Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hình ảnh phổi người mắc COVID-19 ở Việt Nam

Thứ bảy, 08:37 15/08/2020 | Y tế

Khi chưa xét nghiệm rRT-PCR hoặc kết quả âm tính, bác sĩ vẫn có thể kết luận bệnh nhân mắc Covid-19 dựa vào những tổn thương ở phổi.

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội vừa tổ chức buổi hội chẩn trực tuyến liên quan ca mắc Covid-19 nặng tại Việt Nam. Tiến sĩ Đoàn Tiến Lưu, Phó trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, cho biết người nhiễm SARS-CoV-2 trải qua những tổn thương phổi tăng dần theo thời gian. Dựa vào các mốc này, bác sĩ sẽ chủ động hơn trong phác đồ điều trị và tiên lượng bệnh.

Hình ảnh phổi người mắc COVID-19 ở Việt Nam - Ảnh 2.

Hình ảnh phổi của ca mắc Covid-19 thứ 867, các tổn thương cho thấy người này ở giai đoạn đỉnh bệnh. Ảnh: Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.

Ở giai đoạn sớm (0-4 ngày sau khi nhiễm virus), X-quang phổi cho thấy kính mờ, hình lát đá, thùy tổn thương ít.

Đến ngày 5, phổi có kính mờ, hình lát đá lan rộng hai bên. Tình trạng này kéo dài đến ngày thứ 8 và được gọi là giai đoạn tiến triển.

Ở giai đoạn đỉnh bệnh (sau 10-13 ngày), phổi của người mắc Covid-19 xuất hiện các vùng đông đặc. Đây cũng là thời điểm cơ quan này bị tổn thương nhiều nhất.

Từ ngày thứ 14 trở đi, nếu bệnh nhân nặng, phổi tiếp tục đông đặc hơn, thậm chí kèm bội nhiễm lan tỏa hai bên. Với những người chữa trị hiệu quả, thời gian này phổi sẽ bước vào giai đoạn thoái triển, dải xơ dưới màng phổi giảm, giãn phế quản ngoại vi.

Trong các ca mắc Covid-19 mới ở Việt Nam, một số bệnh nhân trước khi công bố cho kết quả xét nghiệm âm tính 2 lần. Bệnh nhân 812 ở Bắc Từ Liêm, Hà Nội, âm tính 3 lần khi xét nghiệm rRT-PRC trước khi có kết luận mắc Covid-19.

TS Lưu dẫn nghiên cứu của nhóm nhà khoa học Hà Lan cho thấy phân độ nghi ngờ Covid-19 dựa vào hình ảnh cắt lớp vi tính. Bác sĩ có thể kết luận người mắc Covid-19 khi chưa xét nghiệm rRT-PCR hoặc kết quả âm tính.

6 phân độ (CO-RADS) nghi ngờ được xếp theo cấp độ tăng dần, trong đó, ở cấp độ 6, chắc chắn bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2. Cụ thể:

- CO-RADS 1: Phổi bình thường, không tổn thương.

- CO-RADS 2: Tổn thương nhưng ít và hình ảnh phổi đặc trưng cho những bệnh lý nhiễm trùng khác. Nguy cơ mắc Covid-19 thấp.

- CO-RADS3: Tổn thương có thể xảy ra ở bệnh nhân Covid-19 hoặc các bệnh phổ biến khác. Mức độ nghi ngờ trung bình.

- CO-RADS 4: Phổi có tổn thương kính mờ, dày tổ chức kẽ ở hai bên nhưng chưa đặc trưng ở bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2. Tuy nhiên, tỷ lệ lây nhiễm rất cao.

- CO-RADS 5: Nguy cơ rất cao. Xét nghiệm rRT-PCR lần một có thể âm tính nhưng gần như chắc chắn người này mắc Covid-19. Do đó, dựa trên cắt lớp vi tính phổi cần xét nghiệm lại cho bệnh nhân. Phổi của nhóm này có hình ảnh kính mờ, dày tổ chức kẽ, lát gạch, phân bố ở ngoại vi và đáy phổi.

- CO-RADS 6: Chắc chắn bệnh nhân mắc Covid-19, xét nghiệm rRT-PRC sẽ cho kết quả dương tính.

