Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hành trình ươm mầm sống cho các bé sinh non, nhẹ cân ở bệnh viện tuyến tỉnh

Thứ ba, 14:10 18/08/2020 | Y tế

GiadinhNet - Chăm sóc và điều trị trẻ sinh non vẫn luôn là một thách thức trong lĩnh vực hồi sức sơ sinh vì tỉ lệ biến chứng và tử vong cao, đặc biệt là với các bệnh viện tuyến tỉnh. Hiện nay với sự phát triển của y học, nhiều trẻ sinh non với tuần thai thấp đã được cứu sống ngày càng nhiều ở các bệnh viện của tỉnh.

Để có thể nuôi dưỡng, điều trị thành công cho các bé, mang lại niềm vui cho các gia đình, mỗi y, bác sĩ trong Khoa Sơ sinh của các Bệnh viện đều gắng sức, mang tinh thần và trách nhiệm như những "người mẹ thứ hai" của các bé.

Việc chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1.000 gram, sinh non tháng, cơ thể chưa hoàn thiện là công việc vô cùng khó khăn, đòi hỏi sự tỉ mỉ, tận tình của các y, bác sĩ, chỉ cần một lỗi nhỏ hoặc lơ là một vài tích tắc là ảnh hưởng đến tính mạng của một sinh mạng.

Đến nay, nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sự đầu tư cả về trang thiết bị và nâng cao trình độ đội ngũ y bác sĩ mà nhiều bệnh viện ở tuyến tỉnh đã nuôi dưỡng, cứu sống nhiều trẻ sinh non, trong đó có những bé thậm chí chỉ nặng khoảng 500 - 600 gram.

Vào tháng 6/2020, lần đầu tiên, bác sĩ Khoa Sơ sinh – Trung tâm Sản Nhi, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ đã cứu sống và nuôi dưỡng một bé gái sinh cực non ở tuần 26 chỉ nặng 600gr.

Hành trình ươm mầm sống cho các bé sinh non, nhẹ cân ở bệnh viện tuyến tỉnh - Ảnh 1.

Sản phụ hạnh phúc khi được đón con xuất viện ngày 15/6 tại Trung tâm sản Nhi, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ


Bé gái may mắn này là kết quả sau hành trình 14 năm dài đằng đẵng mong chờ con của chị Lê Thị M. (35 tuổi, trú tại xã Mỹ Thuận, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ). Đây là một trong hai bé được thụ tinh trong ống nghiệm thành công ngay ở lần chuyển phôi đầu tiên của chị M.

Trong suốt thời gian thai kỳ, chị M. thường xuyên kiểm tra, thăm khám thai kỳ cẩn thận, chu đáo. Nhưng khi thai nhi được 26 tuần tuổi, chị có dấu hiệu chuyển dạ. Bé gái chào đời non tháng vào ngày 30/3 chỉ nặng 600gr trong tình trạng hệ thống hô hấp chưa hoàn thiện, bị suy hô hấp, suy tuần hoàn rất nặng và gần như không có phản xạ. 

Bệnh nhi được cấp cứu ngay tại phòng sinh và được chuyển đến chăm sóc đặc biệt tại Khoa Sơ sinh – Trung tâm Sản Nhi ngay sau đó. Thai nhi còn lại vì thể trạng quá yếu nên không giữ được. 

Thầy thuốc ưu tú, BSCKII Ngô Hữu Hà – Giám đốc Trung tâm Sản Nhi cho biết, đây là một bệnh nhi rất đặc biệt. Đối với các trường hợp trẻ sinh non có cân nặng thấp, các cơ quan chưa trưởng thành, hoàn thiện nên nguy cơ suy hô hấp, suy tuần hoàn và nguy cơ nhiễm trùng rất cao. Do đó, Trung tâm đã tập trung mọi nguồn lực, bao gồm đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng có trình độ chuyên môn cao và hệ thống trang thiết bị, kỹ thuật hiện đại nhất để cứu sống bệnh nhi.

