Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hàng trăm cơ sở giáo dục tư nhân ở Bình Dương trước nguy cơ giải thể

Chủ nhật, 07:52 07/11/2021 | Giáo dục

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, hàng trăm trường mầm non, nhóm trẻ và trung tâm ngoại ngữ ở Bình Dương phải đóng cửa. Không có thu nhập nhưng phải chi rất nhiều khoản phí như tiền mặt bằng, lương giáo viên khiến cho các cơ sở này đứng trước nguy cơ giải thể.

Trung tâm ngoại ngữ H 123 có 8 cơ sở tại Bình Dương. Để có cơ sở vật chất khang trang, đầy đủ tiện nghi, trung tâm được đầu tư xây dựng với số tiền hàng chục tỷ đồng. Mới hoạt động chưa được bao lâu thì tháng 5/2021 đến nay, trung tâm phải ngưng hoạt động để phòng chống dịch Covid-19 nhưng vẫn phải chi trả mỗi tháng hơn 1,2 tỷ đồng tiền thuê mặt bằng và lương giáo viên. Để giúp học viên không quên kiến thức và duy trì hoạt động, trung tâm cố gắng duy trì học qua hình thức trực tuyến nhưng chỉ có 20-30% học viên tham gia.

Hàng trăm cơ sở giáo dục tư nhân ở Bình Dương trước nguy cơ giải thể - Ảnh 1.

Trung tâm ngoại ngữ H 123 cố gắng duy trì bằng hình thức học trực tuyến nhưng số lượng học viên ít

Ông Ngô Tân Khánh Vĩnh - Phó Giám đốc Trung tâm Ngoại ngữ H 123 cho biết, sau nhiều tháng “cầm cự”, trung tâm đã sử dụng hết nguồn tài chính tích lũy. Giờ nỗi lo lớn nhất đối với trung tâm nếu không hoạt động trở lại là việc giữ chân giáo viên, nhân viên.

“Các nhân sự của H 123 đã chịu đựng việc giảm lương suốt 5 tháng nay, giờ các ngành nghề khác được mở cửa trở lại và họ đẩy mạnh tuyển dụng, tăng lương trong khi ngành mình chưa được mở lại nên giáo viên giỏi tiếng Anh, nhân sự có trình độ sẽ qua những công ty khác có điều kiện tốt hơn. Bởi mình đâu có trả lương được cho họ đâu mà giữ nên coi như ngành mình không thể giữ được người tài”, ông Ngô Tân Khánh Vĩnh cho hay.

Hàng trăm cơ sở giáo dục tư nhân ở Bình Dương trước nguy cơ giải thể - Ảnh 2.

Trung tâm Anh ngữ Tự Nhiên phải trả mặt bằng

Tương tự, hàng trăm trung tâm ngoại ngữ khác ở Bình Dương như: Trung tâm ngoại ngữ Saigon Vina, Trung tâm ngoại ngữ  Yola, Anh ngữ Âu Châu... cũng đang gặp khó khăn khi ngưng hoạt động khá lâu. Dựa trên cơ sở nhu cầu học tập thực tế, biện pháp thích ứng an toàn phòng chống dịch, các trung tâm ngoại ngữ đã đồng loạt gửi kiến nghị lên Sở Giáo dục- Đào tạo, UBND tỉnh Bình Dương sớm có lộ trình cho phép được hoạt động trở lại. Họ cam kết sẽ tuân thủ các quy định phòng, chống lây lan dịch bệnh như các ngành nghề khác.

Đối với các trung tâm ngoại ngữ dù khó khăn nhiều bề song vẫn có thể cố gắng bám trụ bằng hình thức dạy trực tuyến nhưng đối với các trường mầm non tư thục thì rất khó khăn. Hiện, có 6 trường mầm non và khoảng 60 nhóm trẻ tư thục không chịu nổi phí thuê mặt bằng và các chi phí khác nên đã thông báo giải thể, trả mặt bằng.

Hàng trăm cơ sở giáo dục tư nhân ở Bình Dương trước nguy cơ giải thể - Ảnh 3.

Trường mầm non đóng cửa lâu ngày

Bà Phạm Thị Ngát, chủ nhóm trẻ Hoa Thủy Tiên, ở ấp An Thuận, xã Phú An, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương tâm sự, qua đại dịch này, nếu nhóm trẻ không phải thuê mướn mặt bằng có thể trụ vững còn những cơ sở phải thuê mặt bằng thì nguy cơ phá sản rất lớn.

“Ví dụ chủ nhà có giảm thì giảm ít trong khi đó mình nghỉ không thu nhập mà phải đóng tiền mặt bằng nên để duy trì rất khó. Trong khi đó có điều kiện hỗ trợ giáo viên thì còn giữ chân được giáo viên, mình không có hỗ trợ thì khó giữ chân nên khi hết dịch quay lại làm các nhóm trẻ cũng rất khó khăn”, bà Phạm Thị Ngát bày tỏ.