Theo Zing.vn


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nam bác sĩ hiến giác mạc của mẹ để mang lại ánh sáng cho 2 người

Nam bác sĩ hiến giác mạc của mẹ để mang lại ánh sáng cho 2 người

Y tế - 1 ngày trước

Nam bác sĩ quyết định hiến tặng giác mạc người mẹ theo di nguyện của bà để mang lại ánh sáng cho hai người bệnh

Cô gái 20 tuổi ở Phú Thọ bị u nang buồng trứng xoắn khi mang thai ở tuần thứ 9 may mắn thoát nạn

Cô gái 20 tuổi ở Phú Thọ bị u nang buồng trứng xoắn khi mang thai ở tuần thứ 9 may mắn thoát nạn

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Ca phẫu thuật tiến hành thành công trong 1 giờ, không xảy ra tai biến, không tạo cơn co tử cung, thai nhi trong buồng tử cung hoàn toàn ổn định, không bị ảnh hưởng.

Người đàn ông ở Bắc Giang nguy kịch sau khi uống 10 lít nước kiềm pha muối mỗi ngày

Người đàn ông ở Bắc Giang nguy kịch sau khi uống 10 lít nước kiềm pha muối mỗi ngày

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Nghe theo thầy lang, mỗi ngày, bệnh nhân uống khoảng 10 lít nước kiềm pha muối và không ăn bất cứ loại thực phẩm nào.

Có thể phát hiện sớm nguy cơ, giúp phòng ngừa ung thư, đột quỵ từ sớm

Có thể phát hiện sớm nguy cơ, giúp phòng ngừa ung thư, đột quỵ từ sớm

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Đây là nội dung được đưa ra tại tọa đàm “Sức khỏe về gen và chống lão hóa” diễn ra ngày 26/9 tại Hà Nội.

Bác sĩ kể chuyện cứu sống bệnh nhân trong tình cảnh 'ngàn cân treo sợi tóc'

Bác sĩ kể chuyện cứu sống bệnh nhân trong tình cảnh 'ngàn cân treo sợi tóc'

Y tế - 3 ngày trước

Khi tình trạng bệnh nhân nguy kịch với chỉ số sinh tồn rất thấp các bác sĩ tiến hành ca mổ khẩn. Với sự nỗ lực của ekip mổ, bệnh nhân được cứu sống ngoạn mục.

'Phụ nữ hiện đại, tự chủ cuộc sống': Nâng cao nhận thức cộng đồng về chăm sóc sức khỏe sinh sản

'Phụ nữ hiện đại, tự chủ cuộc sống': Nâng cao nhận thức cộng đồng về chăm sóc sức khỏe sinh sản

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Hưởng ứng Ngày Tránh thai thế giới (26/9), Báo Phụ Nữ Việt Nam tổ chức Tọa đàm với chủ đề "Phụ nữ hiện đại, tự chủ cuộc sống".

Vụ 220 người ngộ độc tại Vĩnh Long: Có 3 loại vi sinh vật trong thức ăn

Vụ 220 người ngộ độc tại Vĩnh Long: Có 3 loại vi sinh vật trong thức ăn

Y tế - 4 ngày trước

Các món thức ăn gồm ngô xào củ cải thịt nạc; đậu hũ rán; ngô xào chay; đùi gà chiên nước mắm; thịt lợn xào đậu, cà rốt; rau xà lách, dưa leo, cà chua; trái cây (táo, chuối).

Sau 6 ngày bị gạch rơi vào chân, người đàn ông ở Hưng Yên nhập viện cấp cứu

Sau 6 ngày bị gạch rơi vào chân, người đàn ông ở Hưng Yên nhập viện cấp cứu

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH – Trong quá trình xây đắp tường chống lũ, ông K bị gạch rơi vào chân. 6 ngày sau, ông xuất hiện tình trạng khó há miệng tăng dần, khó nuốt, bụng cứng nên được đưa đi cấp cứu.

Người nhận tim của nam thanh niên 32 tuổi chết não ở Hà Nội được xuất viện

Người nhận tim của nam thanh niên 32 tuổi chết não ở Hà Nội được xuất viện

Y tế - 4 ngày trước

Sau 1 tháng thực hiện ghép tim xuyên Việt, bệnh nhân L.A.H. đã khoẻ mạnh và được về với gia đình.

Gạch rơi vào chân khi đắp tường phòng lũ, người đàn ông cứng miệng không thể há to

Gạch rơi vào chân khi đắp tường phòng lũ, người đàn ông cứng miệng không thể há to

Y tế - 4 ngày trước

Khi cùng người dân đắp tường phòng lũ do bão số 3 Yagi vừa qua, ông K. bị vết thương nhỏ do gạch rơi vào chân. Sau đó, ông K. xuất hiện tình trạng khó há miệng tăng dần, khó nuốt, bụng cứng...

Top