Ho nhiều, sốt cao, người đàn ông ở Hòa Bình nguy kịch vì nguyên nhân này
GĐXH - Hiện tại, người bệnh đang được điều trị tích cực, thở máy, sử dụng kháng sinh và thuốc diệt ký sinh trùng. Tuy nhiên, tiên lượng của bệnh nhân vẫn rất nặng, nguy cơ tử vong cao.
Khoảng 1 tháng trước khi nhập viện, ông B.V.C (72 tuổi, trú tại Hòa Bình) bắt đầu có biểu hiện ho nhiều, khó thở, mệt mỏi, sốt kéo dài nhưng chỉ đến bệnh viện khám rồi xin thuốc về uống. Sau 10 ngày tự điều trị tại nhà không hiệu quả, các triệu chứng trở nên nặng hơn: sốt cao liên tục, rét run, ho, khó thở nhiều, người bệnh mới nhập bệnh viện tuyến tỉnh với chẩn đoán viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết và được điều trị trong 6 ngày nhưng không cải thiện. Sau đó, bệnh nhân được chuyển lên Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương điều trị.
Tại đây, bệnh nhân đã trong tình trạng nặng, ý thức lơ mơ, sốt cao liên tục, thở oxy, và thể trạng suy kiệt. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị viêm phổi, viêm màng não và nhiễm khuẩn huyết.

Bệnh nhân đang được điều trị tích cực tại bệnh viện. Ảnh: BVCC.
Người bệnh được lấy dịch não tủy xét nghiệm cho kết quả dương tính với vi khuẩn E.coli – một loại vi khuẩn Gram âm thường xuất hiện ở đường tiêu hóa, tiết niệu; kết quả soi dịch dạ dày và đờm phát hiện ra ấu trùng giun lươn (giun lươn là một loại ký sinh trùng cư trú ở phần đầu ruột non) – phù hợp với chẩn đoán nhiễm giun lươn lan tỏa kèm theo nhiễm khuẩn huyết.
Theo BS Trần Văn Bắc – Phó Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, người bệnh có nhiều bệnh lý nền mạn tính như tăng huyết áp, suy tim, suy tuyến thượng thận, thoái hóa khớp, đau khớp nhiều năm và có tiền sử sử dụng thuốc corticosteroid kéo dài. Những yếu tố này khiến hệ miễn dịch của bệnh nhân suy giảm nghiêm trọng. Ngoài ra, bệnh nhân làm nghề nông, thường xuyên tiếp xúc với đất mà không mang đồ bảo hộ, làm tăng nguy cơ nhiễm giun lươn.
Hiện tại, người bệnh đang được điều trị tích cực, thở máy, sử dụng kháng sinh và thuốc diệt ký sinh trùng. Tuy nhiên, tiên lượng của người bệnh vẫn rất nặng, nguy cơ tử vong cao.
Thận trọng nguy cơ nhiễm giun lươn
BS Bắc cho biết, giun lươn là loại ký sinh trùng sống trong đất ẩm, ấu trùng giun lươn có thể xâm nhập vào cơ thể người qua da – đặc biệt ở bàn chân. Sau khi vào cơ thể, ấu trùng di chuyển theo đường máu tới phổi, phá vỡ các mao mạch phổi, đi vào đường hô hấp, theo đờm đi lên họng, nuốt xuống ruột, nơi chúng trưởng thành, đẻ trứng, nở thành ấu trùng theo phân ra môi trường.
Một số ấu trùng có thể tiến triển trong ruột thành dạng ấu trùng xâm nhập, xuyên qua thành ruột, tiếp tục chu kỳ tái nhiễm, khiến cho giun lươn có thể tồn tại lâu dài trong cơ thể.
Nhiễm giun lươn có thể tiến triển nghiêm trọng trên người bệnh suy giảm miễn dịch, bao gồm dùng corticosteroid hoặc thuốc ức chế miễn dịch, người bệnh ghép tế bào gốc, ghép tạng … khiến ấu trùng ồ ạt xâm nhập, lan tỏa trong các cơ quan mà bình thường thường không thuộc vòng đời của ký sinh trùng (ví dụ: hệ thần kinh trung ương, da, gan, tim).
"Khi ấu trùng giun lươn di chuyển sẽ mang theo các vi khuẩn đường ruột trên bề mặt của nó. Điều này có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết, viêm phổi, viêm màng não và sốc nhiễm trùng. Tình trạng bội nhiễm và nhiễm giun lươn lan tỏa thường gây tử vong ở những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch, ngay cả khi đã được điều trị", BS Bắc nhấn mạnh.
Bác sĩ Bắc cho biết thêm, phần lớn người mắc bệnh giun lươn cấp tính không có biểu hiện lâm sàng rõ rệt, biểu hiện ban đầu có thể là phát ban ngứa, ở vị trí ấu trùng xâm nhập vào da. Ấu trùng và giun trưởng thành trong đường tiêu hóa có thể gây đau bụng, tiêu chảy và chán ăn.
Người mắc bệnh giun lươn mãn tính thường không có triệu chứng hoặc thỉnh thoảng gặp đau bụng, tiêu chảy và táo bón. Vì vậy, khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc giun lươn, người bệnh nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và điều trị kịp thời nếu phát hiện bệnh, tránh tình huống xấu có thể xảy ra.

Những trái cây nào không nên ăn vào buổi sáng
Sống khỏe - 13 phút trướcGĐXH - Ăn một số loại trái cây có chứa axit tannic hoặc các axit hữu cơ khác (như hồng, cam, táo gai) khi bụng đói dễ gây ra các cơn đau dạ dày.

Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh thận? Chị em có 1 trong 8 dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcGĐXH - Bệnh thận yếu ở nữ giới nếu không phát hiện và điều trị có thể tiến triển nặng, trường hợp nguy hiểm nhất là mất hoàn toàn chức năng thận, khi đó người bệnh phải chạy thận, lọc máu nhân tạo.

5 lợi ích sức khỏe của quả lê và những kiêng kỵ khi ăn lê
Sống khỏe - 15 giờ trướcQuả lê không chỉ đơn thuần là một loại trái cây ngon mà còn là một vị thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.

Người đàn ông bị xương sườn đâm thủng phổi
Bệnh thường gặp - 16 giờ trướcGĐXH - Hình ảnh chụp cắt lớp ngực ghi nhận bệnh nhân bị tràn khí, tràn máu màng phổi với một hình ảnh mảnh xương sườn đâm vào nhu mô phổi.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm
Y tế - 16 giờ trướcBộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

3 loại thực phẩm gây tăng đường huyết, người tiểu đường nên hạn chế ăn
Sống khỏe - 17 giờ trướcGĐXH - Kiểm soát chế độ ăn uống là một phần quan trọng trong điều trị bệnh tiểu đường và thói quen ăn uống hợp lý giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng ~ 5.6 - ~ 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.

Bí quyết cải thiện lipid máu bằng cách ăn quả bơ mỗi ngày
Bệnh thường gặp - 23 giờ trướcĂn một quả bơ mỗi ngày có thể cải thiện chất lượng ăn uống, giấc ngủ và lipid máu - những yếu tố quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa.

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Người đàn ông 52 tuổi mắc bệnh tiểu đường qua đời do mắc sai lầm này
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Dù phát hiện mắc bệnh tiểu đường đã lâu, nhưng do điều kiện cũng như hiểu biết hạn hẹp, ông đã bỏ qua mọi cảnh báo.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng ~ 5.6 - ~ 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.