Hiện tượng 'cơm 2 món' tăng đột biến khắp Hong Kong
Sự gia tăng của quán cơm bình dân gợi nhớ đến những năm 1950, khi các quầy bán đồ ăn ngoài trời đã giúp người nghèo ở Hong Kong tồn tại.

Mô hình quán cơm giá rẻ được mở rộng do nhu cầu tăng đột biến.
Người dân Hong Kong ngày càng yêu thích những hộp cơm 2-3 món với giá cả phải chăng, thứ đã giúp họ no bụng suốt 3 năm qua vì đại dịch Covid-19.
Tuy hình thức không đẹp mắt, chỉ gồm suất cơm trắng, 2 món chính tùy chọn và được nấu sẵn nhằm phục vụ khách mang đi, nó cũng mang một ý nghĩa đặc biệt, gắn kết mọi người vượt qua thời điểm khó khăn.
Vì thế, số lượng các hàng quán chuyên bán đồ ăn nhanh và tiện lợi đang "tăng lên như nấm", theo SCMP .
Bữa cơm giá rẻ
Từng gắn liền với tầng lớp lao động chân tay, những bữa ăn khiêm tốn (chỉ 5 USD ) này đã âm thầm lan rộng khắp khu thương mại trung tâm của xứ Cảng Thơm, thậm chí còn mở rộng đến vành đai thời trang của thương xá Pacific Place ở Admiralty.
Trung tâm mua sắm sang trọng này từ lâu đã là nơi cư ngụ của các thương hiệu cao cấp, không đón nhận bất kỳ tiểu thương nào. Mặc dù vậy, giờ đây người tiêu dùng có thể tìm thấy các lựa chọn gọi món - mô phỏng theo những quầy cơm 2-3 món - trong khu ẩm thực.
Với mức giá từ 88 đôla Hong Kong đến 108 đôla Hong Kong ( 11,3 USD - 13,8 USD ) cho các bữa ăn 3-4 món, đặc biệt chú trọng những thành phần lành mạnh bao gồm chế độ ketogenic và thuần chay, thực đơn cơm hộp của Pacific Place mang đến một sự khác biệt rõ rệt.
Nói cách khác, nó tạo ra cảm giác thượng lưu, khác xa với giá cả ở các khu công nghiệp và nơi tập trung dân lao động như Sham Shui Po, Mong Kok, Kwun Tong.
Đối với hầu hết khách hàng, đây vẫn là “this this rice” (tạm dịch: cơm này này) - một tên gọi thông tục bắt nguồn từ việc mọi người gọi món bằng cách chỉ tay vào đồ ăn và nói “Tôi muốn cái này và cái kia” với nhân viên phục vụ.
Thế nhưng, sự phổ biến và hiện diện khắp nơi của cơm hộp được cho là phản ánh tình hình kinh tế không tốt của Hong Kong.
Mặc dù tỷ lệ cư dân thích dùng thực phẩm cao cấp không giảm, nhiều người vẫn phải thắt lưng buộc bụng.
Đây được xem là tín hiệu đáng báo động khi một thành phố tự hào có hơn 70 cơ sở ăn uống được gắn sao Michelin và nổi tiếng với những điểm đến thưởng thức rượu ngon nhất thế giới lại chứng kiến sự tăng trưởng phi thường của các cửa hàng giá rẻ.
Quán cơm bụi thu hút nhiều khách hàng đến mua mang về. Ảnh:
Chênh lệch giá khổng lồ giữa cơm bụi và bữa tối thịnh soạn không có gì mới. Xứ Cảng Thơm luôn nổi bật với trải nghiệm ẩm thực đa dạng, từ thức ăn đường phố cho đến các bữa ăn có giá cao ngất ngưởng (khoảng 5.000 đôla Hong Kong/khách), bằng 15% thu nhập hàng tháng của một người trung lưu.
Khi ngày càng nhiều quán ăn bình dân mọc lên khắp thành phố, khoảng cách sâu sắc giữa giàu nghèo ngày càng được nhấn mạnh bởi bối cảnh nhà hàng hiện tại.
Chua Lam, nhà phê bình ẩm thực và nhân vật truyền hình nổi tiếng Hong Kong, gần đây đã đề cập về mối liên hệ giữa sự gia tăng số lượng hàng quán cấp cơ sở và cách biệt thu nhập được thể hiện rõ ràng.
Tình trạng này cho thấy tiền lương và mức độ hưởng thụ của người dân tỉ lệ nghịch với sự phát triển của các quán cơm bụi.
Khoảng cách giàu nghèo
Ngoài ra, sự nở rộ của cha chaan teng – quán cà phê kiểu Hong Kong địa phương – và quán “cơm này này” gợi nhớ đến những năm 1950. Khi đó, dai pai dong – quầy bán thức ăn ngoài trời – là lựa chọn của tầng lớp không mấy dư dả, giúp họ tồn tại với những món rẻ và no.
Câu hỏi liệu xứ Cảng Thơm có đang quay trở lại tình trạng nghèo đói lan rộng như thập niên 50 được đặt ra.
Ngày nay, những người có hầu bao rủng rỉnh sẵn sàng chi mạnh tay cho trải nghiệm ẩm thực xa hoa.
Trong thế giới thượng lưu, theo Chua, việc trả 10.000 đôla Hong Kong để thưởng thức một bữa ăn dành cho 4 người được coi là bình thường tại nhiều nhà hàng cao cấp.
Chua cho biết một số người giàu còn ép buộc các địa điểm ăn uống hạng sang phải tăng giá hơn nữa để đảm bảo tính độc quyền và minh chứng cho địa vị của họ.
Bình luận về hiện tượng “cơm 2 món”, ông Chua cho rằng cơm một món cũng ngon.
Những bữa cơm với giá tiền phải chăng là lựa chọn của tầng lớp lao động nghèo. Ảnh:
Vấn đề không phải là giá cả hay số lượng, bất kỳ ai cũng nên được tận hưởng một bữa ăn thịnh soạn, bất kể mức thu nhập của họ.
Đối với những chủ đang gặp khó khăn, mô hình kinh doanh này trở thành phương án cứu cánh với nhu cầu tăng vọt.
Ở một nơi giá nhà và thực phẩm đều đắt đỏ, thậm chí căn hộ còn không có bếp, việc nấu nướng là bất khả thi. Do đó, số lượng và cả kiểu người cần một bữa ăn vừa rẻ, vừa đầy đủ tăng lên là xu hướng tất yếu.
Thật không may, khoảng cách giàu nghèo dường như chỉ ngày càng rộng ra.
Giá trị của việc đọc kỹ
Nhà giáo dục và hùng biện người La Mã Quintilian từng nói rằng: "Chúng ta phải xây dựng tâm trí của mình thông qua đọc sâu hơn là đọc rộng". Thực hành đọc sâu là một quá trình rèn luyện có chủ đích. Mục Đời Sống giới thiệu với độc giả 6 nguyên tắc phát triển thói quen đọc sâu để không chỉ khám phá thế giới và kiến thức mà còn khám phá về chính bản thân mình.

