Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hàng nghìn trẻ sẽ tránh được nguy cơ tử vong nếu có đủ cô đỡ thôn bản

Thứ sáu, 14:56 24/10/2014 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Vượt lên rào cản của những hủ tục lạc hậu, những khó khăn về kinh tế, sự ngăn cản của không ít gia đình, những cô đỡ thôn bản ở các tỉnh miền núi đang ngày đêm thầm lặng đóng góp sức mình vào sự nghiệp phát triển chung của y tế nơi đây.

 

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến thăm và tặng quà các cô đỡ thôn bản tại huyện Mường Nhé, Điện Biên. Ảnh: X.T
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến thăm và tặng quà các cô đỡ thôn bản tại huyện Mường Nhé, Điện Biên. Ảnh: X.T

Vượt qua mọi rào cản

Trong chuyến công tác dài ngày cùng Đoàn của Bộ Y tế tại các tỉnh Trung du- miền núi phía Bắc, chúng tôi đã may mắn được tiếp xúc, trò chuyện với các cô đỡ thôn bản - những người làm công tác y tế thầm lặng tại các bản làng xa xôi của đất nước.

Bên mái nhà sàn thuộc xã Nậm Kè, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện cùng cô đỡ thôn bản Giàng Thị Chu (SN 1992). Người phụ nữ Mông mới ngoài 20 tuổi này đã có tới hai năm làm công tác đỡ đẻ cho bà con. Nói về lý do vì sao lại chọn công việc này, chị Chu thật thà: “Lý do đơn giản thôi mà! Mình thấy chị em khi sinh đẻ khổ quá. Mỗi lần sinh con, nhiều người không chịu tới trạm xá, mà ở tại nhà rồi mời thầy cúng đến làm lễ, người nhà tự đỡ đẻ với các phương pháp rất thủ công. Có nhiều trường hợp bé sơ sinh tử vong vì do người đỡ đẻ không đúng cách. Thương đồng bào quá, nên mình quyết tâm đi học để giúp đỡ bà con...”

Lời nói chân chất, thật thà của người phụ nữ Mông  khiến chúng tôi rất khâm phục. Ít ai biết rằng, để có thể làm nghề đỡ đẻ, những cô đỡ thôn bản như chị Giàng Thị Chu đã phải vượt qua biết bao rào cản của những hủ tục, định kiến. Đáng buồn hơn, không ít gia đình đã phản đối không cho con em, vợ mình làm công việc này bởi thu nhập quá thấp mà suốt ngày phải đi...

Kể về kỉ niệm trong các lần đi đỡ đẻ tại bản sâu, chị Giàng Thị Chu xúc động: “Khó khăn, vất vả vô cùng các anh à!”. Có những hôm, nửa đêm chị Chu nghe thấy tiếng gọi thất thanh ngoài cổng. Chạy ra thì thấy một người đàn ông tới nhờ chị đỡ đẻ cho vợ. Chị Chu lấy vội đồ nghề rồi tức tốc tới nhà thai phụ. Có những hôm mưa gió, đường lầy lội, lại giữa đêm khuya, chị Chu lại phải nhờ chồng đưa đi. May mắn là chồng chị rất hiểu và thông cảm cho công việc đặc thù của vợ. Anh chính là chỗ dựa vững chắc giúp chị có thêm động lực và niềm tin để bám trụ với nghề.

Tận tình giúp đỡ đồng bào là thế, nhưng cũng có trường hợp chị Chu gặp phải sự phản ứng của gia đình thai phụ. Họ cho rằng, phương pháp chị áp dụng rườm rà, phức tạp(?!). Nếu để họ thuê thầy cúng thì... sẽ nhanh hơn nhiều. Chị Chu lại phải nhẹ nhàng, kiên trì khuyên bảo và giải thích cho người dân.

Cần nâng cao chế độ hỗ trợ cho cô đỡ thôn bản

Chị Lò Thị Món- hộ sinh tại Trạm Y tế xã Nậm Kè, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên (đồng thời là người quản lý các cô đỡ thôn bản) cho biết: Từ ngày mô hình cô đỡ thôn bản được triển khai và đi vào hoạt động, tình trạng tử vong sau sinh giảm đáng kể. Hiện tại tính riêng trên địa bàn xã Nậm Kè có 6 cô đỡ. Đây là tỉ lệ cao so với nhiều bản làng khác ở Điện Biên.

Chúng tôi đã có dịp theo chị Món, chị Chu tới nhà người dân để tuyên truyền về công tác  DS-KHHGĐ, làm mẹ an toàn. Cử chỉ ân cần, cách nói chuyện nhẹ nhàng của các chị đã khiến bà con dần dần tin tưởng.

