Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bệnh sởi lây nhanh hơn COVID-19, nhiều trẻ em, người lớn nhập viện trong tình trạng nguy kịch

Thứ sáu, 15:29 28/03/2025 | Sống khỏe

GĐXH – Theo các chuyên gia, bệnh sởi đang có diễn biến phức tạp. Điều đáng nói, sởi là bệnh lây lan nhanh nhất trong số các bệnh truyền nhiễm, tỷ lệ lây còn cao hơn COVID-19.

Sởi vẫn đang diễn biến phức tạp

Thời gian gần đây, số ca mắc sởi đang diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng. Không chỉ trẻ nhỏ mắc sởi, nhiều người lớn cũng nhập viện trong tình trạng nguy kịch.

Theo báo cáo thống kê tại Bệnh viện Nhi Trung ương, trong năm 2024 và 3 tháng đầu năm 2025, bệnh viện có tổng 3.799 xét nghiệm sởi dương tính (xét nghiệm bằng phương pháp PCR và IGM). Trong đó, có 2.690 ca bệnh phải nhập viện điều trị.

Bên trong khu cách ly điều trị sởi tại Bệnh viện Nhi Hà Nội - Ảnh 1.

Khu vực cách ly điều trị bệnh nhân sởi tại Bệnh viện Nhi Hà Nội. Ảnh: N.Mai.

Số ca bệnh sởi từ tháng 1/2025 đến hết ngày 26/3/2025 là 1.894 ca, cao gần gấp đôi so với tổng số ca mắc của cả năm 2024 (796 ca dương tính). Như vậy, có thể thấy, tình hình bệnh sởi đang gia tăng và diễn biến phức tạp. Đặc biệt có đến hơn 55% số trẻ mắc sởi không tiêm chủng vaccine phòng bệnh hoặc tiêm chưa đủ mũi.

Tại Viện Y học Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai, từ cuối năm 2024 đến nay đã khám, điều trị cho 104 bệnh nhân mắc sởi trong đó có ghi nhận nhiều ca diễn biến nặng, có 2 ca cần thở máy xâm nhập, 1 ca cần ECMO đã ổn định ra viện.

Còn tại Bệnh viện Nhi Hà Nội, ThS.BS Nguyễn Văn Trưởng, Phó Trưởng khoa phụ trách Khoa Hồi sức tích cực – chống độc, cho biết số ca mắc sởi đến khám và điều trị (cả nội trú và ngoại trú) tại viện từ đầu năm 2025 đến nay khoảng hơn 400 ca.

Bên trong khu cách ly điều trị sởi tại Bệnh viện Nhi Hà Nội - Ảnh 2.

Các bệnh nhân sởi đang được điều trị tại đây đa phần là trẻ nhỏ dưới 2 tuổi. Ảnh: N.Mai.

Trong số những bệnh nhân nhập viện điều trị nội trú (hơn 300 ca), hầu hết bệnh nhân có biến chứng viêm phổi, một số bệnh nhân viêm phổi biến chứng nặng, suy hô hấp, phải hỗ trợ thở oxy, thở máy xâm nhập và không xâm nhập. Một số trẻ nặng là những trẻ có bệnh nền như bệnh teo cơ tủy, suy dinh dưỡng, bệnh down và bệnh lý mãn tính khác.

Đa phần bệnh nhân mắc sởi chưa được tiêm vaccine

Theo ghi nhận của PV Chuyên trang GĐXH, tại Bệnh viện Nhi Hà Nội, bệnh nhân mắc sởi đang được cách ly điều trị tại một khoa riêng biệt (Khoa Hồi sức tích cực – chống độc), tránh lây nhiễm chéo trong bệnh viện.

Ngồi chăm cháu nội 8 tháng tuổi mắc sởi đang điều trị tại bệnh viện, bà Đào Thị Minh (ở Thường Tín, Hà Nội) cho biết, ở nhà cháu bị sốt cao, được đưa đến cơ sở y tế gần nhà điều trị nhưng 3 hôm không cắt sốt.

