
Hàng quán không thấy bóng người
Sự tác động khiến các nhà hàng, quán ăn ế ẩm không chỉ đến từ dịch cúm do virus corona gây ra mà từ khi Nghị định 100 ra đời đã làm thay đổi thói quen đi nhậu sau mỗi buổi đi làm về của nhiều người.
Và đến khi dịch cúm bùng phát ở nhiều nơi trên thế giới, số người chết do lây nhiễm ngày càng tăng thì nó không chỉ dừng lại ở mức độ thay đổi thói quen nữa mà trở thành "nỗi sợ" đến những chỗ đông người tụ tập, nhiều người hạn chế ra đường chứ đừng nói đến chuyện đến hàng quán để ăn uống.
Hầu hết các hàng quán chỉ có chủ và nhân viên đi vào đi ra, khách ghé tới rất hiếm hoi. Ảnh: Chí Cường
Không có khách, nhiều chủ cửa hàng buộc phải đóng cửa tạm thời, cho nhân viên nghỉ Tết dài hạn cho đến khi dịch được kiểm soát hoàn toàn. Anh M.Q, một chủ quán bia trên đường Tố Hữu (Hà Nội) cho biết, trước Tết, lượng khách đến nhà hàng đã giảm 30% do thịt lợn tăng giá cũng như các cơ quan chức năng kiểm soát nồng độ cồn của người tham gia giao thông. Tuy nhiên, vì Nghị định ra đúng dịp cuối năm, nhiều cơ quan, đoàn thể vẫn tổ chức tiệc cuối năm nên doanh thu còn vớt vát được, không bị lâm vào tình trạng thua lỗ.
Thế nhưng, sau Tết, vì nỗi lo sợ dịch cúm khiến lượng khách giảm mạnh 80 - 90% khiến quán anh lỗ nặng. Thậm chí, anh đã đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi nhằm thu hút khách đến nhưng không cải thiện được tình hình.
"Nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài chắc quán sẽ phải đóng cửa tạm thời cho đến khi hết dịch. Nhiều nhân viên tôi đã phải cho nghỉ Tết dài ngày vì không quán không có khách" - anh M.Q chia sẻ.
Ở Hà Nội, con phố Tạ Hiện trước Tết vốn là một phố bia sầm uất, khách đông như trẩy hội, đi đứng phải chen chúc nhau vậy mà chỉ sau dịp nghỉ Tết đường phố vắng vẻ, một số quán nhậu sáng bày ghế ra tối lại xếp vào, nhân viên ngồi nghịch điện thoại hoặc tám chuyện với chủ.
Các tiệm trà chanh mọc lên như nấm sau mưa trong năm 2019 ở các con phố đông đúc ở Hà Nội cũng lâm vào tình cảnh tương tự. Vốn thu hút lượng lớn khách sinh viên, học sinh, thế nhưng hiện lượng khách hàng "khủng" này đang được nghỉ Tết kéo dài do diễn biến phức tạp của dịch cúm do virus corona.
"Một số về Tết ở quê chưa ra, số còn lại ở thành phố thì không ra khỏi nhà vì sợ lây cúm khiến lượng khách giảm mạnh, tính ra một ngày quán thua lỗ 2-3 triệu đồng" - chị Hồng Nhung, chủ một tiệm trà chanh ở Hà Nội chia sẻ.
Nhà Hàng Hiếu Béo (Hà Nội) vốn là một nơi dân nhậu tụ tập rất đông nhưng hiện tại lâm vào cảnh vắng khách. Ảnh: Chí Cường
Không chỉ ở Hà Nội, tình trạng quán hàng ế khách kéo dài đang diễn ra trên hầu khắp cả nước.
Ở Nha Trang, thành phố biển thu hút đông khách du lịch nhất nước ta, nhiều hộ kinh doanh nhỏ lẻ, nhà hàng, tạp hóa cũng lâm vào tình cảnh thua lỗ nặng nề, thậm chí phải đóng cửa. Nhiều người ở Nha Trang đã đóng cửa tạm ngưng kinh doanh, rao bán mặt bằng hoặc sang nhượng lại.
