Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hàng chục trẻ đối mặt nguy hiểm vì bố mẹ quên điều cơ bản

Thứ tư, 15:00 01/05/2019 | Y tế

GiadinhNet - Sốt cao liên tục vài ngày không giảm, bé Minh Ngọc (3 tháng tuổi) được chẩn đoán viêm màng não mủ biến chứng thần kinh. Điều trị gần 2 tháng, em bé này vẫn phải được theo dõi sát sao tại Bệnh viện Nhi Trung ương.


Chăm sóc trẻ bị viêm màng não tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Ảnh: TL

Chăm sóc trẻ bị viêm màng não tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Ảnh: TL

Bố mẹ quên tiêm phòng, con bị viêm não, viêm màng não

Chăm con nằm điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương, bố mẹ bé Hà Minh Ngọc (đã đổi tên, 3 tháng tuổi, ở Hải Phòng) vẫn không thôi ân hận. Đầu tháng 3, bé Ngọc lên cơn sốt rất cao và được đưa đến Bệnh viện Sản Nhi Hải Phòng điều trị nhưng không đỡ. 2 ngày sốt cao liên tục không giảm, bé được đưa lên Bệnh viện Nhi Trung ương.

Tại đây, bé được chẩn đoán bị viêm màng não mủ biến chứng thần kinh. Gần 2 tháng điều trị, tình trạng của bé Ngọc đã tốt hơn. Tuy nhiên, bé vẫn tiếp tục được theo dõi.

Cũng bị viêm màng não, em Ngô Văn Đức (12 tuổi, Thanh Hoá) đã bị mất ý thức khi nhập viện. Sau 3 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân đã bắt đầu hồi phục ý thức, tuy nhiên, vẫn chưa thể vận động được.

Điều đáng lưu ý, cả hai gia đình bé Đức, bé Ngọc đều nói các bé chưa được tiêm vaccine phòng bệnh. Đây là tình trạng chung của gần 30 bệnh nhi viêm não, viêm màng não đang điều trị tại Khoa Điều trị tích cực, Trung tâm Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Nhi Trung ương).

Thời tiết nắng nóng và chuyển mùa như hiện nay dễ gây các bệnh truyền nhiễm đối với trẻ nhỏ, trong đó có bệnh viêm màng não. PGS.TS Trần Minh Điển, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho hay, mỗi năm bệnh viện này tiếp nhận từ 300- 500 ca viêm màng não. Trong đó, có khoảng 50-70 bệnh nhân viêm não Nhật Bản.

30 bệnh nhi mắc viêm não và viêm màng não mà Bệnh viện đang điều trị với nhiều mức độ và lứa tuổi khác nhau, di chứng nặng nề.

“Hầu hết các trẻ này đều được chuyển từ tuyến dưới lên trong tình trạng bệnh đã nặng và biến chứng thần kinh”, PGS.TS Trần Minh Điển nói.

Trong số đó, có bé mức độ tri giác còn tỉnh táo, nhưng cũng có những bé không còn tỉnh táo nữa và bắt đầu có những di chứng về tinh thần. Đáng buồn, có những cháu hạn chế về vận động, thậm chí là tê liệt.

Bệnh nguy hiểm nhưng có thể phòng

Màng não là một thành phần của não bộ, giúp hình thành lá chắn bảo vệ não và tủy sống. Viêm màng não là tình trạng nhiễm trùng của màng não. Bệnh thường do vi khuẩn Hib, mô cầu, phế cầu... gây nên. Ngoài ra còn có thể do virus, nấm, ký sinh... Trung bình mỗi năm Việt Nam có khoảng 650 người viêm màng não mủ do vi khuẩn, trong đó vi khuẩn não mô cầu chiếm khoảng 14%. Bệnh thường để lại di chứng nặng nề như chậm phát triển tinh thần, điếc, liệt với tỷ lệ 10-20%, thậm chí tử vong nếu không điều trị sớm.

Theo Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, tại các nước đang phát triển ở châu Á, viêm màng não do phế cầu khuẩn có tỷ lệ tử vong trên 50%.

