Hàng chục triệu lao động “ngoài luồng” sẽ được hưởng lợi
GiadinhNet - Nhiều quy định mới trong dự thảo Luật An toàn, vệ sinh lao động nhằm bảo vệ quyền lợi cho hàng chục triệu lao động đã được đa số đại biểu Quốc hội tán thành.
Tăng đối tượng được hưởng lợi
Sáng 25/5, Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật An toàn, vệ sinh lao động. Đây là Luật có đối tượng tác động lớn đến hàng chục triệu lao động trên lãnh thổ Việt Nam. Để xử lý “lỗ hổng” về đối tượng lao động, nhiều ý kiến tán thành mở rộng đối tượng áp dụng và chính sách đối với khu vực không có quan hệ lao động. Trong báo cáo giải trình của Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội, bà Trương Thị Mai cho biết, nhiều ý kiến đại biểu tán thành việc mở rộng đối tượng áp dụng đối với tất cả người lao động và đề nghị quy định một số chính sách cụ thể về an toàn, vệ sinh lao động đối với khu vực không có quan hệ lao động.
Nhiều đại biểu tán thành việc mở rộng đối tượng áp dụng và chính sách đối với khu vực không có quan hệ lao động vì đây là khu vực có rất nhiều người lao động. Với đối tượng lao động này, luật quy định cụ thể các chính sách giống như quyền và nghĩa vụ của người lao động; chính sách bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện; khuyến khích người lao động nâng cao ý thức phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; nâng cao trách nhiệm của tổ chức, cơ quan nhà nước trong việc hướng dẫn người lao động thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động. Các đại biểu đánh giá cao dự thảo Luật trình Quốc hội lần này đã bổ sung 2 chính sách trong chính sách bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, thể hiện tính nhân văn và nhân đạo trong Luật nhằm bảo đảm quyền và lợi ích của người lao động.
Về quy định mở rộng đối tượng nêu trên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, việc mở rộng đối tượng áp dụng của dự án Luật đối với người lao động thuộc khu vực không có quan hệ lao động là thể chế hóa quan điểm của Đảng, Điều 35 của Hiến pháp và các công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia nhằm xây dựng môi trường an toàn cho người lao động trong khu vực này. Tiếp thu ý kiến của đại biểu, dự án Luật đã quy định cụ thể các chính sách đối với người lao động ở khu vực không có quan hệ lao động bao gồm: quyền và nghĩa vụ của người lao động; thông tin, tuyên truyền, giáo dục về an toàn; huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động; khai báo, thống kê, báo cáo tai nạn lao động, sự cố an toàn lao động; điều tra tai nạn lao động, sự cố an toàn lao động nghiêm trọng.
Lo lắng về tính khả thi
Tuy nhiên, một số đại biển có ý kiến băn khoăn về tính khả thi của chính sách an toàn, vệ sinh lao động đối với khu vực không có quan hệ lao động, đề nghị làm rõ vai trò hỗ trợ của nhà nước, nguồn lực thực thi chính sách; quy định rõ trách nhiệm của UBND cấp xã trong việc thống kê, báo cáo tai nạn lao động để bảo đảm tính khả thi. Thảo luận tại phiên họp, một số đại biểu cho rằng, nội dung dự án Luật An toàn, vệ sinh lao động được tiếp thu, chỉnh lý và trình Quốc hội lần này đã làm sâu quan điểm công tác phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải được đặt lên hàng đầu. Dự thảo Luật cho thấy công tác phòng ngừa ngày càng cấp thiết khi hàng loạt vụ tai nạn lao động nghiêm trọng vừa xảy ra khiến hàng chục lao động tử vong. Điển hình là vụ sập giáo ở công trình xây dựng tại khu kinh tế Vũng Áng, Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Đại biểu Trần Thanh Hải (TP HCM) cho rằng, về trợ cấp đối với người lao động khi xảy ra tai nạn lao động không phân biệt lỗi do người lao động hay người sử dụng lao động. Phải xử lý đúng mức, kịp thời và nghiêm minh đối với các tổ chức, cá nhân, người gây ra tai nạn nghiêm trọng; thanh tra an toàn vệ sinh lao động cần đầu tư thêm đơn vị cấp huyện có công nghiệp phát triển. Đại biểu đề nghị dự thảo Luật này cần ưu tiên công tác phòng ngừa, hạn chế, kiểm soát tai nạn lao động.
Một số đại biểu cho rằng, dự thảo Luật mới chỉ quy định điều tra tai nạn lao động và sự cố tai nạn lao động nghiêm trọng mà thiếu điều khoản quy định về điều tra về bệnh nghề nghiệp. Theo đó, số đại biểu này đề nghị bổ sung thêm để phù hợp với công ước quốc tế. Việc bổ sung là cần thiết để phục vụ yêu cầu của bảo hiểm xã hội về tính chính xác của hồ sơ chi trả, bồi thường bệnh nghề nghiệp; đáp ứng yêu cầu của cơ quan thanh tra lao động đối với các cơ sở có các yêu tố nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp nhưng không thực hiện theo yêu cầu của pháp luật để khám và phát hiện bệnh nghề nghiệp, đồng thời là căn cứ khi có yêu cầu khiếu nại của người lao động và đại diện người lao động.