Ở TP Cần Thơ, nhiều tuyến đường được dân nhậu gọi vui là "phố ăn nhậu" như Võ Văn Kiệt, Lê Lợi, Đinh Tiên Hoàng, khu Hưng Phú, khu 586… cả tháng nay, hàng quán ở đây chỉ lác đác thực khách ra vào. Có quán vắng khách thường xuyên nên phải đóng cửa, treo bảng cho thuê quán.
TP.HCM là thành phố được mệnh danh có nhiều "phố ăn uống" nhất nhưng các chủ quán ăn, nhà hàng, karaoke, cà phê… cũng "khóc ròng" vì đại dịch viêm đường hô hấp cấp do virus corona.
Theo ghi nhận, khu ẩm thực nổi tiếng ở phố Bùi Viện, Lê Thánh Tôn, Bến Thành… (quận 1) trước đây rất đông khách nhưng hiện số lượng giảm đáng kể. Một số quán hải sản, lẩu cá, lẩu bò… dọc đường Điện Biên Phủ (phường 25, quận Bình Thạnh) cũng vắng vẻ. Khu phố ăn uống sầm uất dọc đường Phạm Văn Đồng (giáp ranh quận Bình Thạnh và Gò Vấp) lượng bàn trống chiếm đa số.
Phổ cổ Hội An, điểm đến đông đúc của du lịch miền Trung tình cảnh cũng ngặt nghèo không kém. Nhiều nhà hàng, quán ăn trong phố cổ cũng không tránh khỏi tình cảnh ế ẩm, kể cả quán xá nhỏ bán ăn vặt năm trong phố cổ cũng trong trình trạng vắng khách.
Hiện tại khách còn lưu trú, vui chơi tại đây chủ yếu là người Châu Âu. Và dường như họ cũng không quan tâm đến virus corona. Quan sát các tuyến đường phố cổ Hội An, nhận thấy rất ít khách Âu, Mỹ đeo khẩu trang y tế, bởi theo quan niệm của họ, chỉ có những người nhiễm virus Corona mới đeo khẩu trang.
TTTM đìu hiu, du lịch vắng khách
Cùng chung cảnh ngộ với quán hàng, các trung tâm thương mại cũng vắng bóng người dân đến tham quan, mua sắm. Thông thường như mọi năm, sau Tết mọi người thường tụ tập, gặp gỡ, rủ nhau đến các trung tâm thương mại vui chơi. Và nhân dịp này, các gian hàng ở đây vẫn chạy các chương trình giảm giá để kích cầu, đặc biệt là các gian hàng quần áo tranh thủ khuyến mãi để đẩy các mẫu thu đông đi để chuẩn bị cho các mẫu mùa hè sắp đến.
Vậy nhưng năm nay tình hình khác hẳn, mặc dù đã treo biển giảm giá, thậm chí cho cả nhân viên ra đứng sẵn ở ngoài để mời chào thế nhưng do lượng người đến Trung tâm thương mại quá ít nên hầu hết các cửa hàng lâm vào cảnh đìu hiu, không có khách khứa.
Ở Hà Nội, Aeon Mall Hà Đông được xem là một trong những Trung tâm thương mại lớn nhất tại thu hút lượng lớn người dân đến đây mua sắm và giải trí. Tuy nhiên, mấy tuần gần đây Trung tâm này vắng vẻ lạ thường, không còn cảnh nhộn nhịp từ sau kỳ nghỉ lễ Tết Nguyên Đán vì lo sợ lây nhiễm virus corona.
Aeon Mall Long Biên - điểm đến mỗi cuối tuần của không chỉ các gia đình có con nhỏ tại Hà Nội, mà còn có cả các địa phương lân cận như Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh... cũng "vắng tanh như chùa Bà Đanh". Một số các TTTM khác như Hồ Gươm Plaza, Metro Hà Đông... cũng gặp phải tình trạng tương tự.
Ở TP.HCM, ghi nhận tại các trung tâm lớn của TP.HCM như Saigon Center, CT Plaza Tân Sơn Nhất, Gigamall Thủ Đức, trong nhiều ngày trở lại đây các sảnh đều vắng bóng người, các cửa hiệu, rạp chiếu phim cũng thưa thớt.
Ngành du lịch thiệt hại nặng nề
Đường sá vắng vẻ, khách hủy tour, không ai dám đi chơi vì sợ dịch bệnh khiến ngành du lịch cũng thiệt hại nặng nề. Đang ở trong thế tăng trưởng cao năm 2019 thì bước sang năm 2020, mới ngay đầu năm du lịch Việt Nam đã rơi vào khủng hoảng do dịch bệnh gây ra bởi virus Corona.