Trẻ mắc bệnh thường sốt cao và đau đầu trong vài giờ, hoặc kéo dài 1-2 ngày. Các triệu chứng khác có thể xuất hiện gồm nôn mửa, nhạy cảm với ánh sáng, cứng cổ, ăn mất ngon, rối loạn ý thức, bứt rứt, ngủ lơ mơ.

Viêm màng não là bệnh lý nguy hiểm, dễ lây lan nhưng có thể chủ động phòng ngừa. Thời điểm từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm là giai đoạn cao điểm của bệnh viêm não - màng não. Theo PGS.TS Trần Minh Điển, trong một số bệnh viêm màng não do vi khuẩn như phế cầu, Haemophilus influenza... hoàn toàn có thể phòng được bằng các loại vaccine. Riêng bệnh viêm não Nhật Bản B đã có vaccine trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng, độ phủ khá tốt, tỉ lệ mắc giảm nhiều.

Vị chuyên gia này cảnh báo, hầu hết các bệnh nhi mắc viêm màng não do vi khuẩn chưa được tiêm phòng, hoặc tiêm phòng chưa đầy đủ. Đối với nhóm viêm não do virus cũng vậy. Với viêm não nhật bản B, sau mỗi 3 năm lại tiêm nhắc lại để đảm bảo có kháng thể tốt nhất.

Bên cạnh đó, cha mẹ chủ động tiêm phòng vaccine phòng bệnh cho trẻ, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo, người dân thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, súc miệng, họng bằng các dung dịch sát khuẩn mũi họng. Mỗi người thực hiện tốt vệ sinh nơi ở, làm việc. Khi thấy người bệnh có biểu hiện sốt cao, đau đầu, buồn nôn và nôn, cổ cứng, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Một điểm đáng chú ý là khi thấy con sốt, ho, bố mẹ đã tự “mua tạm” kháng sinh cho con uống. Cùng với việc đưa con đi khám muộn, tình trạng sử dụng kháng sinh vô tội vạ khiến bệnh tình ngày một phức tạp hơn. Bởi việc dùng kháng sinh theo cách này sẽ che mờ biểu hiện ban đầu của bệnh, hoặc có thêm những triệu chứng phức tạp khó nhận biết, gây khó khăn cho điều trị, dễ chẩn đoán nhầm sang bệnh lý khác.

Theo các bác sĩ, để phát hiện trẻ mắc viêm màng não, đặc biệt ở trẻ sơ sinh, cha mẹ cần để ý các dấu hiệu sốt, chán ăn, bú kém, rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy hoặc nôn, ho, chảy nước mũi… Biểu hiện này rất khó phân biệt với bệnh lý khác, do đó cần theo dõi sát sao và cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được khám, làm các xét nghiệm chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc nếu không được thầy thuốc chỉ định hoặc cho trẻ uống các loại thuốc lá theo mách bảo hoặc chậm trễ đưa trẻ đến bệnh viện có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ và làm tăng nguy cơ để lại nhiều di chứng thần kinh do điều trị muộn.

Để phòng bệnh viêm màng não cho trẻ, Bộ Y tế khuyến cáo người dân:

- Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân: thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, súc miệng, họng bằng các dung dịch sát khuẩn mũi họng thông thường.

- Thực hiện tốt vệ sinh nơi ở, thông thoáng nơi ở, nơi làm việc.

- Chủ động tiêm phòng vaccine phòng bệnh cho trẻ tại các cơ sở tiêm chủng dịch vụ.

- Khi có biểu hiện sốt cao, đau đầu, buồn nôn và nôn, cổ cứng, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Quỳnh An

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Y tế - 20 giờ trước

Sau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Y tế - 22 giờ trước

GĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Y tế - 1 ngày trước

Nam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Y tế - 1 ngày trước

Trong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Y tế - 1 ngày trước

Nam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.

Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết

Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH – Ở ngày thứ 6 của sốt xuất huyết, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao 39°C, tiểu cầu giảm sâu, xuất huyết tiêu hóa lượng lớn.

Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore

Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore

Y tế - 4 ngày trước

Sốt cao, mua thuốc uống không đỡ, anh T. nhập viện tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2, xác định dương tính với Whitmore.

Top