Trong những ngày đầu, tình trạng bệnh nhi diễn biến hết sức phức tạp, luôn ở trong thế "báo động đỏ" do phổi thông khí kém, tuần hoàn liên tục phụ thuộc vào vận mạch, phụ thuộc máy thở nhiều. Bệnh nhi được nằm lồng ấp cách ly môi trường, hỗ trợ thông khí bằng máy thở, bơm thuốc surfactant thay thế (thuốc có tác dụng trưởng thành phổi), đặt đường nuôi dưỡng qua tĩnh mạch rốn và duy trì thuốc vận mạch.

Sau bảy ngày điều trị, bệnh nhi được rút ống thở, chuyển sang thở máy không xâm nhập. Đến ngày thứ 21, bệnh nhi được cai máy thở hoàn toàn, được thở ô-xy và bắt đầu tập ăn, cân nặng lúc này đạt 700 gr. Đến ngày thứ 28, bệnh nhi đã có thể tự thở, được cho ăn qua sonde và không cần nuôi dưỡng tĩnh mạch, cân nặng đạt 900 gr. Sau 42 ngày điều trị tích cực trong phòng chăm sóc đặc biệt, bệnh nhi đạt cân nặng 1,1 kg và được đưa ra ghép mẹ, trẻ tự thở, chỉ hỗ trợ ô-xy một phần, được rút sonde dạ dày và ăn sữa mẹ hoàn toàn.

Sau 76 ngày điều trị, bệnh nhi đạt cân nặng 2 kg, toàn trạng ổn định, cân nặng bắt kịp sự tăng trưởng, các cơ quan phát triển phù hợp với lứa tuổi nên được cho xuất viện. Ngày 15/6, tại buổi xuất viện, chị Lê Thị M. đã bật khóc đầy hạnh phúc khi được đón con trở về với gia đình sau 76 ngày đêm con được các bác sĩ giành giật sự sống. 

Đáng ghi nhận nữa là, vào tháng 7/2020, các bác sĩ Khoa Nhi, Bệnh viện Bãi Cháy đã chăm sóc và điều trị thành công cho bé sinh non 31 tuần với cân nặng 1,5 kg. Điều đáng nói là trường hợp này có nhiều bệnh lý nguy hiểm kèm theo.

Sau hơn 10 ngày đấu tranh với tử thần, kết hợp các phương pháp điều trị hồi sức sơ sinh tích cực, bé đã có thể tự thở, phản xạ tốt dần lên, khóc to. Với tình yêu thương đong đầy của các bác sĩ, viên y tế trong khoa, “ một mầm xanh đang lớn dần lên”.

Hay Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Bắc Ninh mỗi năm tiếp nhận, điều trị cho hàng trăm trẻ sơ sinh nhẹ cân, non tháng.

Hành trình ươm mầm sống cho các bé sinh non, nhẹ cân ở bệnh viện tuyến tỉnh - Ảnh 2.

Chăm sóc và điều trị trẻ sơ sinh non yếu tại Khoa sơ sinh, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Bắc Ninh.


Trường hợp Chị Nguyễn Thị Thư, quê tại xã Bình Định, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh, mẹ bé Bảo Hân là 1 minh chứng. Chị sinh bé Bảo Hân ở tuần thai thứ 27, đến nay mặc dù đã trải qua hơn 1 tháng nhưng chị vẫn nhớ như in những khó khăn, vất vả mà con gái chị và các y, bác sĩ tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Bắc Ninh đã trải qua. 

Chị Thư cho biết: Hai vợ chồng hiếm muộn, kết hôn hơn 8 năm mới mang thai bé bằng phương pháp thụ tinh ống nghiệm. Niềm vui chưa lâu, đến tuần thai thứ 27, chị có biểu hiện chuyển dạ và sinh non bé tại Trung tâm Y tế huyện Lương Tài. Ngay sau đó, bé được chuyển gấp lên Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Bắc Ninh. 