Phát hiện 'vàng nổi' trị giá 30 tỷ đồng trên chiếc xe ô tô
Tiêu điểm - 3 giờ trướcChặn chiếc ô tô để kiểm tra, cảnh sát bất ngờ phát hiện khối "vàng nổi" trị giá gần 30 tỷ đồng trên xe.

Thị trấn sống chung với gấu hoang
Tiêu điểm - 7 giờ trướcTP - Bằng cách sống hòa thuận với gấu, Pettorano sul Gizio ngày càng thu hút khách du lịch và cư dân mới, thành công đảo ngược xu hướng suy thoái vùng nông thôn.

Đang ăn súp, người phụ nữ 'tái mặt' khi phát hiện thứ đáng sợ
Chuyện đó đây - 16 giờ trướcKhi đang thưởng thức bữa sáng tại một nhà hàng, nữ thực khách bất ngờ phát hiện ra "sinh vật lạ" trong bát súp.

Cô dâu bị nghi là AI vì 'đẹp như tranh'
Bốn phương - 1 ngày trướcCô dâu người Hồi ở Cam Túc trở thành tâm điểm chú ý khi nhiều người cho rằng nhan sắc 'đẹp như tranh vẽ' của cô trong các video là sản phẩm AI.

Máy bay hạ cánh khẩn xuống đầm đầy cá sấu, 5 người cố cầm cự suốt 36 giờ
Chuyện đó đây - 1 ngày trướcMột nhóm 5 người đã được giải cứu thành công sau 36 giờ mắc kẹt giữa đầm lầy đầy cá sấu ở Amazon.

Thần đồng sinh non ở tháng thứ 7 lập kỷ lục Guinness khi 5 tuổi tự lái máy bay, 11 tuổi tốt nghiệp đại học hiện ra sao?
Tiêu điểm - 1 ngày trướcGĐXH - Thần đồng Hà Nghi Đức sinh non ở tháng thứ 7 lập kỷ lục Guinness khi 5 tuổi tự lái máy bay, 11 tuổi tốt nghiệp đại học nhờ phương pháp "giáo dục đại bàng" khắc nghiệt của người bố.

Phát hiện chưa từng có trong lịch sử thiên văn học
Tiêu điểm - 1 ngày trướcCác nhà thiên văn học vừa phát hiện ra hai sao lùn trắng nằm trong một hệ nhị phân - nghĩa là chúng bị ràng buộc với nhau bằng lực hấp dẫn trong Dải Ngân Hà.

Cuộc sống của cặp vợ chồng bán nhà đưa con đi du lịch khắp thế giới sau 13 năm
Chuyện đó đây - 1 ngày trướcBị gọi là 'điên' khi bán nhà để đưa con gái nhỏ đi vòng quanh thế giới bằng thuyền buồm, vợ chồng Zhai Feng sau 13 năm vẫn theo đuổi giấc mơ giáo dục tự do dù vướng nợ nần.

Giá vàng thế giới giảm mạnh sau kỷ lục, tuần tới ra sao?
Bốn phương - 1 ngày trướcSau khi đạt mức kỷ lục, giá vàng thế giới có xu hướng lao dốc, ghi nhận tuần thứ hai giảm liên tiếp. Các chuyên gia dự báo giá vàng thế giới sắp tới ra sao?

Người phụ nữ giả vờ là khách dự cưới, lấy trộm số tiền trị giá 14 triệu đồng
Chuyện đó đây - 1 ngày trướcNgười phụ nữ giả vờ là khách mời tới dự đám cưới, tự do đi vào nhà gia chủ và lấy trộm tiền của cô dâu chú rể.

Bé gái mồ côi may mắn nhất thế giới: Được tỷ phú Jeff Bezos nhận nuôi, thừa hưởng khối tài sản hàng tỷ USD
Tiêu điểmGĐXH - Con gái duy nhất của tỷ phú Jeff Bezos được nhận nuôi từ nhỏ, tương lai có thể thừa hưởng khối tài sản hàng trăm tỷ USD của cha.