Quá lo lắng cho sức khỏe của bé, gia đình tiếp tục đưa cháu đến Bệnh viện Nhi Hà Nội. Tại đây, trẻ có kết quả xét nghiệm dương tính với sởi. Do trước đó trẻ từng bị bệnh chân tay miệng, cúm A nên thể trạng yếu, chưa được tiêm vaccine phòng sởi.

Tại bệnh viện, trẻ có biến chứng viêm phổi, được điều trị kháng sinh, truyền kháng thể, can thiệp hỗ trợ hô hấp sớm. Sau 5 ngày, trẻ có tiến triển tốt, đã được cai máy thở.

Bên trong khu cách ly điều trị sởi tại Bệnh viện Nhi Hà Nội - Ảnh 3.

BS Trưởng thăm khám cho bệnh nhi đang điều trị sởi tại khoa. Ảnh: N.Mai

Cũng đang chăm con điều trị sởi tại Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, chị Nông Thị Hằng (ở Cao Bằng) cho biết, gần 1 tuần trước, con trai chị (15 tuổi) bị sốt cao liên tục gần 40 độ, sưng hạch hai bên hàm, ăn uống kém nên gia đình đưa con xuống Bệnh viện Đại học Y Hà Nội khám. Khi có kết quả dương tính với sởi, trẻ được chuyển đến Bệnh viện Nhi Hà Nội để điều trị.

Chị Hằng cho biết, trước đây, con trai chị từng bị sởi khi 9 tháng tuổi. Vì chủ quan nghĩ rằng con đã bị rồi sẽ không bị nữa nên gia đình không cho bé tiêm vaccine phòng sởi. Vì vậy, khi con bị bệnh, chị cũng ý thức được việc phải tiêm vaccine để phòng các bệnh truyền nhiễm cho trẻ nhỏ, trong đó có bệnh sởi.

Theo ThS.BS Nguyễn Văn Trưởng, đa phần bệnh nhi đang được điều trị tại Khoa là các cháu bé dưới 2 tuổi, nhiều nhất là dưới 9 tháng tuổi, chưa được tiêm vaccine. Bệnh nhi bị phơi nhiễm trực tiếp và gián tiếp với sởi. Một số trẻ đã từng được điều trị bệnh nền hoặc các bệnh truyền nhiễm ở các bệnh viện khác. Sau đó về nhà một thời gian thì phát hiện mắc sởi.

Một nhóm khác là những bệnh nhi trên 4-5 tuổi, mắc một số bệnh lý bẩm sinh, sức đề kháng suy giảm và chưa được tiêm mũi nhắc lại khiến vaccine suy giảm nên cũng mắc bệnh và phải vào viện điều trị.

Bên trong khu cách ly điều trị sởi tại Bệnh viện Nhi Hà Nội - Ảnh 4.

Em bé 2 tuổi bị suy dinh dưỡng, có bệnh lý bẩm sinh đang được điều trị sởi tại bệnh viện. Ảnh: N.Mai.

Theo ThS.BS Nguyễn Văn Trưởng, đối với những bệnh nhi mắc sởi có biến chứng phải thở máy, đa phần đã được điều trị thành công tại bệnh viện, có một trường hợp trẻ sinh non, bệnh lý bẩm sinh phức tạp phải chuyển lên Bệnh viện Nhi Trung ương điều trị. Sau khi ổn định, trẻ lại được chuyển về Bệnh viện Nhi Hà Nội để theo dõi, điều trị tiếp.

Trường hợp bé gái 2 tuổi (ở Thanh Xuân, Hà Nội) có bệnh lý bẩm sinh phức tạp, tắc ruột nhiều lần, đã được mổ, đặt hậu môn nhân tạo ở cơ sở y tế khác. Trẻ hấp thu kém, bị suy dinh dưỡng nặng nên cơ thể rất nhạy cảm. Hiện tại, trẻ vẫn đang được điều trị tích cực tại bệnh viện.