Hàng trăm cơ sở giáo dục tư nhân ở Bình Dương trước nguy cơ giải thể - Ảnh 4.

Cơ sở vật chất các trường mầm non xuống cấp sau nhiều tháng đóng cửa

Để có thể cầm cự chờ cơ hội phục hồi các trường mầm non, nhóm trẻ mong muốn lãnh đạo tỉnh Bình Dương có chính sách hỗ trợ thêm cho đội ngũ giáo viên, đồng thời, có chính sách cho vay với lãi suất thấp để trả lãi, trả tiền mặt bằng, trả lương và lấy kinh phí hoạt động lại.

Trong khi ngành Giáo dục - Đào tạo tỉnh Bình Dương chờ tiêm phủ vaccine phòng Covid-19 cho trẻ em mới có kế hoạch cho học sinh quay lại trường thì các cơ sở giáo dục tư nhân này đang dần "kiệt sức". Do đó, các cơ sở này mong muốn trong điều kiện dịch bệnh đã được kiểm soát thì nên cho phép được hoạt động trở lại theo cam kết như các ngành khác để họ dần ổn định.

Theo Thiên Lý (Vov.vn)

Hà Nội: Tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh tại các công viên công cộngHà Nội: Tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh tại các công viên công cộng

GiadinhNet - Ngay từ sáng sớm, rất nhiều người dân tập trung tại các công viên trên địa bàn thủ đô, mặc cho việc gần đây các ca mắc Covid-19 cộng đồng tại thành phố Hà Nội đang tăng rất cao trong những ngày vừa qua.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Đội tuyển Việt Nam tỏa sáng tại Robothon Quốc tế 2024

Đội tuyển Việt Nam tỏa sáng tại Robothon Quốc tế 2024

Giáo dục - 6 giờ trước

Ngày 24/11, cuộc thi Robothon Quốc tế 2024 đã diễn ra thành công rực rỡ tại thủ đô Bangkok, Thái Lan. Đội tuyển Việt Nam đã xuất sắc ghi dấu ấn với nhiều giải thưởng quan trọng trong hạng mục thi đấu Leanbot.

Nội dung bức thư của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT gửi 1 học sinh Đắk Nông

Nội dung bức thư của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT gửi 1 học sinh Đắk Nông

Giáo dục - 16 giờ trước

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã viết thư động viên, khích lệ một nữ sinh tại tỉnh Đắk Nông.

Thủ khoa “hiếm” chia sẻ bí quyết học đại học

Thủ khoa “hiếm” chia sẻ bí quyết học đại học

Giáo dục - 20 giờ trước

Huỳnh Thị Mỹ Anh là trường hợp hiếm hoi vì trong 10 năm qua, Trường ĐH Quốc tế chỉ có 2 thủ khoa duy trì được học bổng toàn phần trong suốt khoá học.

Dự kiến nâng chuẩn đầu vào ngành Y Dược và Sư phạm từ 2025

Dự kiến nâng chuẩn đầu vào ngành Y Dược và Sư phạm từ 2025

Giáo dục - 1 ngày trước

Từ năm 2025, dự kiến, thí sinh đăng ký xét tuyển vào Sư phạm và Y Dược phải có điểm học bạ 3 năm THPT từ loại tốt trở lên.

Thí sinh thi THPT 2025 cần lưu ý điều này nếu muốn đón tin vui sớm

Thí sinh thi THPT 2025 cần lưu ý điều này nếu muốn đón tin vui sớm

Giáo dục - 2 ngày trước

GĐXH - Từ năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến các đại học không được dành quá 20% chỉ tiêu để xét tuyển sớm, riêng xét học bạ phải dùng điểm cả năm lớp 12.

Thí sinh THPT 2025 nếu thi các trường này cần lưu ý tổ hợp xét tuyển để tránh bị động

Thí sinh THPT 2025 nếu thi các trường này cần lưu ý tổ hợp xét tuyển để tránh bị động

Giáo dục - 2 ngày trước

GĐXH - Nhiều trường đại học điều chỉnh tổ hợp môn xét tuyển từ năm 2025 để phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới.

Phát động cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo sinh viên

Phát động cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo sinh viên

Giáo dục - 2 ngày trước

GĐXH - Cuộc thi là cơ hội khai phá những ý tưởng mới, sáng tạo, đột phá trong sinh viên và trở thành vườn ươm, bệ phóng cho thế hệ doanh nhân trí thức tương lai.

Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Giáo dục - 3 ngày trước

Thêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Giáo dục - 3 ngày trước

Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.

Tuyển sinh đại học 2025: Cân não lựa chọn môn trong tổ hợp xét tuyển

Tuyển sinh đại học 2025: Cân não lựa chọn môn trong tổ hợp xét tuyển

Giáo dục - 3 ngày trước

Nhiều trường đại học có sự tính toán tổ hợp xét tuyển đại học trong năm 2025 phù hợp với lứa thí sinh đầu tiên thi tốt nghiệp THPT theo CTGDPT 2018.

Top