Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hàng trăm ổ mủ áp xe trên da đầu sau khi cấy tóc nhân tạo

Thứ năm, 09:00 18/04/2019 | Sống khỏe

GiadinhNet - Sau khi cấy tóc sinh học ở một trung tâm thẩm mỹ với giá gần 200 triệu/lần, vài tháng sau, quanh ổ chân tóc cấy của anh H.A (Hà Nội) đã bị áp xe, viêm nhiễm liên tục.


Kiểm tra để cấy tóc cho bệnh nhân. Ảnh: P.V

Kiểm tra để cấy tóc cho bệnh nhân. Ảnh: P.V

Cấy tóc nhân tạo, mỗi sợi 2 USD

Anh H.A (32 tuổi, ở Hà Nội) bị hói từ lâu do gene di truyền. Công việc kinh doanh bắt buộc anh phải liên tục giao tiếp, gặp gỡ nhưng anh rất mặc cảm, khó chịu vì bị hói mảng rộng phần trên trán bên trái.

Được giới thiệu quảng cáo sẽ sở hữu mái tóc dày, tự nhiên, chắc chắn, không biến chứng, anh đến một trung tâm thẩm mỹ lớn ở Hà Nội để cấy tóc sinh học (cấy tóc nhân tạo) với giá hơn 2 USD/sợi.

Được vài tháng, chưa thấy tóc dày đâu, trên đầu anh H.A đã tạo hàng trăm ổ áp xe trên da đầu, viêm nhiễm liên tục. Sợi tóc nhân tạo được cấy đã bị gãy mủn. Tới khám tại Bệnh viện Da liễu Trung ương, các bác sĩ chẩn đoán toàn bộ vùng cấy tóc của anh bị phản ứng với dị vật, tạo áp xe quanh ổ chân tóc. Điều khó khăn là vì tóc nhân tạo bị mủ nên việc lấy các sợi tóc ra khó. Hơn thế, việc điều trị sau khi lấy tóc cấy rất lâu, hàng trăm ổ sẹo trên phần cấy tóc sẽ không thể điều trị thêm.

TS Vũ Thái Hà, Trưởng khoa Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc - Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, đây là một trong hai trường hợp Bệnh viện phải “giải quyết hậu quả” sau những lần bệnh nhân đi cấy tóc ở cơ sở tư nhân.

Theo TS Vũ Thái Hà, nhu cầu cấy tóc để điều trị hói đầu là thực tế ở nhiều người, đặc biệt là nam giới. “Nam giới thường bức xúc vì hói đầu hơn phụ nữ vì hói ở nam bị lộ hơn ở nữ. Họ thường bị hói vùng chữ M và đỉnh đầu. Ở nữ có thể dùng nhiều biện pháp che chắn vùng hói như đội tóc giả, xoăn tóc, làm phồng còn nam giới thì không”, TS Vũ Thái Hà nói. Tuy nhiên, các biện pháp điều trị hói đầu hiện nay không cho hiệu quả ngay, hoặc lâu dài, trong khi rất tốn kém.

Ngoài hậu quả do phản ứng với dị vật (cấy nang tóc nhân tạo mới) gây áp xe, các bác sĩ da liễu cho biết không ít trường hợp “dở khóc dở cười” vì cấy tóc.

Cấy tóc hiện nay có 2 dạng, tự thân và nhân tạo (sinh học). Với cấy tóc tự thân, nếu kỹ thuật viên cắt quá nhiều vùng tóc cho (lấy tóc từ vùng này để cấy sang phần khác), thì người cấy tóc sẽ bị sẹo giãn trên da đầu. Thường khi cắt (thường cắt ngang một dải da đầu hoặc cắt chéo), nếu người cắt ở mức độ nhỏ sau khi khâu lại sẽ tạo thành đường khâu nhỏ, đẹp. Còn nếu quá tham phần tóc cho, khi khâu lại sẽ làm căng da đầu, tạo thành sẹo giãn rất xấu. Với nam giới càng dễ lộ vì tóc ngắn.

Một tai nạn khác khi cấy tóc tự thân là khi thực hiện cắt vùng tóc cho, số lượng tóc chết nhiều, kỹ thuật tách nang tóc có đúng hay không hay lại bỏ mất phần gốc của nang tóc. Khi cắt nang tóc, tỷ lệ nang tóc sống nếu tốt là khoảng 70-80%, còn thường chỉ khoảng 10-20%. Lúc đó, cấy xong thì tóc chết rất nhiều, tóc sẽ rụng hết.