Khuyến cáo phòng bệnh sởi

ThS.BS Nguyễn Văn Trưởng cho biết, sởi là bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp, qua các giọt bắn. Điều đáng nói, sởi lây lan nhanh nhất trong số các bệnh truyền nhiễm, tỷ lệ lây còn cao hơn COVID.

Bên trong khu cách ly điều trị sởi tại Bệnh viện Nhi Hà Nội - Ảnh 5.

ThS.BS Nguyễn Văn Trưởng, Phó Trưởng khoa phụ trách Khoa Hồi sức tích cực – chống độc, Bệnh viện Nhi Hà Nội. Ảnh: N.Mai.

"Nếu chưa có miễn dịch thì 10 bạn, có đến 9 bạn có thể lây bệnh nếu tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân mắc sởi", BS Trưởng nhấn mạnh.

Theo BS Trưởng, vaccine là biện pháp hữu hiệu phòng các bệnh truyền nhiễm, trong đó có bệnh sởi. Vì vậy, bố mẹ nên cho con đi tiêm vaccine sởi theo đúng lịch khuyến cáo. Với những trẻ trong khu vực có nhiều bệnh nhân mắc sởi, có thể tiêm sớm từ 6-9 tháng.

Bên cạnh đó, không cho trẻ đến gần, tiếp xúc với các trẻ nghi mắc bệnh sởi; đeo khẩu trang nơi đông người, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng khi chăm sóc trẻ; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng, mắt và răng miệng cho trẻ hàng ngày; đảm bảo dinh dưỡng, giữ ấm cơ thể cho trẻ.

Nhà trẻ, mẫu giáo, trường học nơi tập trung đông trẻ em cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng và đủ ánh sáng; thường xuyên khử trùng đồ chơi, dụng cụ học tập và phòng học bằng các chất sát khuẩn thông thường.

Khi phát hiện có các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh sởi (sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban) cần sớm cách ly và đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, tư vấn điều trị kịp thời, tránh biến chứng có thể xảy ra.

Bác sĩ khuyến cáo tiêm vaccine để phòng bệnh sởi cho trẻ. Video: N.Mai

Bé gái 4 tuổi ở Hà Nội tử vong do sởi, bác sĩ khuyến cáo dấu hiệu cần đưa trẻ đi viện ngayBé gái 4 tuổi ở Hà Nội tử vong do sởi, bác sĩ khuyến cáo dấu hiệu cần đưa trẻ đi viện ngay

GĐXH – Theo các bác sĩ, trẻ mắc sởi nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây những biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể gây tử vong.

Gia tăng bệnh sởi ở người lớn, nhiều người biến chứng nặng, phải lọc máu, can thiệp ECMOGia tăng bệnh sởi ở người lớn, nhiều người biến chứng nặng, phải lọc máu, can thiệp ECMO

GĐXH - Theo các chuyên gia, hiện nay tại Việt Nam, bệnh sởi đang có xu hướng gia tăng, không chỉ ở trẻ em mà cả người lớn. Đáng chú ý, đa số các trường hợp mắc bệnh đều chưa được tiêm phòng hoặc chưa tiêm nhắc lại.

Nguyễn Mai
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cô gái 18 tuổi có thận 'hóa đá' và những sai lầm tàn phá thận một cách nhanh chóng của nhiều người

Cô gái 18 tuổi có thận 'hóa đá' và những sai lầm tàn phá thận một cách nhanh chóng của nhiều người

Sống khỏe - 10 giờ trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, hiện nay, bệnh thận đang có xu hướng trẻ hóa. Đáng nói, thói quen ăn uống, sinh hoạt không điều độ là một trong những yếu tố nguy cơ thúc đẩy căn bệnh này.

Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ có sán dây dài hơn 3 mét do thường xuyên ăn món quen thuộc này

Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ có sán dây dài hơn 3 mét do thường xuyên ăn món quen thuộc này

Y tế - 13 giờ trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chỉ định thụt tháo để chuẩn bị nội soi đại tràng. Sau thụt, các bác sĩ ghi nhận một con sán dây dài hơn 3 mét được thải ra theo phân, còn sống.

Cách phân biệt carbohydrate 'tốt' và carbohydrate 'xấu'

Cách phân biệt carbohydrate 'tốt' và carbohydrate 'xấu'

Sống khỏe - 16 giờ trước

Không phải tất cả carbohydrate đều như nhau, việc phân biệt carbohydrate 'tốt' với carbohydrate 'xấu' là cần thiết cho sức khỏe và kiểm soát lượng đường trong máu.

Cách ăn trứng buổi sáng không làm tăng cholesterol, an toàn và tốt nhất cho sức khỏe

Cách ăn trứng buổi sáng không làm tăng cholesterol, an toàn và tốt nhất cho sức khỏe

Sống khỏe - 17 giờ trước

GĐXH - Nếu sáng nào cũng chỉ ăn trứng mà không kết hợp thêm các loại thực phẩm khác, cơ thể sẽ dần thiếu hụt những dưỡng chất thiết yếu...

Cách đơn giản để ăn được nhiều chất xơ hơn

Cách đơn giản để ăn được nhiều chất xơ hơn

Sống khỏe - 20 giờ trước

Chất xơ là một thành phần thiết yếu của chế độ ăn uống lành mạnh nhưng trên thực tế có rất nhiều người lại không cung cấp đủ lượng khuyến nghị mỗi ngày. Vậy phải làm sao để khắc phục tình trạng này?

2 người bị 'bùng phát' viêm gan B mạn tính thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

2 người bị 'bùng phát' viêm gan B mạn tính thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Một người bệnh có tiền sử mắc viêm gan B, thế nhưng anh lại tự dừng thuốc, không đi khám bệnh trong 1 năm nay; một người có thói quen đi khám sức khỏe định kỳ nhưng lại “quên” kiểm tra xét nghiệm về gan.

Nam sinh 21 tuổi suy tim, suy thận vì loại đồ uống khoái khẩu giới trẻ Việt yêu thích

Nam sinh 21 tuổi suy tim, suy thận vì loại đồ uống khoái khẩu giới trẻ Việt yêu thích

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Điều tra bệnh sử, các bác sĩ cho biết nam sinh bị suy thận này không có tiền sử bệnh lý nào khác ngoài việc uống quá nhiều đồ uống tăng lực.

Bất ngờ nguyên nhân khiến nam thanh niên 18 tuổi đang khỏe mạnh bỗng sốc mất máu nguy kịch

Bất ngờ nguyên nhân khiến nam thanh niên 18 tuổi đang khỏe mạnh bỗng sốc mất máu nguy kịch

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nguy kịch, da niêm mạc nhợt, huyết áp tụt, bụng chướng, đau dữ dội, nhiều dịch máu trong ổ bụng.

Người đàn ông ở Hải Dương nguy kịch do dùng thuốc điều trị viêm gan B theo cách này

Người đàn ông ở Hải Dương nguy kịch do dùng thuốc điều trị viêm gan B theo cách này

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan giai đoạn F4 – giai đoạn nặng. Cùng lúc, ông được chẩn đoán thêm đái tháo đường type 2, làm tăng nguy cơ tổn thương gan.

Người phụ nữ 64 tuổi bất ngờ phát hiện ung thư đại tràng di căn phổi từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người phụ nữ 64 tuổi bất ngờ phát hiện ung thư đại tràng di căn phổi từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người phụ nữ bị ung thư đại tràng di căn phổi có dấu hiệu bị táo bón liên tục trong khoảng 3 tháng, trước khi phát hiện bệnh.

Top