Ở một số địa phương vốn nổi tiếng về du lịch, hiện lượng du khách đang giảm trầm trọng. Tình trạng khách hủy tour đã đặt, hủy đặt chỗ, hủy dịch vụ, không lên kế hoạch đi du lịch… là phổ biến hiện nay. Ước tính thiệt hại đối với ngành du lịch là hàng chục ngàn tỉ đồng.
Đơn cử như phố cổ Hội An, thành phố tuyệt vời nhất thế giới do tạp chí du lịch nổi tiếng Travel and Leisure bình chọn, là điểm đến hấp dẫn, mê hoặc rất nhiều du khách trong nước lẫn quốc tế với hàng nghìn di tích lịch sử, không giảm ẩm thực phong phú.
Thế nhưng, hiện tại ở các điểm di tích và tuyến đường phố cổ Hội An khá vắng vẻ khách. Khu vực bùng binh Chùa Cầu vốn tấp nập, bây giờ chỉ thưa thớt vài người đi dạo, chụp ảnh. Nhiều nhà hàng, quán ăn trong phố cổ cũng không tránh khỏi tình cảnh ế ẩm, kể cả quán xá nhỏ bán ăn vặt năm trong phố cổ cũng trong trình trạng vắng khách. Khoảng 30% tour khách du lịch đã hủy phòng, khiến du lịch Hội An bị ảnh hưởng rất nhiều.
Ngành du lịch Nha Trang cũng ghi nhận nhiều tín hiệu tiêu cực do lượng khách đến từ Trung Quốc giảm mạnh. Trong dịp Tết Canh Tý, công suất phòng khách sạn chỉ đạt 50%, giảm gần một một nửa so với cùng kỳ 2019.
Khách không có, phòng trống rất nhiều đang là tình trạng chung của ngành kinh doanh khách sạn ở Nha Trang (Khánh Hòa) hiện tại.
Ghi nhận từ các khách sạn ở Nha Trang cho thấy, từ sau Tết các đối tác lữ hành khách Trung Quốc đã hủy đặt phòng với số lượng lớn, thậm chí khách lẻ cũng hủy khiến khách sạn sụt giảm doanh số. Các khách sạn lớn 4 sao, 5 sao thiệt hại nặng nề.
Lượng khách Trung Quốc sụt giảm cũng khiến các điểm tham quan du lịch đìu hiu. Các danh thắng nổi tiếng thu hút nhiều khách du lịch nhất như Tháp Bà Ponagar, Hòn Chồng, đảo Khỉ... thì bây giờ có rất ít người đến tham quan.
Tương tự, du lịch Đà Nẵng mất hơn 60% lượng khách. Trong tháng 1, Đà Nẵng giảm 33% khách so với cùng kỳ năm 2019. Tại Nghệ An, 60% đoàn khách đăng ký đến dịp này đã hủy tour. Các khách sạn ở Lào Cai bị hủy 30-50% lượng đặt phòng kể từ khi dịch corona bắt đầu nóng lên. Du lịch Hà Nội cũng bị thiệt hại nặng nề.
Du lịch Hà Nội theo thống kê từ tháng 1 đến ngày 3/2, số lượng hủy phòng tại các cơ sở lưu trú là hơn 13.000 phòng, hoạt động lữ hành giảm khi du lịch trong nước (inbound) có hơn 7.600 khách hủy, du lịch quốc tế (outbound) có hơn 7.100 khách hủy; hoạt động của các đơn vị vận chuyển giảm 30-50%; số lượng khách tới các điểm đến giảm 30-50%.
Để hạn chế thiệt hại đến mức thấp nhất, nhiều ý kiến đã được đưa ra thảo luận để giúp ngành du lịch vượt qua khó khăn. Chẳng hạn như chuyển thị trường du khách sang các nước khác, không phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc và phát triển du lịch nội địa. Các doanh nghiệp khẩn trương xúc tiến du lịch, quảng bá để thu hút các dòng khách từ châu Âu, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản…
Lily
Ảnh: Chí Cường
Đồ họa: Hoàng Việt

