Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hoa gạo tháng 3 và công dụng ít được biết đến

Thứ sáu, 10:51 10/03/2017 | Sống khỏe

GiadinhNet – Mùa hoa gạo gắn liền với tháng ba. Hoa gạo không chỉ là loài hoa đẹp mà còn có công dụng chữa bệnh ít người biết.

Vào mỗi dịp tháng 3, tháng 4 trên những nẻo đường rất dễ bắt gặp màu đỏ của cây hoa gạo, nhiều nhất là ở vùng nông thôn dù đồng bằng và miền núi.

Loài hoa này còn có những cái tên thật mỹ miều như hoa pơ lang, hoa mộc miên, ban chi hoa….

Hoa gạo không chỉ là một loài hoa đẹp với sắc đỏ thắm mà còn rất tốt cho sức khỏe, được biết đến như một vị thuốc chữa được nhiều bệnh. Hoa gạo chứa nhiều acid amin, pectin tanin, đường và nhiều nguyên tố vi lượng. Theo Đông y, nhiều bộ phận của cây hoa gạo được sử dụng làm thuốc như hoa gạo, vỏ cây, rễ.


Hoa gạo không chỉ đẹp mà còn như một vị thuốc

Hoa gạo không chỉ đẹp mà còn như một vị thuốc

Hoa gạo có vị đắng chát, hơi ngọt, tính mát, tác dụng làm se, tiêu viêm, giải độc, sát khuẩn, thông huyết nên đã trở thành dược liệu sử dụng nhiều trong trị liệu. Dân gian vẫn thường hái những bông hoa gạo lành lặn đem phơi trong dâm hoặc sấy khô bằng lửa nhỏ cất vào lọ sành, đậy kín để dùng dần.

Một số bài thuốc dùng hoa gạo như:

Viêm loét dạ dày: Có thể lấy rễ, hoa hoặc vỏ thân cây gạo 15-30g, sắc uống.

Trẻ bị sốt cao vào mùa hè: Dùng bài thuốc sắc từ 6g hoa gạo chế thêm chút đường phèn, chia uống vài lần trong ngày khá hiệu quả.

Khi bị ho khạc nhiều đờm do phế nhiệt: lấy 15 g hoa gạo, rau diếp cá 15 g, tang bạch bì 10 g, sắc uống.

Mun nhọt sưng tấy: lấy hoa gạo tươi, giã nát đắp ngày 1 - 2 lần sẽ đỡ đau nhức, chóng khỏi. Chữa tiêu chảy, kiết lị: dùng 20 - 30 g hoa gạo thái mỏng, sao vàng, sắc lấy nước uống, ngày 1 thang, chia 2 lần.

Theo BS Đông y Hoàng Khánh Toàn, vỏ cây hoa gạo cũng là loại thuốc quý. Vỏ thân cây hoa gạo có vị cay, tính bình thường dùng để chữa các chứng bệnh như chấn thương bong gân, gãy xương, viêm loét dạ dày, tiêu chảy, viêm đau khớp...

Bong gân: lấy 16g vỏ cây gạo, 16g lá lốt. Vỏ gạo cạo sạch lớp vỏ ngoài rồi sao với rượu, lá lốt sao vàng. Đổ 750ml nước sắc còn 250ml, chia uống 2 lần trong ngày. Hoặc vỏ thân cây gạo, rau má, cây vòi voi, bồ công anh, tất cả đều tươi với lượng bằng nhau, rửa sạch, giã nát, đắp bó vào chỗ bong gân.

Viêm khớp, đau lưng, đau gối mạn tính: vỏ thân cây gạo 15g, sắc lấy nước bỏ bã, cho thêm chút rượu vang, uống làm 2 lần trong ngày.

Sưng nề do chấn thương: Vỏ thân hoặc rễ cây gạo ngâm rượu xoa ngoài hoặc giã nát đắp vào vị trí tổn thương. Hoặc: Vỏ thân cây gạo 100 g, củ nghệ vàng già 100 g. Vỏ gạo cạo bỏ vỏ bẩn ở ngoài, băm nhỏ, giã nát với nghệ thái mỏng, dùng dấm thanh và rượu cho vào sao rồi chườm hoặc đắp vào vết thương khi còn nóng.

Mặc dù việc sử dụng hoa gạo cũng như các bộ phận khác của hoa gạo làm thuốc là rất tốt nhưng các chuyên gia đông y khuyến cáo, trước khi sử dụng mọi người cũng nên có tư vấn của các bác sỹ để có liều lượng phù hợp với thể trạng, tận dụng được hiệu quả tốt nhất giá trị của loài hoa này.

