Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hậu quả sau ‘sốt đất’: Nhiều người như ngồi trên đống lửa do gánh nợ tiền tỉ

Thứ tư, 07:35 15/03/2023 | Xã hội

GĐXH - Những năm gần đây cơn “sốt đất” lan khắp các tỉnh thành, cách đây hơn nửa năm mới lắng xuống. Sau khi giá đất "chững" lại kéo theo nhiều hệ lụy, trong đó không ít người tán gia bại sản.

'Sốt đất' khắp nơi, nhiều bộ, ngành đồng loạt lên tiếng cảnh báo"Sốt đất" khắp nơi, nhiều bộ, ngành đồng loạt lên tiếng cảnh báo

GiadinhNet - Trước tình trạng "sốt đất" diễn ra khắp nơi, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng đã đồng loạt lên tiếng chỉ đạo các địa phương sớm ổn định tình hình.

Đổ xô đi buôn đất

Cách đây vài năm, giá đất tại Hà Tĩnh tăng chóng mặt. Trước nhu cầu mua bán đất của người dân tăng cao  không ít người có tay nghề, chuyên môn cao, nghề nghiệp ổn định đã nghỉ hoặc tạm thời nghỉ nghề chính để "đu" theo sóng thị trường đi buôn đất.

Hậu quả sau ‘sốt đất’: Đất hạ nhiệt, nhiều người gánh nợ - Ảnh 2.

Nhiều người bỏ công việc chính đi làm "cò" đất.

Từ khi đất ở các vùng quê Hà Tĩnh lên cơn "sốt" các hoạt động liên quan đến giao dịch bất động sản cũng mọc lên nhan nhản như nấm sau mưa. 

Nhiều công ty trong lĩnh vực này từ Nghệ An, Hà Nội đã vào Hà Tĩnh mở chi nhánh để môi giới, tư vấn cho khách hàng và người dân có nhu cầu mua đất. 

Thậm chí, một số người dân trên địa bàn cũng bỏ cả công ăn việc làm hằng ngày để "ăn theo" nhiệt tình nghe ngóng, săn đón và giới thiệu cho khách có nhu cầu về các lô đất đang được rao bán.

Thực tế cho thấy, nguyên nhân chính tác động đến thị trường đất là do các "cò đất" tung thông tin về các quy hoạch dự án... Trong khi những thông tin quy hoạch dự án mới chỉ là chủ trương, chưa có gì rõ ràng nhưng khi qua tay giới "cò đất" đã được "thổi phồng" để kích thích người có tiền lao vào đầu tư khiến giá đất bỗng dưng nhảy vọt.

Còn tại tỉnh Quảng Bình, trong giai đoạn năm 2019 đến đầu năm 2022, từ hiệu ứng quy hoạch các dự án trọng điểm như: quy hoạch đường ven biển Quảng Bình, quy hoạch mở rộng các đô thị, quy hoạch các khu dân cư đã khiến giá đất tăng chóng mặt. 

Người dân, các đầu nậu đất đổ xô đi mua đất, cùng với đó dòng tiền ngoại hối của người dân Quảng Bình đang lao động từ nước ngoài chuyển về đầu tư đất... đã tạo nên cơn "sốt" đất tại Quảng Bình trong giao đoạn này.

Hậu quả sau ‘sốt đất’: Đất hạ nhiệt, nhiều người gánh nợ - Ảnh 3.

Văn phòng giao dịch bất động sản từng tấp nập người giờ đóng cửa im lìm.

Dẫn chứng, cuối tháng 3/2019, Trung tâm Phát triển quỹ đất Quảng Bình đã tổ chức đấu giá 160 lô đất tại dự án Khu dân cư phía Đông Nam đường Lê Lợi, phường Đức Ninh Đông. TP. Đồng Hới. Không quá bất ngờ khi trong thời gian "sốt" đất, đã có 1.500 bộ hồ sơ tham gia đấu giá. Các lô đất sau đó được đấu hết ngay trong phiên với mức giá gần gấp đôi so với giá khởi điểm.

Ngày 17/3/2022, BQL dự án Đầu tư xây dựng và Phát triển quỹ đất huyện Lệ Thủy đã tổ chức bán đấu giá đợt 3 với 32 lô đất (tổng diện tích 6.998 m2, tổng giá trị khởi điểm 19,4 tỷ đồng) tại Dự án quỹ đất khu vực trung tâm xã Ngư Thủy Bắc. Mặc dù tổ chức đấu giá chỉ 32 lô đất nhưng số lượng hồ sơ nộp tham gia đấu giá lên đến 1.027 bộ.

Kết quả, phiên đấu giá thành công 32/32 lô với tổng số tiền trúng đấu giá lên đến 67,132 tỷ đồng (chênh lệch so với giá khởi điểm 47,7 tỷ đồng).

