Hàng loạt sai sót chí tử khiến Iran bắn nhầm máy bay chở 176 người
Tư lệnh lực lượng không quân của Vệ binh Cách mạng Hồi giáo (IRGC) đã đề nghị cấm bay toàn bộ máy bay thương mại trên không phận Iran nhưng các lãnh đạo quân đội không đồng ý.
Iran bắn rơi máy bay Ukraine vì tưởng nhầm mục tiêu thù địch Iran ngày 11/1 thừa nhận đã vô tình bắn rơi máy bay của hãng hàng không Ukraine làm thiệt mạng toàn bộ hành khách và phi hành đoàn, sau vụ tấn công tên lửa trả đũa Mỹ hôm 8/1.
Lãnh đạo nhánh không quân của IRGC ngày 11/1 nhận toàn bộ trách nhiệm trong vụ quân đội Iran bắn nhầm máy bay thương mại Ukraine, làm toàn bộ 176 hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng.
Các lực lượng Iran đã phạm hàng loạt sai lầm chết chóc dẫn đến thảm kịch đáng tiếc ngày 8/1. Chỉ vài phút sau khi cất cánh từ sân bay Imam Khomeni đi Kiev (Ukraine), máy bay Boeing 737-800 thuộc hãng Ukraine International mất tín hiệu trên không phận Iran và rơi ở tây nam thủ đô Tehran.
Sau 72 tiếng bác bỏ nghi vấn máy bay bị tên lửa bắn hạ, chính phủ Iran thừa nhận thảm kịch là "sai lầm do con người". Cộng đồng quốc tế và người dân Iran đã phản ứng phẫn nộ, đòi tất cả những người liên quan phải chịu trách nhiệm.

