Ho kéo dài có nên dùng thuốc kháng sinh cho nhanh khỏi?
Ho rất thường gặp và là triệu chứng của nhiều tình trạng sức khỏe hô hấp khác nhau. Khi ho kéo dài có nên dùng thuốc kháng sinh cho nhanh khỏi?
1. Ho kéo dài là triệu chứng khiến người bệnh đi khám bác sĩ
Ho nhất là ho kéo dài là lý do liên quan đến bệnh tật phổ biến nhất khiến người bệnh phải đi khám bác sĩ. Theo đó, nhiễm trùng đường hô hấp trên thường bao gồm cảm lạnh thông thường, đau họng, nhiễm trùng xoang, nhiễm trùng tai... đều có thể gây ho kéo dài.
Thông thường cảm lạnh, cúm và hầu hết các trường hợp viêm họng, ho do virus... thuốc kháng sinh không có tác dụng vì không diệt được virus.
Vi khuẩn gây ra hầu hết các bệnh nhiễm trùng tai, một số bệnh nhiễm trùng xoang, viêm họng liên cầu khuẩn… Đối với các tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn này, bác sĩ sẽ xác định có nên sử dụng kháng sinh hay không và loại nào phù hợp.
2. Khoảng 30% số người bị ho được kê đơn thuốc kháng sinh
Một nghiên cứu được công bố mới đây trên Tạp chí Nội khoa Tổng hợp, xem xét những người bị nhiễm trùng đường hô hấp dưới (viêm phế quản cấp tính), ảnh hưởng đến đường hô hấp và thường gây ho, sốt cao kéo dài. Nhiễm trùng đường hô hấp dưới có xu hướng nguy hiểm hơn vì khoảng 3 - 5% những bệnh nhân này bị viêm phổi (nhiễm trùng di chuyển sâu hơn vào phổi).
Nghiên cứu quan sát bao gồm hơn 700 người trong độ tuổi từ 18 đến 75 đến trong khoảng thời gian từ tháng 6/2019 đến tháng 4/2023 bị viêm phế quản cấp tính. Độ tuổi trung bình là 39 và khoảng 3/4 người bị ho ở mức độ vừa đến nặng. Những người tham gia cho biết họ bị ho trung bình trong 5 ngày trước khi đến gặp bác sĩ.
Hầu hết các cơn ho có thể được điều trị tốt nhất bằng các biện pháp đơn giản tại nhà thay vì dùng thuốc kháng sinh.
Nhìn chung, 29% bệnh nhân được dùng ít nhất một loại kháng sinh. Tất cả các loại kháng sinh được kê đơn đều phù hợp, thường được sử dụng để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn; 7,1% nhận được thuốc chống virus.
Những người được kê đơn thuốc kháng sinh thường bị ho từ trung bình đến nặng, ho có đờm (đờm có màu), nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi, thở khò khè và mệt mỏi. Những người bị ho gây khó thở, choáng váng, buồn nôn hoặc nôn cũng có nhiều khả năng được dùng thuốc kháng sinh hơn.
Mức độ nghiêm trọng của cơn ho được ghi lại lúc ban đầu và vào các ngày 3, 7, 14, 21 và 28. Trong khi bệnh nhân mong đợi rằng thời gian ho của họ sẽ rút ngắn 4 ngày nếu họ được dùng thuốc kháng sinh, thì kết quả lại cho thấy những người được kê đơn thuốc kháng sinh bị ho kéo dài hơn 1,5 ngày so với những người không được kê đơn một loại kháng sinh nào (17,5 so với 15,9 ngày).
Ho kéo dài từ trung bình đến nặng thường được kê đơn thuốc kháng sinh.
3. Thuốc kháng sinh không giúp ích gì ngay cả khi cơn ho do vi khuẩn
Để xác định xem người bệnh có thực sự bị nhiễm vi khuẩn hoặc virus hay không, ngoài các triệu chứng bệnh nhân tự báo cáo, các nhà điều tra đã xác nhận sự hiện diện của mầm bệnh (vi trùng) bằng các xét nghiệm chuyên sâu trong phòng thí nghiệm, để tìm kiếm các kết quả vi sinh được phân loại là vi khuẩn, virus hay cả virus và vi khuẩn, hoặc không phát hiện thấy vi trùng xấu nào. Kết quả cho thấy, thuốc kháng sinh không giúp giảm ho, ngay cả khi nguyên nhân là do nhiễm trùng do vi khuẩn.