Hói đầu là bệnh và phải điều trị từng cá nhân

“Hói đầu” là bệnh do nội tiết và thường mang yếu tố gia đình. Đó là do sự tăng nhạy cảm quá mức của các hormone sinh dục nam và alpha-reductase (một loại men) ở vùng da đầu phía trước cao hơn so với ở vùng da đầu phía sau. Hiểu một cách đơn giản, nội tiết tố nam tác động làm chân tóc teo đi, gây ra rụng tóc.

Theo PGS.TS Lê Hữu Doanh, Phó Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương, có nhiều nguyên nhân gây tóc rụng, chủ yếu chia thành 2 loại: Rụng tóc không sẹo và rụng tóc có sẹo. Trong đó, rụng tóc không sẹo bao gồm: Rụng tóc thể mảng (tóc rụng nhanh, rụng hoàn toàn để lại một hoặc nhiều dát hình tròn hoặc oval ở da đầu không có tóc, nặng hơn có thể khiến tóc, lông rụng toàn bộ); hoặc do tật nhổ tóc; do bệnh giang mai, do nấm ở da đầu…

Các chuyên gia khẳng định, với rụng tóc có sẹo thì da đầu mất đi hoàn toàn khả năng mọc tóc. Các nang lông lúc này đã bị phá hủy hoàn toàn thì không thể có một liệu pháp nào có thể chữa trị được. Còn với loại rụng tóc không sẹo, theo vị chuyên gia này, việc điều trị có thể mang lại hiệu quả song cũng không hề đơn giản, nhanh chóng. Tuy nhiên, nhiều người vẫn tin vào các quảng cáo sản phẩm điều trị rụng tóc, hói đầu nên mua dùng. Kết quả, gần đây, Bệnh viện Da liễu Trung ương thường xuyên ghi nhận nhiều bệnh nhân nhập viện trong tình trạng da đầu mẩn ngứa, bong tróc, chảy nước, mẩn đỏ… Nguyên nhân là do viêm da tiếp xúc, dị ứng với thành phần dược liệu trong các sản phẩm điều trị rụng tóc, hói đầu.

TS Vũ Thái Hà cho biết, nếu bị mất hết nang tóc thì bệnh nhân phải dùng nang tóc mới cấy vào. Các kỹ thuật viên sẽ cấy bằng các nang tóc mới đầy đủ các thành phần, còn lại nếu còn nang tóc thì sẽ dùng nhiều công nghệ kích thích nang tóc phát triển.

Trước đây, bệnh nhân có thể dùng các thuốc xịt, tiêm để kích thích dinh dưỡng, mạch máu phát triển, nhưng hiệu quả đạt được hạn chế, chỉ khoảng 20-30%. Gần đây, các thuốc này có thêm các yếu tố tăng trưởng từ huyết tương nhưng cũng chỉ giúp cung cấp yếu tố tăng trưởng.

Nam giới mắc bệnh hói, các bác sĩ có thể sử dụng các loại thuốc ức chế tác động của nội tiết, khiến chân tóc khỏe hơn và tóc mọc trở lại. Tuy nhiên, việc điều trị có thể không đem lại hiệu quả lâu dài, nhiều bệnh nhân dễ bị tái phát, rụng tóc trở lại sau khi ngừng điều trị.

Các bác sĩ khuyến cáo, điều cần lưu ý là việc sử dụng thuốc điều trị hói trong trường hợp do ức chế tác động nội tiết tố nam nên sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, nam bệnh nhân phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi tiến hành điều trị liệu pháp này.

Võ Thu

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người phụ nữ 40 tuổi không ăn ngọt nhưng mắc tiểu đường, đây là 8 lý do khiến bạn không ngờ tới

Người phụ nữ 40 tuổi không ăn ngọt nhưng mắc tiểu đường, đây là 8 lý do khiến bạn không ngờ tới

Sống khỏe - 2 giờ trước

GĐXH - Nhiều người nghĩ rằng bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là do ăn nhiều thực phẩm chứa đường mà ra. Tuy nhiên, sự thật có thể không phải như vậy.