Loại quả đặc sản Việt đang vào mùa bán đầy chợ giá rẻ bèo, xuất nước ngoài lên tiền triệu/kg
Sản phẩm - Dịch vụ - 8 giờ trướcGĐXH - Loại quả đặc sản thơm ngon này được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng, đang vào mùa bán la liệt thị trường với giá chỉ hơn chục nghìn đồng/kg, tuy nhiên khi xuất khẩu sang nước ngoài giá bán cao gấp nhiều lần.

Hai người dân tộc Mông bị "chặt chém" gần 5 triệu đồng tiền taxi, xe ôm ở Hà Nội được tặng vé xe 0 đồng trong ngày trở về quê
Bảo vệ người tiêu dùng - 9 giờ trướcGĐXH - Chiều 17/6, hai người dân tộc Mông trong vụ bị tài xế xe taxi và xe ôm "chặt chém" gần 5 triệu đồng đã chính thức khởi hành trở về quê ở Lào Cai. Theo đó, hai người này được tặng 1 vé xe trị giá 0 đồng.

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Ba ngày 17/6/2025
Sản phẩm - Dịch vụ - 10 giờ trướcGĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Ba ngày 17/6/2025: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Hơn một tháng 3.100 vụ vi phạm trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa bị xử lý, hình thức ngày càng tinh vi
Bảo vệ người tiêu dùng - 11 giờ trướcGĐXH - Ngày 17/6, Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước cho biết, chỉ trong 1 tháng, hơn 3.100 vụ vi phạm liên quan đến buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được xử lý, đủ cho người tiêu dùng nhận ra tính chất phức tạp, tinh vi trong việc trà trộn hàng giả với hàng hóa hợp pháp.

Lịch cúp điện Vĩnh Long từ ngày 17 – 22/6/2025: Cúp điện gần 14 tiếng/ngày một số khu vực
Sản phẩm - Dịch vụ - 13 giờ trướcGĐXH – Theo thông báo lịch cúp điện của Tổng Công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC), hôm nay đến hết tuần nhiều khu dân cư và đơn vị thuộc Vĩnh Long sẽ mất điện cả ngày.

Ngân hàng nào trả lãi suất lên tới 9,65%: Gửi tiết kiệm 1 tỉ đồng 13 tháng nhận bao nhiêu tiền lãi?
Giá cả thị trường - 13 giờ trướcGĐXH - Lãi suất tiền gửi cao nhất tại các ngân hàng dao động từ 6–9,65%/năm. Nhưng để được hưởng mức lãi suất này, khách hàng phải đáp ứng các điều kiện đặc biệt.

Nhà tập thể dưới 2 tỷ đồng tại Bắc Từ Liêm, Hà Nội được săn đón
Giá cả thị trường - 13 giờ trướcGĐXH - Hiện nay, những căn nhà tập thể tại Bắc Từ Liêm, Hà Nội thường được rao bán với mức giá phổ biến dưới 2 tỷ đồng là lựa chọn của nhiều người mua nhà cũng như các nhà đầu tư.

Giá xe máy Honda mới nhất giảm mạnh, SH, Vision hấp dẫn chưa từng có, nhiều mẫu thấp hơn đề xuất 10 triệu đồng
Giá cả thị trường - 16 giờ trướcGĐXH - Giá xe máy Honda mới nhất từ tay ga phổ thông đến dòng côn tay thể thao, đang được các đại lý bán ra với giá thấp hơn đáng kể so với giá niêm yết.

Lịch cúp điện Long An từ ngày 17 – 22/6/2025: Tăng thêm hàng loạt khu dân cư nằm trong diện cúp điện
Sản phẩm - Dịch vụ - 16 giờ trướcGĐXH – Theo thông báo lịch cúp điện của Tổng Công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) tuần này, nhiều khu dân cư và đơn vị thuộc Long An sẽ mất điện cả ngày.

Giá vàng hôm nay 17/6: Vàng SJC, vàng nhẫn đồng loạt giảm sâu
Giá cả thị trường - 17 giờ trướcGĐXH - Giá vàng hôm nay trong nước ở vàng SJC bất ngờ giảm về quanh mốc 119 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cũng theo đà giảm.

Mận hậu bán ngập thị trường, tiểu thương chỉ cách phân biệt mận Việt và mận Trung Quốc
Sản phẩm - Dịch vụGĐXH - Mận hậu vào mùa bán ngập trên thị trường, tuy nhiên người tiêu dùng cần cảnh giác, lựa chọn những trái mận chất lượng, tránh mua phải hàng không đảm bảo.