Trực tiếp tiếp nhận, cấp cứu, chăm sóc, điều trị bé Bảo Hân từ khi bé chuyển lên khoa Sơ sinh, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Bắc Ninh, bác sĩ Nguyễn Thị Doan chia sẻ: Bảo Hân sinh non 27 tuần với trọng lượng 900 gram tại Trung tâm Y tế huyện. Vì vậy, bé phải trải qua gần 2 tiếng thở oxy mới đến được Khoa Sơ sinh Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh. Khi tiếp nhận Hân, cả người bé toàn vết bầm tím, bé bị rối loạn đông máu, nguy cơ xuất huyết phổi, tử vong rất cao. Ngay sau khi giải thích cho gia đình bé, các y, bác sĩ trong khoa đã làm mọi biện pháp cấp cứu cho bé như: bơm curosuft, truyền huyết tương. Tuy nhiên, sau đó, chỉ số độ bão hòa oxy trong máu ngoại vi (SPO2) của bé giảm liên tục. Người của bé tím dần, máu trào qua nội khí quản. Chỉ sau 30 giây, bé từ hồng chuyển sang tím, tái và cuối cùng là trắng bợt vì bị rút hết máu.

Sau hơn 1 tháng điều trị, cùng với sự đồng hành của các y, bác sĩ, bé Bảo Hân đã giành lại sự sống một cách thần kỳ. Con được ra ngoài ghép mẹ, hồng hào, nặng 1,7kg.

Hành trình ươm mầm sống cho các bé sinh non, nhẹ cân ở bệnh viện tuyến tỉnh - Ảnh 3.

Bé sinh non phục hồi sức khỏe tốt, được tiếp xúc da kề da với mẹ

Cũng giống như niềm vui của chị Thư, chị Nguyễn Thị Hồng Vân, quê tại xã Trực Chính, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định sinh non tuần thai thứ 26. Nhớ lại giây phút chuyển dạ sinh non, chị Vân kể: 

Khi có biểu hiện chuyển dạ sinh con, chị rất lo lắng, đặc biệt với tuổi thai 26 tuần, cơ hội sống của con rất ít. Nhìn thấy con tím tái, trọng lượng cơ thể 490 gram, nằm trong lồng ấp, xung quanh là hệ thống máy móc, cả gia đình chỉ biết đặt toàn bộ niềm tin, hy vọng vào các y, bác sĩ. Những cố gắng cuối cùng cũng được đền đáp, con hồi phục và lớn lên từng ngày. Sau khi chứng kiến sự “hồi sinh” kỳ tích của con, chị rất vui mừng, thầm cảm ơn sự nỗ lực không mệt mỏi của “người mẹ thứ hai”- các y, bác sĩ tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Bắc Ninh.

Theo WHO, trẻ đẻ non là trẻ được ra đời trước thời hạn bình thường trong tử cung, có tuổi thai dưới 37 tuần và có khả năng sống được. Trẻ có khả năng sống được là trẻ sinh ra sống từ 22 tuần tuổi hoặc cân nặng ít nhất là 500gram.

Với những trẻ sinh non, tất cả các cơ quan gan, thận, não, ruột đều non yếu. Các bé thường gặp nhiều vấn đề về sức khỏe như: Suy hô hấp do phổi chưa trưởng thành, suy tim do còn ống động mạch, nhiễm trùng, viêm ruột hoại tử, có nguy cơ tử vong cao hoặc di chứng tàn tật suốt đời như bại não, giảm vận động, bệnh lý võng mạc, mù lòa... Trẻ có tuổi thai càng nhỏ thì nguy cơ càng cao. Nguy cơ nhiễm trùng bệnh viện cũng thường gặp trên nhóm trẻ này.

Vì vậy, chăm sóc, điều trị các bé sinh non là một cuộc chiến thầm lặng đòi hỏi sự cố gắng, kiên nhẫn, bền bỉ của cả cả gia đình và các bác sĩ, điều dưỡng. Mỗi bé được xuất viện khỏe mạnh đã mang đến niềm vui, niềm hạnh phúc cho người thân và cho cả những y bác sĩ, những người vẫn đang ngày đêm nỗ lực giành lại sự sống cho những người bệnh “tí hon”.

K.N

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 3 giờ trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 17 giờ trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 21 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 4 ngày trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Chó chết sau khi cắn chủ nhà, chuyên gia giải thích vì sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Thực tế, kông phải việc cắn người sẽ khiến chó dại bị chết mà thực chất đây là biểu hiện xuất hiện vào giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát bệnh của chó.

Top