Hà My

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

Y tế - 5 giờ trước

Theo UBND TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, tính đến chiều 2-5, đã có 328 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại tiệm Băng ở phường Xuân Bình

Người phụ nữ 40 tuổi không ăn ngọt nhưng mắc tiểu đường, đây là 8 lý do khiến bạn không ngờ tới

Người phụ nữ 40 tuổi không ăn ngọt nhưng mắc tiểu đường, đây là 8 lý do khiến bạn không ngờ tới

Sống khỏe - 11 giờ trước

GĐXH - Nhiều người nghĩ rằng bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là do ăn nhiều thực phẩm chứa đường mà ra. Tuy nhiên, sự thật có thể không phải như vậy.

Biện pháp tự nhiên giúp tăng lượng sắt khắc phục thiếu máu

Biện pháp tự nhiên giúp tăng lượng sắt khắc phục thiếu máu

Sống khỏe - 12 giờ trước

Thiếu máu là một vấn đề sức khỏe phổ biến trên toàn cầu, phát sinh từ nồng độ hemoglobin thấp, thường dẫn đến các triệu chứng suy nhược như mệt mỏi, rụng tóc, khó thở và kém ăn...

Những thực phẩm chứa diệp lục có lợi cho sức khỏe

Những thực phẩm chứa diệp lục có lợi cho sức khỏe

Sống khỏe - 14 giờ trước

Chúng ta thường nghe nói nhiều về chất diệp lục và biết rằng thực vật không thể sống thiếu nó. Tuy nhiên, bạn có thể không biết chất diệp lục chính xác là gì và nó có mang lại lợi ích gì cho con người không?

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 14 giờ trước

GĐXH - Khi được bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Nóng gan nguy hiểm thế nào? Làm gì để 'giải nhiệt' cho gan sau kỳ nghỉ lễ

Nóng gan nguy hiểm thế nào? Làm gì để 'giải nhiệt' cho gan sau kỳ nghỉ lễ

Sống khỏe - 17 giờ trước

GĐXH - Nóng gan là bệnh lý rất dễ tái phát, nhất là sau kỳ nghỉ lễ nắng nóng, uống nhiều rượu bia, đồ ăn nhiều đạm, dầu mỡ. Nếu không được điều trị sớm sẽ giảm chức năng gan mãn tính, gây bệnh viêm gan, thậm chí là ung thư gan.

Nghẹt mũi kéo dài: Nguyên nhân và cách cải thiện nhờ thảo dược

Nghẹt mũi kéo dài: Nguyên nhân và cách cải thiện nhờ thảo dược

Sống khỏe - 17 giờ trước

Thông thường, bệnh nghẹt mũi có thể tự khỏi trong khoảng vài ngày đến vài tuần (2, 3 tuần). Nhưng nếu bạn bị nghẹt mũi kéo dài trên 3 tuần, thêm vào đó là các chứng đau tai, ù tai, đau họng… chứng tỏ rằng bạn đã bị viêm mũi họng và bệnh đã chuyển sang giai đoạn mạn tính gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

5 loại vitamin cần thiết cho cơ thể, bổ sung như thế nào?

5 loại vitamin cần thiết cho cơ thể, bổ sung như thế nào?

Sống khỏe - 19 giờ trước

Vitamin rất cần thiết để cho cơ thể khỏe mạnh. Mặc dù không có gì thay thế cho việc ăn uống lành mạnh, nhưng thực phẩm bổ sung có thể giúp bù đắp lượng vitamin thiếu hụt qua thực phẩm…

Cách cải thiện đau cổ và lưng khi đi tàu xe, máy bay

Cách cải thiện đau cổ và lưng khi đi tàu xe, máy bay

Sống khỏe - 1 ngày trước

Khi phải di chuyển trên tàu, xe, máy bay quãng đường xa, chúng ta phải ngồi cố định một chỗ lâu, sẽ làm cho các khớp bị cứng, máu sẽ kém lưu thông giữa các phần của cơ thể. Các tư thế cố định như ngồi gây ứ máu chi dưới làm phù vùng bắp chân, bàn chân… gây đau.

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Y tế - 1 ngày trước

Vừa ra khỏi nhà được 3 phút, đang đi bộ trên đường, chị T. (42 tuổi) bất ngờ bị xe máy chở gà đi cùng chiều đâm phải. Cú đâm khiến chị bị chấn thương ngực kín, tổn thương gan độ 3…

Top