Trách nhiệm của công đoàn cơ sở cũng được kiến nghị đưa vào dự thảo Luật. Đặc biệt là các nội dung giúp người lao động khiếu nại, khởi kiện khi quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động bị xâm hại. Đồng thời trách nhiệm, thời gian thông báo về sự cố an toàn lao động cũng phải nằm trong quy định để tránh tình trạng giấu nhẹm hoặc thông báo chậm trễ, hạn chế hiệu quả xử lý tai nạn lao động... Vấn đề minh bạch hóa việc thu, chi của Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cũng được đại biểu Quốc hội nêu ý kiến. Quỹ này phải có chế tài đảm bảo là do người sử dụng lao động đóng chứ không phải trích lại từ lương của người lao động.
Chưa quy định chính sách Bảo hiểm bệnh nghề nghiệp
Về việc mở rộng chính sách bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho nhóm lao động không có quan hệ lao động, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, chưa quy định chính sách bảo hiểm bệnh nghề nghiệp vì việc xác định và tổ chức thực hiện chế độ bảo hiểm bệnh nghề nghiệp cho người lao động khu vực này khó khả thi, giao Chính phủ quyết định cụ thể về đối tượng và thời điểm thực hiện chính sách này cho phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội trong từng giai đoạn.
Minh Anh/Báo Gia đình & Xã hội
Tìm thấy cô gái trẻ xinh đẹp ở Phú Quốc sau 10 ngày mất tích
Pháp luật - 47 phút trướcQuá trình xác minh qua nhóm bạn trên Facebook, ông Lê Đình Tuân (Kon Tum) biết được con gái đang có mặt tại Phú Quốc (Kiên Giang) nên tức tốc đến đón về.
Bắt đối tượng ‘ngáo đá’ cướp xe ô tô, đánh chết người
Pháp luật - 1 giờ trướcGĐXH - Ngày 23/11, Công an Hà Nội cho biết, Công an huyện Sóc Sơn đã bắt giữ đối tượng Ma Vũ Duy (SN 2004, trú tại Thanh Thịnh, Chợ Mới, Bắc Kạn) để điều tra hành vi giết người, cướp tài sản.
Nữ sinh đi xe đạp tử vong thương tâm vì bất cẩn
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH - Nữ sinh điều khiển xe đạp trong khi di chuyển từ vỉa hè xuống lòng đường đã xảy ra va chạm với một xe máy. Nạn nhân sau đó ngã ra đường, bị một xe đầu kéo lao tới tông trúng.
Bắt 17 đối tượng trong đường dây 'tín dụng đen' với mức lãi suất ‘cắt cổ’
Pháp luật - 1 giờ trướcGĐXH - Các đối tượng trong đường dây đều có tiền án, tiền sự và với thủ đoạn hoạt động hết sức tinh vi bằng việc cho vay truyền thống và núp bóng góp thăm, góp ống...
Hàng trăm người dân đua nhau ra cào 'lộc biển'
Xã hội - 1 giờ trướcGĐXH - Nhiều ngày qua, do ảnh hưởng của sóng lớn trong mùa biển động, hàng chục tấn dắt dạt vào bờ biển xã Diễn Kim. Đây là hiện tượng lần đầu xuất hiện ở đây, hàng trăm người dân đua nhau ra cào, vớt "lộc biển".
Hai xe máy tông trực diện trên quốc lộ, 1 người tử vong tại chỗ
Xã hội - 2 giờ trướcCơ quan chức năng đang làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn giao thông xảy ra tại quốc lộ 12B đoạn qua huyện Lạc Sơn (Hòa Bình) khiến 1 người tử vong, 2 người bị thương.
VTV lên tiếng về vụ việc lái xe 16 chỗ vượt ẩu, gây tai nạn trên quốc lộ 6
Xã hội - 3 giờ trướcĐài Truyền hình Việt Nam rất lấy làm tiếc về sự việc nghiêm trọng xảy ra lần này và sẽ chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng cùng gia đình tài xế xe tải để giải quyết vụ việc theo đúng tinh thần thượng tôn pháp luật.
Vì sao phố cà phê đường tàu ở Hà Nội tái diễn cảnh đông đúc?
Xã hội - 3 giờ trướcTrước phản ánh về tình trạng phố cà phê đường tàu Phùng Hưng tái diễn cảnh tấp nập khách đến check-in, lãnh đạo phường Điện Biên (quận Ba Đình, Hà Nội) đề xuất di dời tuyến đường sắt ra khỏi nội đô.
Tin sáng 23/11: Đằng sau lối sống sang chảnh của một 'hot girl' tại Đà Nẵng; Thông tin mới vụ hiệu trưởng bỏ nhiệm sở nhiều ngày ở Gia Lai
Đời sống - 4 giờ trướcGĐXH - Phạm Thị Trà My tại Đà Nẵng đăng tải hình ảnh sống sang chảnh trên mạng xã hội để thu hút khách hàng rồi làm việc phạm pháp; Việc hiệu trưởng bỏ nhiệm sở nhiều ngày đã ảnh hưởng đến chế độ tiền lương của các giáo viên, nhân viên trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông)...
Thông tin mới nhất về những phương tiện bắt buộc phải lắp thiết bị giám sát hành trình từ 1/1/2025
Đời sống - 4 giờ trướcGĐXH - Từ ngày 1/1/2025, Thông tư 71/2024 quy định quản lý, vận hành, sử dụng hệ thống thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe có hiệu lực thi hành. Những loại xe nào bắt buộc phải lắp thiết bị giám sát hành trình?
Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn
Đời sốngGĐXH - Khoảng 150 bộ hài cốt được phát hiện trong quá trình thi công, cải tạo hệ thống thoát nước ở ngõ 167 phố Tây Sơn là của những người dân và đã có từ khoảng 50-70 năm về trước.