Hãy sinh đủ hai con vì lợi ích của gia đình và đất nước
GiadinhNet - Cho đến nay, hầu như chưa có quốc gia nào trên thế giới thành công trong việc nâng mức sinh lên khi đã xuống thấp quá mức. Chính vì vậy, bên cạnh việc giữ vững mức sinh thay thế, Việt Nam đã và đang có những bước đi uyển chuyển linh hoạt, đặc biệt quan tâm tới những vùng có mức sinh thấp để đảm bảo được một cơ cấu dân số hợp lý, vì sự phát triển bền vững của đất nước.
Đặc biệt lưu ý những vùng có mức sinh xuống thấp
Hiện nay tính trên bình diện chung, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với tổng tỷ suất sinh (TFR – số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ) dưới 2,1 con nhưng vẫn còn sự khác biệt giữa các vùng, miền. Nếu các tỉnh vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, phía Tây của các tỉnh miền Trung tỷ suất sinh còn cao, trung bình là trên 3 con và số sinh con thứ ba khá lớn thì vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long có mức sinh thấp rất đáng lưu ý.
Theo thống kê, vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long có mức sinh thấp hơn nhiều so với mức sinh thay thế, khoảng 1,5 - 1,6 con. Một số tỉnh cũng đang trong tình trạng mức sinh thấp như: Đồng Tháp (1,57 con), Cần Thơ (1,58 con), Cà Mau (1,62 con), Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu (1,7 con)... Riêng TPHCM có mức sinh rất thấp. Năm 2013, trung bình mỗi bà mẹ trong độ tuổi sinh đẻ tại thành phố này chỉ sinh 1,33 con. Tỷ lệ sinh của TPHCM khoảng 9%o, nghĩa là cứ 1.000 người dân thì có khoảng 9 trẻ sinh ra. Có nhiều cặp vợ chồng chỉ sinh 1 con. Đây là điều rất đáng báo động, trong khi tỉ lệ các cặp vợ chồng vô sinh đang có xu hướng tăng.
Có thể thấy, tổng tỷ suất sinh của các tỉnh trên hiện tương đương với Hàn Quốc, Singapore, Nhật Bản, Đài Loan và nhiều nước châu Âu khác đang có các chính sách nỗ lực khuyến khích phụ nữ sinh con do thiếu nguồn nhân lực và dân số già hóa nhanh chóng và chưa vực được mức sinh đang ở mức quá thấp. Điển hình ở đây là câu chuyện của Hàn Quốc. Nước này bắt đầu chương trình DS-KHHGĐ năm 1962, Việt Nam bắt đầu năm 1961. Sau 21 năm, Hàn Quốc đạt mức sinh thay thế (năm 1983), Việt Nam đạt mức sinh thay thế sau 45 năm (năm 2006). Sau khi đạt mức sinh thay thế, Hàn Quốc tiếp tục đẩy mạnh chương trình KHHGĐ với thông điệp: “Đất nước Hàn Quốc sẽ rất chật chội dẫu mỗi gia đình chỉ có một con”. Mức sinh của Hàn Quốc đã nhanh chóng lao xuống mức thấp, năm 2005 chỉ còn 1,08 con. Dù đã nỗ lực làm mọi cách để vực mức sinh lên nhưng những năm gần đây, mức sinh vẫn chỉ giao động trong khoảng 1,2 - 1,29 con. Chính phủ Hàn Quốc từng phải đưa ra thông điệp mạnh mẽ nhằm chạm đến tất cả những trái tim người Hàn Quốc: Với tình hình sinh như hiện nay, năm 2750, người Hàn Quốc sẽ biến mất khỏi thế giới (?!).
Sinh đủ hai con - ích nước lợi nhà
Từ thực tế trên, các chuyên gia trong lĩnh vực dân số đã đưa ra nhận định: Các nước đã, đang và sẽ thành công trong việc giảm sinh, nhưng rất hiếm nước nào thành công trong việc làm tăng sinh khi mức sinh đã xuống quá thấp.
Nếu để mức sinh xuống quá thấp, chúng ta sẽ không có được cơ cấu dân số hợp lý, làm cho quá trình già hóa dân số của Việt Nam diễn ra nhanh hơn, thời kỳ cơ cấu dân số vàng cũng ngắn hơn. Chúng ta lại đang phải đối mặt với tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh và xu hướng gia tăng đó hiện chưa thể chặn đứng được. Nếu mức sinh quá thấp trong một xã hội thích con trai sẽ càng làm cho vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh trở nên trầm trọng hơn và hệ lụy sẽ rất nặng nề cho sự phát triển bền vững của đất nước, dân tộc.
Ông Nguyễn Văn Tân, Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục DS-KHHGĐ chia sẻ: Kinh nghiệm các nước trên thế giới cho thấy, để đạt được mức sinh thay thế là khó, lâu dài nhưng để duy trì được mức sinh thay thế, tránh rơi vào mức sinh giảm xuống thấp, nhất là khi kinh tế - xã hội đã phát triển, chất lượng cuộc sống của nhân dân không ngừng được nâng lên thì còn khó khăn nhiều hơn. Do đó, theo ông Nguyễn Văn Tân, duy trì mức sinh thấp hợp lý là một trong những chỉ tiêu của Chiến lược Dân số và sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020. Trong đó, năm 2015 quy mô dân số không vượt quá 93 triệu người, tổng tỷ suất sinh vào khoảng 1,9 con và năm 2020 tương ứng là 98 triệu người và 1,8 con.
“Để làm được điều đó, chúng ta cần linh hoạt về chính sách: Với các tỉnh có mức sinh cao, chưa đạt mức sinh thay thế cần hạ mức sinh và phấn đấu đạt mức sinh thay thế. Những tỉnh, thành phố mức sinh đã xuống thấp như TPHCM cần duy trì để mức sinh không giảm nữa, rồi từng bước nâng dần lên”, ông Nguyễn Văn Tân cho biết.
Bắt đầu từ năm 2013, thông điệp dân số cũng có sự thay đổi từ "Mỗi cặp vợ chồng sinh từ một đến hai con" chuyển thành "Mỗi cặp vợ chồng hãy sinh đủ hai con". Khẩu hiệu mới về cơ bản không thay đổi so với khẩu hiệu trước mà chỉ bao gồm hàm ý cần duy trì mức sinh hợp lý, không để mức sinh giảm xuống quá thấp đối với một số địa phương như TPHCM và một số tỉnh xung quanh. Đây cũng không phải là sự nới lỏng về chính sách dân số, không khuyến khích các gia đình có nhiều con mà hãy “sinh đủ hai con”, nhất là với những người đã sinh một con và ở những vùng có mức sinh thấp. Như vậy, thông điệp của ngành Dân số vẫn nhất quán là tiếp tục vận động các cặp vợ chồng không sinh ba con trở lên. Đối với những người đã có hai con rồi thì dừng lại kể cả con trai cũng như con gái vì quy luật tự nhiên đã có sự cân bằng giữa số nam và số nữ.
Lợi ích kép
Bản chất công tác DS-KHHGĐ là một cuộc vận động và để cho người dân tự nguyện, tự giác thực hiện thì sẽ đảm bảo được tính bền vững. Đảng và Nhà nước ta luôn luôn tôn trọng nguyên tắc đó. “Mỗi cặp vợ chồng hãy sinh đủ hai con” là thông điệp về số lượng, song nó sẽ giúp làm chậm quá trình già hóa dân số, kéo dài thời kỳ dân số vàng và giúp giảm tỷ số giới tính khi sinh xuống.
(Còn nữa)
Hà Thư/Báo Gia đình & Xã hội