TS. Jennifer Pisano, tại UChicago Medicine and Medical cho biết, những phát hiện này bổ sung thêm vào khuyến nghị hiện tại, đó là không cung cấp thuốc kháng sinh cho những người bị viêm phế quản cấp tính - những người thường khỏe mạnh và không có nguy cơ cao mắc bệnh nặng, giúp các bác sĩ tự tin hơn khi tuân theo các hướng dẫn, ngay cả trong một tỷ lệ nhỏ các trường hợp viêm phế quản do vi khuẩn gây ra.
Đối với những người được phát hiện vi khuẩn trong xét nghiệm PCR, thời gian ho vẫn như nhau (17 ngày), cho dù có kê đơn kháng sinh hay không. Vậy có gì đáng ngạc nhiên khi thuốc kháng sinh không giúp cải thiện cơn ho, ngay cả khi đó là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn?
Theo TS. Pisano, phần lớn các ca nhiễm trùng đường hô hấp ở cơ sở chăm sóc ban đầu (bên ngoài bệnh viện) đều được xử lý mà không biết nguyên nhân do virus hay vi khuẩn. Các bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh, vì sợ bỏ sót bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, có thể dẫn đến kết quả tồi tệ hơn do tuổi tác hoặc các triệu chứng tồi tệ hơn...
Thuốc kháng sinh có thể không giúp cải thiện các triệu chứng của nhiễm trùng do vi khuẩn vì các triệu chứng có thể liên quan nhiều hơn đến phản ứng của hệ thống miễn dịch trong việc chống lại nhiễm trùng hơn là liên quan đến mầm bệnh, vi khuẩn hoặc virus, TS. Pisano nói.
4. Những người có nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng cao hơn có thể cần thuốc kháng sinh điều trị viêm phế quản cấp tính
Hầu hết người trưởng thành có hệ thống miễn dịch khỏe mạnh và chức năng phổi tốt đều có thể chống lại các loại virus và vi khuẩn thông thường gây nhiễm trùng đường hô hấp dưới và đó có thể là lý do tại sao kháng sinh không làm thay đổi thời gian của các triệu chứng hoặc kết quả điều trị. Điều quan trọng cần lưu ý là bất kỳ ai có nguy cơ cao mắc bệnh nghiêm trọng đều cần loại trừ.
Những người có nguy cơ cao hơn sẽ bao gồm những người bị suy giảm hệ thống miễn dịch hoặc chức năng phổi và họ có thể cần dùng thuốc kháng sinh để điều trị loại nhiễm trùng này. Bác sĩ sẽ cân nhắc và tư vấn cho họ nếu điều này là cần thiết.
Thay vì kê đơn thuốc kháng sinh cho người lớn khỏe mạnh, các bác sĩ cần tư vấn cho người bệnh hiểu rõ về bệnh và thời gian có thể phục hồi, làm tăng sự tự tin của bệnh nhân, chờ cơ thể tự chữa lành mà không cần điều trị bằng kháng sinh.
5. Không nên dùng thuốc kháng sinh khi không thực sự cần thiết
Theo các nhà nghiên cứu, không nên dùng thuốc kháng sinh khi không cần thiết vì một số lý do:
- Cũng giống như bất kỳ loại thuốc nào, kháng sinh có thể gây ra tác dụng phụ. Tác dụng phụ thường gặp nhất của kháng sinh bao gồm buồn nôn, tiêu chảy và phản ứng dị ứng...
- Kháng sinh có thể tác động xấu đến sức khỏe đường ruột và làm giảm sự đa dạng của hệ vi sinh vật.
- Một mối quan tâm đáng kể khác của việc lạm dụng kháng sinh là tình trạng kháng thuốc. Tổ chức Y tế Thế giới coi tình trạng kháng kháng sinh là vấn đề sức khỏe hàng đầu thế giới và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn cầu.
6. Phòng ngừa nhiễm trùng là liều thuốc tốt nhất
Để có thể tránh được những bệnh nhiễm trùng này ngay từ đầu cần:
- Nếu bạn hút thuốc hoặc vape, hãy trao đổi với nhân viên y tế về các chiến lược, thuốc hoặc tài nguyên trực tuyến để giúp bạn cai thuốc. Cả hút thuốc và vape đều là những yếu tố nguy cơ rất lớn gây ra những bệnh nhiễm trùng này.
- Luôn cập nhật về việc chủng ngừa, đây là một trong những cách tốt nhất để giữ sức khỏe.
