Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hình dạng tinh trùng nào có khả năng thụ tinh hiệu quả nhất?

Thứ bảy, 10:51 02/07/2022 | Dân số và phát triển

Hình thái tinh trùng đề cập đến hình dạng của tinh trùng dưới kính hiển vi, cụ thể là xem hình dạng của đầu tinh trùng và kích thước của tinh trùng. Hình dạng đầu rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến khả năng hòa tan bề mặt bên ngoài của trứng và thụ tinh của tinh trùng.

1. Mối quan hệ giữa hình thái và khả năng sinh sản của tinh trùng

Phạm vi hình thái của tinh trùng cho biết phần trăm tinh trùng được coi là bình thường về kích thước và hình dạng.

Có nhiều phạm vi hình thái khác nhau tùy thuộc vào phòng thí nghiệm, khoảng 14% trở lên là phạm vi bình thường. 10 - 14% là khả năng sinh sản tốt, 5 -10% là mức sinh giảm và dưới 5% là khả năng sinh sản kém. Tỷ lệ phần trăm có thể cho manh mối về cơ hội thụ thai với vợ/bạn đời của mình.

Các phạm vi sẽ khác nhau giữa các phòng thí nghiệm, tùy thuộc vào các tiêu chí được sử dụng để đánh giá tinh trùng. Tiêu chí nghiêm ngặt hơn sẽ dẫn đến phạm vi bình thường thấp hơn. Bác sĩ sẽ thảo luận về phạm vi và giúp xác định ảnh hưởng của nó đến khả năng sinh sản.

Hình thái tinh trùng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản như thế nào? - Ảnh 2.

Các hình dạng tinh trùng.

Hình thái tinh trùng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản vì tinh trùng phải có hình dạng nhất định để có thể xâm nhập vào trứng. Nhưng hình thái chỉ là một trong nhiều yếu tố khi nói đến khả năng sinh sản. Bác sĩ cũng sẽ xem xét số lượng tinh trùng tổng thể và mức độ dễ dàng di chuyển của chúng.

2. Hình thái đầu nhỏ có thể lựa chọn thụ tinh ống nghiệm?

Nếu bác sĩ cho biết rằng nam giới có hình thái tinh trùng đầu nhỏ, thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) có thể là một lựa chọn. IVF là một phương pháp mà bác sĩ chiết xuất tinh dịch và tiêm trực tiếp vào trứng đã được lấy ra từ nam giới.

Sau đó, họ cấy các phôi có được từ quá trình này vào tử cung. Đây là một thủ thuật xâm lấn, nhưng nó có thể là một phương pháp hiệu quả cho thai kỳ.

3. Có thể cải thiện hình thái tinh trùng?

Tinh trùng của nam giới thường khỏe mạnh hơn khi còn trẻ. Một số bác sĩ khuyên nam giới nên đông lạnh tinh trùng sớm hơn trong cuộc sống để có sẵn tinh trùng khỏe mạnh nhất để sử dụng trong trường hợp cần thiết.

Cơ thể nam giới luôn sản xuất tinh trùng mới, vì vậy những thay đổi trong chế độ ăn uống hoặc lối sống có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của tinh trùng trong tương lai, bao gồm việc giảm cân, tập thể dục thường xuyên, tránh uống nhiều rượu bia, sử dụng thuốc lá hoặc các chất gây nghiện, mặc quần đùi cotton rộng rãi.

Một số chất bổ sung tự nhiên và vitamin cũng có thể hữu ích để thúc đẩy hình thái bình thường của tinh trùng.

4. Các nguyên nhân khác có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới

Hình thái tinh trùng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản như thế nào? - Ảnh 4.

Tinh trùng bất thường ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Nếu đang cố gắng thụ thai và lo ngại có thể có vấn đề, hãy đến gặp bác sĩ để được kiểm tra đầy đủ về sức khỏe sinh sản.

Hình thái tinh trùng chỉ là một trong nhiều nguyên nhân có thể xảy ra. Bên cạnh đó cần xem xét các vấn đề khác như điều kiện y tế; môi trường sống hay việc tiếp xúc với hóa chất hoặc bức xạ tại nơi làm việc hoặc trong nhà có thể ảnh hưởng đến tinh trùng.