Người phụ nữ 60 tuổi phát hiện ung thư thần kinh nội tiết từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua
Dân số và phát triển - 10 giờ trướcGĐXH - Người phụ nữ bị ung thư thần kinh nội tiết đã mãn kinh 10 năm nay nhưng lại ra dịch nhầy màu hồng ở âm đạo, tiểu cảm giác không hết, sau đó chảy máu nhiều như kinh nguyệt...

Chlamydia - Cảnh báo bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến ở giới trẻ
Dân số và phát triển - 12 giờ trướcChlamydia âm thầm lây lan qua đường tình dục, bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcYoga đã được chứng minh là giúp giảm bớt cơn đau liên quan đến đau bụng kinh và nhiều triệu chứng khác liên quan đến tiền kinh nguyệt. Dưới đây là 4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả.

Rùng mình trước tác hại của dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn: BS 30 năm kinh nghiệm lên tiếng cảnh báo!
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcKhông chỉ gây mất cân bằng hệ vi sinh vùng kín, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm tấn công, dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn còn đáng sợ cỡ này...

14 năm sống như con gái, đi khám sản phụ khoa mới biết là con trai
Dân số và phát triển - 3 ngày trước14 năm để tóc dài, vui chơi cùng các bạn nữ, Ngọc Linh không ngờ bản thân lại là "nam nhi". Sự thật khiến em sốc, không dễ chấp nhận.

Bộ Y tế khuyến cáo người dân đeo khẩu trang nơi công cộng để phòng chống dịch COVID-19
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcGĐXH - Những ngày gần đây, thông tin số ca COVID-19 gia tăng tại Thái Lan khiến nhiều người lo ngại về đợt dịch bùng phát mới và có nguy cơ lây lan sang các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam.

Bắc Giang: Đa dạng hình thức truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản, nâng cao chất lượng dân số
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcGĐXH - Với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà”, chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình được cơ quan chuyên môn của tỉnh, các địa phương tại Bắc Giang thực hiện đồng bộ, hiệu quả.

Trẻ dễ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi, phòng ngừa như thế nào?
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcCứ mỗi mùa thi đến, số trẻ gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần lại gia tăng. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này? Cách phòng tránh các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi như thế nào?

Trẻ có nguy cơ tăng huyết áp nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcNgày càng có nhiều bằng chứng cho thấy tình trạng sức khỏe của bà mẹ khi mang thai có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe sau này của trẻ. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai thì em bé cũng có thể bị tăng huyết áp.

Nhận diện các triệu chứng viêm âm đạo thường gặp
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcViêm âm đạo là vấn đề sức khỏe quen thuộc ảnh hưởng đến nhiều phụ nữ, đặc biệt chị em trong độ tuổi sinh sản. Việc trang bị kiến thức để nhận diện sớm các tín hiệu bất thường và chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa giúp bảo vệ sức khỏe phụ khoa.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.