Cùng với đó tình trạng "sốt" đất lẻ trong dân cũng khiến nhiều vùng quê bình yên ở Quảng Bình bị khuấy động bởi dòng người, xe cộ tấp nập đổ về "săn đất". Trong guồng quay chung đó "người người, nhà nhà" từ người lao động chân tay đến nhân viên văn phòng cùng tham gia buôn bán, mô giới bán đất. Ngồi dọc những quán cafe, các văn phòng công chứng không khó để bắt gặp hình ảnh giao dịch sang tay các lô đất.

Liên quan đến vẫn đề này, ông Phạm Quốc Anh, Phó Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Quảng Bình cho biết, Sở thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, cấp chứng chỉ mô giới bất động sản để người dân nắm bắt và thực hiện đúng theo quy định của pháp luật. Tính riêng trong năm 2022, đã có 600-700 người hoàn thành đào tạo được cấp chứng chỉ. 

Trong thời gian sốt đất, Sở Xây dựng Quảng bình đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các chỉ thị nhằm đảm bảo thị trường bất động sản phát triển lành mạnh. Là đơn vị quản lý nhà nước, Sở công khai thông tin về quy hoạch, các dự án được phép kinh doanh. 

"Dù sốt đất hay không thì Sở vẫn luôn mở các lớp đào tạo, cấp chứng chỉ mô giới bất động sản. Cùng với đó công khai thông tin quy hoạch, các dự án được phép kinh doanh. Chú trọng việc tham mưu cho tỉnh và các đơn vị liên quan để đảm bảo thị trường bất động sản phát triển lành mạnh", Sở Xây dựng tỉnh Quảng Bình thông tin.

Nhiều người ôm nợ

Thời gian "sốt đất" kéo theo nhiều gia đình, cộng đồng dân cư "lao" vào mua bán đất như con "thiêu"thân", bởi thông tin giá đất tăng bằng lần, không phải 1 lần, 2 lần thậm chí bằng 5 lần, 10 lần. Trong vòng quay chóng mặt đó, nhiều khi người ta quên mất đi những giá trị cốt lõi, giá trị đích thực để rồi mang tiền, vay tiền khắp nơi đầu tư vào đất.

Hậu quả sau ‘sốt đất’: Đất hạ nhiệt, nhiều người gánh nợ - Ảnh 4.

Nhiều dự án dân cư trúng đấu giá với số tiền hơn tỷ đồng/lô nay chỉ lác đác vài căn nhà.

Anh Trần Văn H.( 45 tuổi, ở Xuân Phổ, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) cho biết, trước kia công việc của anh ổn định, trong thời gian làm việc anh T. tranh thủ "ôm" đất để có thêm nguồn thu nhập, thời điểm đó có những tháng anh kiếm hàng trăm triệu đồng. Do có thu nhập cao anh T. đã bỏ bê công việc chính, vay thêm tiền để đầu tư vào đất.

Cũng theo anh H., Lúc đầu anh cũng chỉ tính môi giới bán đất qua lại nhưng trong cơn "sốt" đất, mỗi giao dịch sang nhượng kiếm lời hàng trăm triệu đồng khiến anh chuyển qua trực tiếp làm nhà đầu tư, đứng ra mua lại các lô đất của nhà đầu tư khác rồi tự kiếm khách sang nhượng lại ăn chênh lệch.

Vài lô đất đầu trót lọt, nhưng sau đó khi thị trường hết "sốt", dẫn đến đất nắm trong tay nhiều, bán không được. Bản thân anh H. cũng phải vay mượn tứ phương mới đủ tiền để đầu tư mua đất, hiện giờ áp lực trả lãi đang đè nặng lên vai anh khi số tiền kiếm được từ các thương vụ sang nhượng trước đó cũng bị anh đổ hết vào mua đất.

"Trước đây tôi không biết gì về đất đai, giá cả, thấy mọi người đua nhau giới thiệu đất và có thu nhập cao nên tôi cũng theo họ. Lúc đầu làm môi giới đất tôi cũng có thu nhập khá, nên đã "liều" vay mượn bạn bè, ngân hàng để đầu tư vào đất. Một thời gian sau đất bỗng "chững" lại không bán ra được. Giờ tôi phải "ôm" khoản nợ hơn 5 tỷ đồng", anh H. cho hay.

Hậu quả sau ‘sốt đất’: Đất hạ nhiệt, nhiều người gánh nợ - Ảnh 5.

Nhiều người dân liều "ôm đất" giờ thành "ôm nợ".

Lý giải về nguyên nhân giá đất tăng chóng mặt, một cán bộ Địa chính ở địa phương cho biết, giá đất ở địa phương này tăng mạnh khoảng từ tháng 4/2021. Nguyên nhân chính là do trước đó ngày 16/4/2021, UBND tỉnh Hà ký quyết định số 1839/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đồ án Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu đô thị du lịch Xuân Đan – Xuân Phổ.