Tại Hội nghị “Tăng cường chất lượng công tác y tế các tỉnh miền núi phía Bắc” vừa được tổ chức tại Điện Biên, ông Nguyễn Đức Vinh, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em (Bộ Y tế) đã có những ý kiến rất tâm huyết về mô hình cô đỡ thôn bản. Ông Vinh đánh giá cao mô hình này, vì nó đã góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho các sản phụ người dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, chế độ đãi ngộ cho họ còn quá thấp. Trước đây chỉ 50.000 đồng/tháng. Từ đầu năm 2014 đến nay đã tăng lên được 200.000 đồng/tháng.

Theo đề xuất, kiến nghị của Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em, cần phải nâng mức hỗ trợ đối với mỗi cô đỡ thôn bản lên tối thiểu 600.000 đồng/tháng. Đây cũng là việc làm cấp thiết trước mắt để làm sao có thể giữ chân được lực lượng này để chị em yên tâm công hiến.

Các chuyên gia y tế cho biết: Nếu một tỉnh có khoảng 70 cô đỡ thôn bản mà mức trợ cấp 600.000 đồng/tháng đối với mỗi cô thì một năm cần 720 triệu đồng. Nếu mỗi cô thực hiện 5 ca đỡ đẻ một năm thì sẽ có khoảng 350 trẻ sơ sinh thoát khỏi nguy cơ tử vong do tục lệ sinh đẻ tại nhà của người dân.

 

Bằng ý chí, nghị lực và tấm lòng nghĩ đến bà con, những cô đỡ thôn bản như chị Chu đã quyết tâm khăn gói vượt quãng đường hơn 200km từ Mường Nhé về TP Điện Biên để theo học khóa đào tạo 6 tháng nghiệp vụ tại Trung tâm chăm sóc sức khỏe tỉnh. Khóa học đã giúp họ có cơ hội được tiếp xúc với những phương pháp đỡ đẻ hiệu quả và an toàn.

Xuân Thắng

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

Dân số và phát triển - 23 giờ trước

Sữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Chlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Phụ nữ chủ yếu nhiễm Chlamydia khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với chồng/ đối tác bị nhiễm trùng.

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Hội chứng tiền kinh nguyệt là một tập hợp các triệu chứng về thể chất, tâm lý và cảm xúc mà nhiều phụ nữ gặp phải trong khoảng thời gian 1 - 2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt.

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH – Theo các chuyên gia, với những trường hợp lạm dụng sử dụng thuốc tránh thai liên tục trong một thời gian quá dài, không có thời gian "nghỉ" là không đúng với hướng dẫn chuyên môn của viên uống tránh thai đường uống, có nguy cơ gây hệ lụy.

Chế độ ăn cho người bị cường kinh

Chế độ ăn cho người bị cường kinh

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Chế độ ăn uống khoa học, vận động thể chất đều đặn là những yếu tố quan trọng giúp chị em có sức khỏe tốt và chu kỳ kinh nguyệt ổn định.

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Mặc dù được sử dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm gia đình nhưng phthalate không tốt cho sức khỏe. Phụ nữ mang thai tiếp xúc với chất này có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và sự phát triển não bộ trẻ sơ sinh.

Cục Dân số giám sát công tác tuyên truyền, tư vấn, cung cấp biện pháp tránh thai ở Quảng Ninh

Cục Dân số giám sát công tác tuyên truyền, tư vấn, cung cấp biện pháp tránh thai ở Quảng Ninh

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Qua kiểm tra thực tế, đoàn kiểm tra ghi nhận một số khó khăn, vấn đề còn vướng mắc trong quá trình triển khai tuyên truyền, tư vấn và cung cấp biện pháp tránh thai của những người làm dân số tỉnh Quảng Ninh.

7 nguyên tắc sống khỏe và trường thọ

7 nguyên tắc sống khỏe và trường thọ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Việc áp dụng các nguyên tắc dưới đây có thể mang lại một cuộc sống khỏe mạnh, sống lâu hơn và trọn vẹn hơn…

Nhận biết 5 dấu hiệu bệnh lậu ở nam giới

Nhận biết 5 dấu hiệu bệnh lậu ở nam giới

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Bệnh lậu là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến, chủ yếu ảnh hưởng đến đường sinh dục nhưng cũng có thể lây nhiễm vào cổ họng, trực tràng và mắt.

Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn táo thường xuyên?

Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn táo thường xuyên?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Ăn táo bằng nhiều cách, có thể nấu chín, dùng làm nước ép hay ăn trực tiếp... đều có thể cải thiện sức khỏe tổng thể và giúp ngăn ngừa một số tình trạng bệnh mạn tính, bao gồm bệnh tim, đái tháo đường.

Top