Biện pháp tự nhiên giúp tăng lượng sắt khắc phục thiếu máu

Biện pháp tự nhiên giúp tăng lượng sắt khắc phục thiếu máu

Sống khỏe - 3 giờ trước

Thiếu máu là một vấn đề sức khỏe phổ biến trên toàn cầu, phát sinh từ nồng độ hemoglobin thấp, thường dẫn đến các triệu chứng suy nhược như mệt mỏi, rụng tóc, khó thở và kém ăn...

Những thực phẩm chứa diệp lục có lợi cho sức khỏe

Những thực phẩm chứa diệp lục có lợi cho sức khỏe

Sống khỏe - 5 giờ trước

Chúng ta thường nghe nói nhiều về chất diệp lục và biết rằng thực vật không thể sống thiếu nó. Tuy nhiên, bạn có thể không biết chất diệp lục chính xác là gì và nó có mang lại lợi ích gì cho con người không?

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 5 giờ trước

GĐXH - Khi được bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Nóng gan nguy hiểm thế nào? Làm gì để 'giải nhiệt' cho gan sau kỳ nghỉ lễ

Nóng gan nguy hiểm thế nào? Làm gì để 'giải nhiệt' cho gan sau kỳ nghỉ lễ

Sống khỏe - 8 giờ trước

GĐXH - Nóng gan là bệnh lý rất dễ tái phát, nhất là sau kỳ nghỉ lễ nắng nóng, uống nhiều rượu bia, đồ ăn nhiều đạm, dầu mỡ. Nếu không được điều trị sớm sẽ giảm chức năng gan mãn tính, gây bệnh viêm gan, thậm chí là ung thư gan.

Nghẹt mũi kéo dài: Nguyên nhân và cách cải thiện nhờ thảo dược

Nghẹt mũi kéo dài: Nguyên nhân và cách cải thiện nhờ thảo dược

Sống khỏe - 8 giờ trước

Thông thường, bệnh nghẹt mũi có thể tự khỏi trong khoảng vài ngày đến vài tuần (2, 3 tuần). Nhưng nếu bạn bị nghẹt mũi kéo dài trên 3 tuần, thêm vào đó là các chứng đau tai, ù tai, đau họng… chứng tỏ rằng bạn đã bị viêm mũi họng và bệnh đã chuyển sang giai đoạn mạn tính gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

5 loại vitamin cần thiết cho cơ thể, bổ sung như thế nào?

5 loại vitamin cần thiết cho cơ thể, bổ sung như thế nào?

Sống khỏe - 10 giờ trước

Vitamin rất cần thiết để cho cơ thể khỏe mạnh. Mặc dù không có gì thay thế cho việc ăn uống lành mạnh, nhưng thực phẩm bổ sung có thể giúp bù đắp lượng vitamin thiếu hụt qua thực phẩm…

Cách cải thiện đau cổ và lưng khi đi tàu xe, máy bay

Cách cải thiện đau cổ và lưng khi đi tàu xe, máy bay

Sống khỏe - 23 giờ trước

Khi phải di chuyển trên tàu, xe, máy bay quãng đường xa, chúng ta phải ngồi cố định một chỗ lâu, sẽ làm cho các khớp bị cứng, máu sẽ kém lưu thông giữa các phần của cơ thể. Các tư thế cố định như ngồi gây ứ máu chi dưới làm phù vùng bắp chân, bàn chân… gây đau.

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Y tế - 23 giờ trước

Vừa ra khỏi nhà được 3 phút, đang đi bộ trên đường, chị T. (42 tuổi) bất ngờ bị xe máy chở gà đi cùng chiều đâm phải. Cú đâm khiến chị bị chấn thương ngực kín, tổn thương gan độ 3…

9 cách giúp thận khỏe mạnh

9 cách giúp thận khỏe mạnh

Sống khỏe - 1 ngày trước

Bệnh thận là bệnh không lây nhiễm, thường được gọi là "căn bệnh thầm lặng" vì các dấu hiệu và triệu chứng thường không rõ ràng cho đến khi thận đã bị tổn thương. Dưới đây là chín cách để giữ cho thận của bạn khỏe mạnh và làm chậm sự tiến triển của bệnh.

Top