Lộ trình bay của PS752 và các điểm nhân chứng nhìn thấy máy bay trúng tên lửa, bốc cháy, rơi xuống phía tây nam thủ đô Tehran. Đồ họa: New York Times. |
Sai lầm khi không ra lệnh cấm bay
Sau khi Iran phóng hơn 16 tên lửa vào hai căn cứ tại Iraq có quân Mỹ đồn trú ngày 8/1, chuẩn tướng Amir-Ali Hajizadeh đã đề nghị cấm bay toàn bộ các chuyến bay thương mại trong nước cho đến khi tình hình hạ nhiệt căng thẳng, ông tiết lộ tại buổi họp báo ngày 11/1.
Việc gửi yêu cầu chính thức cho chính phủ và cơ quan hàng không thuộc quyền hạn một số nhân vật khác trong quân đội Iran. Những người này không đồng ý với đề nghị của tướng Hajizadeh.
PS752, chuyến bay định mệnh của hãng hàng không Ukraine International cất cánh lúc 6h12 ngày 8/1, chỉ là 1 trong 19 chuyến bay được dễ dàng cấp phép rời khỏi sân bay quốc tế Imam Khomeini vài tiếng sau vụ phóng tên lửa sang Iraq.
Lý do cụ thể vì sao lệnh cấm bay không được ban bố vào rạng sáng 8/1 vẫn chưa được tiết lộ. Việc không đưa ra lệnh cấm bay là một sai lầm chết chóc của nội bộ quân đội Iran, đặc biệt trong hoàn cảnh căng thẳng leo thang liên tục với quân đội Mỹ.
Trong suốt một tuần dẫn đến thảm họa Ukraine International, mạng lưới phòng không Iran bị đặt trong tình trạng báo động cao. Sau 2 vụ không kích của Mỹ nhắm vào dân quân thân Iran và ám sát tư lệnh Qasem Soleimani, quan hệ hai nước rơi vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất từ trước đến nay. Mức độ thù địch lên đến cấp độ mới khi Tổng thống Mỹ Donald Trump trực tiếp đe dọa không kích 52 mục tiêu ở Iran, trong đó gồm cả những địa điểm văn hóa quan trọng với nhân dân và giới lãnh đạo quốc gia.
Iran chưa từng trực tiếp đối đầu sức mạnh không quân quy mô lớn của Mỹ. Điều đó dễ dẫn đến bối rối về tín hiệu hiển thị trên radar phòng không, đặc biệt khi Mỹ phụ thuộc rất nhiều vào công nghệ tàng hình, theo bình luận trên tạp chí The War Zone. Mỹ đổ khí tài quân sự và tăng viện tại khu vực, gia tăng nguy cơ tính toán sai lầm dù là nhỏ nhất cũng có thể dẫn đến hậu quả to lớn. Sai lầm đó đã xảy ra vào ngày 8/1.
![]() |
Chuẩn tướng Hajizadeh trình bày về vị trí máy bay của Ukraine International trúng tên lửa phòng không. Ảnh: AFP. |
Nhầm Boeing 737 là tên lửa hành trình
Chuẩn tướng Hajizadeh cho biết máy bay Boeing 737-800 của Ukraine International bị bắn hạ bằng một tên lửa tầm ngắn. Đơn vị phòng không đã nhìn nhầm chiếc máy bay dân sự trên màn hình radar thành tên lửa hành trình Mỹ trả đũa cho vụ không kích căn cứ ở Iraq.
Lãnh đạo nhánh không quân IRGC cho biết đơn vị phòng không đã không thể liên lạc được với bộ chỉ huy phòng không trung ương để xác nhận thông tin về vật thể bay nghi vấn. Theo New York Times, tướng Hajizadeh có đề cập đến vấn đề "nhiễu sóng".
Việc thiếu liên lạc khiến chỉ huy đơn vị chịu trách nhiệm khu vực đứng trước lựa chọn sống còn khi đó là bắn hạ hoặc không bắn hạ vật thể bay. Người này chỉ có 10 giây để hành động. Đơn vị phòng không quyết định khai hỏa.
Thông cáo của quân đội Iran cho biết máy bay "có kiểu bay và cao độ tương tự một mục tiêu thù địch". Chiếc máy bay dân sự cũng đổi hướng bay đột ngột và không báo trước khi ở gần một căn cứ có độ nhạy cảm cao của IRGC.
"Trong hoàn cảnh đó, đồng thời do sai lầm về mặt con người, chiếc máy bay đã bị bắn", thông cáo ngày 11/1 cho biết.
"Tôi ước gì mình chết đi, để không phải sống mà chứng kiến vụ việc này. Tôi xin chịu toàn bộ trách nhiệm trong thảm kịch", tướng Hajizadeh cho biết ông sẵn sàng chấp nhận mọi quyết định xử phạt.
![]() |
Mảnh vỡ của buồng lái chiếc Boeing 737-800 bị bắn rơi trên vùng trời Iran sáng 8/1 vì nhầm là tên lửa hành trình Mỹ. Ảnh: Reuters. |
Cuộc gọi cuối cùng
Một ẩn số khác xuất hiện khi đơn vị phòng không của IRGC có thể đã không phải đi đến quyết định khai hỏa nếu như cuộc gọi định mệnh cho máy bay Ukraine được tiến hành sớm hơn. Theo tiết lộ trên CNN, liên lạc cuối cùng giữa chuyến bay PS752 và trạm kiểm soát không lưu tại sân bay Imam Khomeini là chỉ dẫn đổi hướng bay.
"Chúng tôi được thông báo rằng liên lạc giữa máy bay với sân bay, cụ thể là đài liên lạc, được duy trì đến phút cuối cùng trước khi thảm họa xảy ra", CEO Yevgenii Dyhkne của hãng Ukraine International trả lời họp báo ngày 11/1 ở Kiev.
"Đã có những trao đổi về đường bay. Họ được phép chuyển hướng. Tất cả những thông tin này hiện đều liên quan đến quá trình điều tra. Tôi nghĩ trong tương lai nội dung sẽ được báo cáo lại", ông cho biết.
Phó chủ tịch Ukraine International Ihor Sosnovsky tiết lộ liên lạc cuối cùng từ đài kiểm soát không lưu đến máy bay là "lấy cao độ và đổi hướng".
Hãng hàng không cũng chỉ trích Iran vô trách nhiệm khi không ra lệnh cấm bay giữa căng thẳng nguy hiểm. Lịch trình của sân bay Imam Khomeni sáng 8/1 gần như không đổi so với 2 tuần trước, bất chấp rủi ro gia tăng. Trong sáng 1/1, có 20 chuyến bay cất cánh trước giữa trưa. Nửa tuần trước đó, con số này là 26.
"Khi chiến tranh, người ta hành động theo cách mà họ muốn. Nhưng ít nhất họ phải bảo vệ dân thường xung quanh. Nếu có nổ súng tại bất kỳ nơi nào gần đó, sân bay phải đóng cửa", Ihor Sosnovsky cho biết phía Iran cũng không báo trước về rủi ro khi cất cánh cho hãng.
Theo Zing.vn

Chuyến bay hỗn loạn, hành khách tưởng 'sắp chết như trong phim'
Bốn phương - 13 phút trướcMột sự cố hy hữu và đầy kinh hoàng vừa xảy ra trên chuyến bay từ Cộng hòa Dominica đến sân bay Gatwick, Anh, khi một hành khách bất ngờ lao về phía đầu khoang và cố gắng mở cửa máy bay ở độ cao 9.000 m, cả khoang hành khách la hét trong hoảng loạn.