"Từ khi có quyết định phê duyệt Đồ án Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu đô thị du lịch Xuân Đan – Xuân Phổ người dân khắp nơi lại kéo nhau đến lùng mua đất ở khu vực này. Nhiều người dân đang làm kinh doanh buôn bán rất ổn định nhưng vì thấy lợi nhuận từ bất động sản cao quá nên đã đổ xô đi buôn đất. Giờ giá đất xuống thấp nhiều người không bán được nên ôm nợ", cán bộ Địa chính này thông tin.

Tương tự, tại thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh), đầu năm 2022 khi có thông tin Dự án nhà máy sản xuất Cell Pin ở Khu kinh tế Vũng Áng (TX.Kỳ Anh) được đầu tư thì giá đất nền tại các các khu dân cư vùng gần Khu kinh tế Vũng Áng cũng tăng cao từng ngày.

Thời điểm đó, tình trạng sốt đất diễn ra tại nhiều phường, xã quanh khu vực Khu Kinh tế Vũng Áng. Trong đó, "nóng" nhất vẫn là phường Kỳ Trình và các địa bàn có nhiều dự án, nhà máy đứng chân như các phường Kỳ Lợi, Kỳ Thịnh, Kỳ Long, Kỳ Liên…

Chị Mai Thị Dung (ở thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) vốn là giáo viên dạy mầm non, thời gian dịch COVID-19 phức tạp, chị phải nghỉ dạy, đúng thời điểm này giá đất trên địa bàn "nhảy vọt", chị đã đi theo những người làm môi giới đất.

Với mỗi giao dịch thành công, chị D. đút túi từ 20 - 30 triệu đồng. Có tháng, chị D. bán được 2 - 3 lô đất, thu về gần 100 triệu tiền hoa hồng. Cũng từ những khoản thu nhập cao từ đất, chị đã mạnh dạn bàn với chồng đang làm việc tại Hàn Quốc vay mượn tiền bạn bè bên đó, chị ở nhà vay ngân hàng để đầu tư vào đất mong kiếm lợi nhuận cao hơn. Sau thời gian ngắn, chị chẳng thấy bóng dáng nhà đầu tư nào đến hỏi mua đất nữa.

"Vợ chồng tôi giờ như đang ngồi trên đống lửa bởi giá đất giảm, đất không bán được, tiền vay từ ngân hàng ngày một nặng hơn vì lãi suất tăng", chị D. tâm sự.

Hậu quả sau ‘sốt đất’: Đất hạ nhiệt, nhiều người gánh nợ - Ảnh 6.

Nguyên nhân chính dẫn đến giá đất tăng cao là do các "cò đất" tự thổi giá.

Trao đổi với phóng viên, lãnh đạo thị xã Kỳ Anh cho biết, giá đất trên địa bàn tăng cao khiến người dân có đất bán rất phấn khởi khi được lợi, nhưng cũng tạo nên không ít khó khăn cho người dân có nhu cầu thực sự mua đất làm nhà ở. Thời điểm này giá đất hạ xuống khiến nhiều người dân trên địa bàn vướng vào cảnh nợ nần.

"Nguyên nhân chính khiến giá đất tại thị xã Kỳ Anh tăng mạnh là do có Khu kinh tế Vũng Áng. Trước tình trạng giá đất tăng cao như vậy, chúng tôi đã có văn bản khuyến cáo người dân cẩn thận với tình trạng đất "ảo", để người dân không cuốn theo hoạt động mua bán của "cò đất" dẫn đến mất tiền oan", vị lãnh đạo này cho hay.

Rất nhiều người đang còng lưng trả nợ ngân hàng khi chạy theo vòng xoáy sốt đất. Những câu chuyện trên chỉ là số ít trong vô vàn những chuyện dở khóc dở cười, bài học cho những người không có nguồn tiền nhàn rỗi, lướt sóng theo đất bằng tiền vay ngân hàng.

Nguyễn Sơn - Hùng Trần
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bên trong trận địa pháo hoa ở Sầm Sơn trước giờ khai hỏa

Bên trong trận địa pháo hoa ở Sầm Sơn trước giờ khai hỏa

Xã hội - 35 phút trước

Khán đài tổ chức lễ khai mạc du lịch biển Sầm Sơn (Thanh Hóa) tại quảng trường biển đã được hoàn thiện. Lực lượng chức năng đang tiến hành lắp đặt trận địa pháo hoa chuẩn bị cho đêm khai hội.

Thực hiện hành vi này trên đất nông nghiệp, người dân sẽ thiệt đơn thiệt kép

Thực hiện hành vi này trên đất nông nghiệp, người dân sẽ thiệt đơn thiệt kép

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Theo chuyên gia, hành vi xây nhà trên đất nông nghiệp là một hành vi vi phạm pháp luật và sẽ phải chịu chế tài xử lý nghiêm khắc.