- Tránh xa những người bị bệnh. Nếu bạn ở gần một người đang ho, hắt hơi, hãy cố gắng tránh xa họ vì những bệnh nhiễm trùng đó có xu hướng lây lan…
Ho là lý do phổ biến nhất khiến mọi người đi khám bác sĩ. Hầu hết các cơn ho là do virus gây ra và không thể điều trị bằng kháng sinh. Tuy nhiên, ngay cả khi ho là do nhiễm vi khuẩn, thuốc kháng sinh sẽ không rút ngắn thời gian hoặc mức độ nghiêm trọng của cơn ho.
4 loại đồ uống làm giảm mỡ máu một cách tự nhiên
Bệnh thường gặp - 27 phút trướcViệc thay đổi chế độ ăn uống cũng có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong việc hạ thấp mỡ máu xấu (cholesterol LDL) trong cơ thể.
Loại củ rẻ tiền đầy chợ Việt giúp ổn định đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn sẽ thấy cơ thể thay đổi tích cực
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcGĐXH - Nghệ là gia vị quen thuộc trong gian bếp của người Việt. Nhiều nghiên cứu cho thấy, chất curcumin ở trong nghệ có tác dụng chống viêm hiệu quả và giữ cho lượng đường trong máu ở mức ổn định.
3 loại thực phẩm giàu protein, người sau 55 tuổi nên bổ sung
Bệnh thường gặp - 15 giờ trướcProtein cần thiết cho sức khỏe con người, góp phần kéo dài tuổi thọ, người già thường nằm trong nhóm thiếu protein.
Người đàn ông 30 tuổi mắc ung thư tuyến tụy thừa nhận thường xuyên ăn 3 món ăn mà người Việt ưa thích
Bệnh thường gặp - 16 giờ trướcGĐXH - Thanh niên phát hiện mắc ung thư tuyến tụy ở tuổi 30 thừa nhận thường xuyên ăn những đồ chiên rán, dầu mỡ và đồ ăn ngọt... mặc dù có tiền sử mắc bệnh gan nhiễm mỡ, viêm tuỵ mãn tính.
Tổ yến cực bổ dưỡng nhưng dùng kiểu này rất nguy hiểm
Bệnh thường gặp - 18 giờ trướcViệc dùng tổ yến sai cách sẽ dẫn đến nhiều tác dụng không mong muốn.
Người đàn ông 62 tuổi ở Hà Nội suy thận cấp thừa nhận một sai lầm khi chữa bệnh tiểu đường nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 21 giờ trướcGĐXH - Sau một tháng sử dụng thuốc điều trị bệnh tiểu đường, người bệnh ngừng thuốc, không tái khám và điều trị theo phương pháp của thầy lang gần nhà.
Loại hạt nhỏ thơm kiểm soát đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn để bổ sung dinh dưỡng, tăng cường sức khỏe
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Hạt kê được ví tốt ngang với insulin tự nhiên, cực giàu dinh dưỡng nhưng giúp hạ đường huyết rất hiệu quả. Loại hạt này được sử dụng chế biến nhiều món ăn rất nhiều người Việt yêu thích.
Loại hạt nhỏ thơm giúp hạ đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường cần tránh điều này khi ăn để kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường vẫn có thể dùng bí hạt bí đỏ như là món ăn vặt, nên ăn với lượng phù hợp sẽ giúp kiểm soát đường huyết và giảm nguy cơ biến chứng bệnh tiểu đường.
Người phụ nữ 29 tuổi ở Quảng Ninh nhập viện gấp sau khi được tư vấn, uống thuốc hạ sốt tại nhà, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người phụ nữ bị phản vệ thuốc là có tiền sử dị ứng với Paracetamol, Ibuprofen nhưng nhân viên bán thuốc nói rằng Ibuprofen là thuốc chống viêm, hạ sốt rất ít gây dị ứng nên vẫn bán cho bệnh nhân.
Thanh niên 16 tuổi ở Phú Thọ nhập viện mặt sưng phù do sai lầm khi chăm sóc da nhiều bạn trẻ Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Thanh niên cho biết có bôi kem trị mụn tại nhà. Lúc đầu thấy mụn khỏi rất nhanh, da mịn đẹp, nhưng sau đó bôi thuốc không bớt nữa, ngược lại sưng lên, sau đó mặt thâm sạm...
Người phụ nữ 29 tuổi ở Quảng Ninh nhập viện gấp sau khi được tư vấn, uống thuốc hạ sốt tại nhà, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân
Bệnh thường gặpGĐXH - Người phụ nữ bị phản vệ thuốc là có tiền sử dị ứng với Paracetamol, Ibuprofen nhưng nhân viên bán thuốc nói rằng Ibuprofen là thuốc chống viêm, hạ sốt rất ít gây dị ứng nên vẫn bán cho bệnh nhân.