phụ cấp thu hút cho hàng triệu giáo viên, cần phải chú ý kẻo bị thiệt

Xã hội - 3 giờ trước

GĐXH - Phụ cấp thu hút áp dụng đối với giáo viên là viên chức làm việc ở những vùng kinh tế mới, cơ sở kinh tế và đảo xa đất liền, vùng biên giới có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn.

Sổ đỏ chỉ đứng tên vợ hoặc chồng, khi nào là tài sản riêng?

Sổ đỏ chỉ đứng tên vợ hoặc chồng, khi nào là tài sản riêng?

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Hiện câu hỏi "Sổ đỏ chỉ đứng tên vợ hoặc chồng, khi nào là tài sản chung, khi nào là tài sản riêng?" được rất nhiều người dân quan tâm.

Tạm giữ bằng lái của 4 tài xế xe sang rước dâu dừng giữa đường chụp ảnh

Tạm giữ bằng lái của 4 tài xế xe sang rước dâu dừng giữa đường chụp ảnh

Pháp luật - 5 giờ trước

Công an huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương tạm giữ giấy phép lái xe ô tô của 4 tài xế vi phạm và tạm giữ xe ô tô nhãn hiệu Mercedes loại Maybach S400 không gắn biển số.

Top