Trúng độc đắc Vietlott người đàn ông bật mí cách chọn số ‘ăn may’ liên quan đến một nhân vật cực quan trọng

Trúng độc đắc Vietlott người đàn ông bật mí cách chọn số ‘ăn may’ liên quan đến một nhân vật cực quan trọng

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH – Mới đây, Công ty Xổ số điện toán Việt Nam (Vietlott) trao thưởng tiền tỷ cho khách hàng may mắn trúng giải đặc biệt sản phẩm Max 3D+.

Chỉ cần có tiêu chí này, thí sinh có thể dễ dàng trúng tuyển vào các trường đại học bao người mơ ước

Chỉ cần có tiêu chí này, thí sinh có thể dễ dàng trúng tuyển vào các trường đại học bao người mơ ước

Giáo dục - 1 giờ trước

GĐXH - Trúng tuyển vào các trường đại học top đầu là mong muốn của đa số các thí sinh trong mỗi kì thi THPT Quốc gia, đặc biệt là những thí sinh có tiêu chí này, cơ hội trúng tuyển đầu vào các trường top đầu càng cao.

Người mẹ bỏ rơi con gần 1 tháng tuổi với lời nhắn: Tôi kiệt sức rồi

Người mẹ bỏ rơi con gần 1 tháng tuổi với lời nhắn: Tôi kiệt sức rồi

Thời sự - 1 giờ trước

Sinh em bé gần một tháng tuổi, người mẹ bất ngờ đem con bỏ rơi trước nhà một người dân với lời nhắn: "Cháu bị viêm da tôi không thể chăm sóc. Tôi kiệt sức rồi".

Phát hiện thi thể nữ giới trên sofa tại căn hộ chung cư Hà Nội

Phát hiện thi thể nữ giới trên sofa tại căn hộ chung cư Hà Nội

Thời sự - 3 giờ trước

Chiều 26/4, ban quản lý tòa nhà ở phường Tây Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội, cùng lực lượng chức năng phát hiện thi thể một nữ giới nằm tại ghế sofa. Tình trạng của tử thi này đã "khô".

Chật vật rời Thủ đô: Về trước nửa ngày vẫn bị nhồi trên xe gần trăm người

Chật vật rời Thủ đô: Về trước nửa ngày vẫn bị nhồi trên xe gần trăm người

Xã hội - 4 giờ trước

"Đông khủng khiếp. Xe giường nằm nhưng trên xe phải chứa gần 100 người", chị Ngọc Mai (ở Bỉm Sơn, Thanh Hóa) chưa hết bàng hoàng khi nhắc về chuyến xe bão táp về quê chiều 26/4.

Vụ cá chết hàng loạt ở khe Rào Trường: Xử phạt chủ trang trại heo 155 triệu đồng vì gây ô nhiễm môi trường

Vụ cá chết hàng loạt ở khe Rào Trường: Xử phạt chủ trang trại heo 155 triệu đồng vì gây ô nhiễm môi trường

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Ông Phạm Ngọc Lợi, chủ trại heo công nghệ cao tại thôn Rào Trường, xã Vĩnh Hà, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) vừa bị xử phạt 155 triệu đồng do xả thải gây ra sự cố môi trường.

Tin sáng 27/4: Giá vé máy bay Hà Nội - TPHCM giảm mạnh; Chỉ đạo của phòng GD-ĐT huyện vụ nam sinh lớp 6 đọc, viết chưa thạo

Tin sáng 27/4: Giá vé máy bay Hà Nội - TPHCM giảm mạnh; Chỉ đạo của phòng GD-ĐT huyện vụ nam sinh lớp 6 đọc, viết chưa thạo

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Các hãng hàng không tăng cường chuyến bay khiến giá vé máy bay chặng Hà Nội - TPHCM bắt đầu 'hạ nhiệt'; Sau sự việc học sinh lớp 6 đọc viết chưa thạo, phòng GD-ĐT huyện Minh Hóa đã yêu cầu trường tiểu học báo cáo kết quả học tập của học sinh này từ lớp 1 đến lớp 5...

Thủ đoạn 'gọi vốn' bất động sản của siêu lừa đất Cảng

Thủ đoạn 'gọi vốn' bất động sản của siêu lừa đất Cảng

Pháp luật - 15 giờ trước

GĐXH - Để lừa các nhà đầu tư chuyển tiền, Hòa đã đưa các thông tin gian dối về việc Công ty TNHH Pros Land có hợp tác với các chủ dự án lớn, mua được các suất bất động sản với giá ưu đãi, suất đối ngoại. Đây chính là cái bẫy khiến gần 40 nạn nhân bị lừa.

Top