Ngoài ra, có nhiều tình trạng bệnh lý có thể gây khó khăn cho việc thụ thai. Các tình trạng như giãn tĩnh mạch thừng tinh, nhiễm trùng và mất cân bằng nội tiết tố có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

5. Lối sống có ý nghĩa quan trọng với cơ hội sinh sản

Các lựa chọn lối sống cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, do đó để cố gắng thụ thai cần chú ý:

  • Hút thuốc và sử dụng chất gây nghiện ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
  • Hạn chế uống rượu bia
  • Duy trì cân nặng hợp lý, hoặc giảm cân nếu thừa cân hoặc béo phì.
  • Quản lý hoặc giảm căng thẳng cảm xúc.

Hình thái tinh trùng chỉ là một yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Vì vậy, nam giới thay đổi lối sống khoa học, lành mạnh là việc cần thiết và có ý nghĩa trong việc tạo cơ hội để bạn đời mang thai.

Bác sĩ Tuấn Anh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Mẹ bầu nên làm gì để tăng cường hệ miễn dịch và phòng tránh bệnh trong thai kỳ?

Mẹ bầu nên làm gì để tăng cường hệ miễn dịch và phòng tránh bệnh trong thai kỳ?

Dân số và phát triển - 6 giờ trước

Mang thai khiến hệ miễn dịch mẹ bầu suy giảm, dễ mắc bệnh khi thời tiết thay đổi. Tăng cường đề kháng và chăm sóc sức khỏe đúng cách giúp mẹ và thai nhi luôn an toàn.

Tầm quan trọng của việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc

Tầm quan trọng của việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Trong bối cảnh Việt Nam đang bước vào giai đoạn già hóa dân số nhanh chóng, việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc được xác định là một trong những giải pháp chiến lược để bảo đảm chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi, đồng thời thúc đẩy bình đẳng giới và phát triển kinh tế xã hội bền vững.

Ung thư vú có di truyền không?

Ung thư vú có di truyền không?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất và gây tử vong cao nhất trong các loại ung thư ở nữ giới. Tại Việt Nam, ung thư vú cũng là loại ung thư có tỷ lệ mắc cao nhất. Vậy ung thư vú có di truyền không và làm cách nào để tầm soát ở giai đoạn sớm?

Cực hiếm: Người phụ nữ mang 4 thai tự nhiên

Cực hiếm: Người phụ nữ mang 4 thai tự nhiên

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, đây là một tình huống đặc biệt hiếm trong sản khoa, với tỷ lệ gặp chỉ khoảng 1/700.000 – 1/800.000 ca mang thai tự nhiên.

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Sau 4 giờ dài dằng dặc chờ đợi kết quả ADN nhưng mọi chuyện không thuận theo mong mỏi, người phụ nữ trẻ ôm tờ kết quả xét nghiệm, gục đầu khóc nức nở.

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Sau sinh, trẻ hồng hào, khóc to, phản xạ tốt. Được biết, trong suốt thai kỳ, sản phụ tăng 20kg và hoàn toàn khỏe mạnh.

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Tắc tia sữa, nứt núm vú là tình trạng phổ biến, gây đau đớn và ảnh hưởng đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, chỉ với vài thói quen chăm sóc ngực đơn giản mỗi ngày, mẹ hoàn toàn có thể phòng tránh hiệu quả.

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Theo nghiên cứu, trẻ sơ sinh có thể phát ra từ 5 đến 7 loại tiếng khóc khác nhau, tương ứng với các nhu cầu và cảm xúc khác nhau...

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Viêm tuyến vú không những gây khó khăn, đau đớn khi cho con bú mà còn dễ có nguy cơ nhiễm trùng áp-xe vú nếu không được điều trị kịp thời. Vậy mẹ có nên cho con bú khi bị viêm tuyến vú không?

10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác

10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Ung thư tuyến tiền liệt thường xuất hiện với những triệu chứng khó nhận biết, dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe ít nghiêm trọng hơn. Đừng bỏ qua những 10 dấu hiệu dưới đây, bởi việc phát hiện sớm có ý nghĩa quyết định trong điều trị.

Top