Tàu NASA tìm thấy nơi rất giống Trái Đất ở hành tinh khác
Tiêu điểm - 33 phút trướcĐịa hình dạng sóng giống Trái Đất tại một khu vực trên hành tinh đỏ có thể cung cấp các manh mối mới về lịch sử sự sống.

Sự thật ít ai ngờ: William và Harry không thừa kế nơi mẹ yên nghỉ!
Bốn phương - 3 giờ trướcDù là con trai của Công nương Diana, Thân vương William và Vương tử Harry lại không phải là người được thừa kế dinh thự nơi mẹ họ đã lớn lên và yên nghỉ. Vậy ai mới là người nắm giữ tương lai của Althorp – ngôi nhà mang tính biểu tượng trong gia tộc Spencer?

Kết cục trớ trêu của nam sinh dùng thủ đoạn nhưng vẫn đạt điểm cao kỳ thi đại học: Từ kỳ vọng quá mức đến áp lực khôn lường
Tiêu điểm - 8 giờ trướcGĐXH - 22 năm trước, nam sinh này ăn trộm đề thi ĐH rồi học thuộc lòng đáp án. Vụ việc sau đó bị phát hiện, đề thi được đổi, nam sinh vẫn làm tốt với số điểm cao nhưng cuộc đời lại rẽ sang một hướng khác.

Vua Charles III 'cảnh giác' với nỗ lực hòa giải của Harry
Bốn phương - 10 giờ trướcHarry gần đây cử trợ lý đến London để gặp thư ký truyền thông của Vua Charles III, nhằm hàn gắn mối quan hệ rạn nứt với Hoàng gia Anh.

Con trâu được bán với giá 430 triệu đồng, đại gia vẫn xuống tiền mua
Chuyện đó đây - 13 giờ trướcMột con trâu giống Banni đã được bán với giá lên tới 430 triệu đồng, làm nổi bật giá trị cao cấp, sức mạnh và khả năng sản xuất sữa của giống trâu này.

Bên trong khu ổ chuột tựa “lò thiêu” giữa lòng Seoul: "Có thể chết vì nắng nóng cũng không phải chuyện lạ"
Chuyện đó đây - 1 ngày trướcGiữa mùa hè khắc nghiệt, những khu ổ chuột chật chội ở Seoul như biến thành “lò thiêu” khi nhiệt độ trong phòng lên tới hơn 40 độ, kể cả bật quạt cũng chỉ thổi ra hơi nóng.

Người Pháp đã làm những gì để sông Seine từng ô nhiễm kim loại nặng nhất thế giới bơi được trở lại sau 100 năm?
Tiêu điểm - 1 ngày trướcGĐXH - Dòng sông Seine, biểu tượng của Paris (Pháp), đã chính thức mở cửa đón chào người dân thủ đô đắm mình trong làn nước mát sau hơn 1 thế kỷ.

Bi hài ở Trung Quốc: Viết bài hay quá bị vu oan là nhờ AI, sinh viên phải "cố viết dở" mới được tốt nghiệp
Tiêu điểm - 1 ngày trước“Tôi cảm thấy toàn bộ quá trình này thật phi lý... Cứ như một người vô tội bị kéo đến máy chém vậy", một sinh viên chia sẻ.

Sa mạc khô cằn nhất thế giới phủ tuyết trắng xóa, chuyện không tưởng gì đang xảy ra?
Chuyện đó đây - 2 ngày trướcCảnh tượng ngoạn mục và không tưởng đã khiến mọi người choáng ngợp.

Nhặt chiếc thùng nhựa gần bãi rác, người phụ nữ hoảng hốt khi nhìn thấy 9,5 tỷ đồng
Chuyện đó đâyMột người phụ nữ sống ở Thái Lan tình cờ nhìn thấy một thùng nhựa bị bỏ tại khu vực xử lý rác. Khi mở ra, cô bất ngờ với số tiền lớn bên trong.