Hà Nội
23°C / 22-25°C

Học sinh lớp 9 vật vã luyện thi từ 5h30 sáng, nhà văn Bùi Ngọc Phúc cho rằng học giờ này để nhồi nhét kiến thức là phản khoa học

Chủ nhật, 17:17 25/04/2021 | Xã hội

5h30 sáng bắt đầu ca học thứ nhất, sau đó đến trường học, tan tầm lại luyện thi tiếp các môn còn lại đến 21h đêm. Đó là thực trạng của nhiều học sinh lớp 9 trước cuộc đua vượt vũ môn vào lớp 10 năm nay.

Năm nay là năm thứ 2 Hà Nội quay lại với kỳ thi tuyển sinh lớp 10 có 4 môn thi. Trong đợt ôn thi tăng tốc có những ngày nhiều học sinh lớp 9 ở Hà Nội phải chia đều thời gian cho 4 ca học: Ngoài các môn Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ, khoảng 1 tháng trở lại đây học sinh phải ôn thi thêm môn Lịch sử.

Theo đó, chia sẻ trên báo Tuổi Trẻ, một phụ huynh cho biết trong tuần con học gần như kín các buổi tối, thường từ 18h đến 21h, chỉ ngày nghỉ thì học vào buổi sáng hoặc chiều. Phụ huynh này cũng tiết lộ đang cho con theo một ca ôn Toán vào giờ rất đặc biệt là từ 5h30 đến 7h, trước giờ học sinh đến trường.

Chuyện học sinh "chạy nước rút" luyện thi trước mỗi đợt tuyển sinh không còn là tình trạng mới mẻ. Tuy nhiên, mốc thời gian 5h30 sáng khiến dư luận kinh ngạc và bàn tán xôn xao. Nhiều người đặt câu hỏi, liệu với lịch học dày đặc từ tờ mờ sớm đến khuya như vậy, các con có thực sự tiếp thu được hiệu quả?

Học sinh lớp 9 vật vã luyện thi từ 5h30 sáng, nhà văn Bùi Ngọc Phúc cho rằng học giờ này để nhồi nhét kiến thức là phản khoa học - Ảnh 1.

Năm nay là năm thứ 2 Hà Nội quay lại với kỳ thi tuyển sinh lớp 10 có 4 môn thi. (Ảnh minh họa)


Chương trình nặng hay người lớn tự tạo áp lực?

Dù theo hướng dẫn của Sở GD-ĐT Hà Nội thì đề thi bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình THCS hiện hành, chủ yếu ở lớp 9.

Với yêu cầu của kỳ thi, học sinh lớp 9 chỉ cần nắm chắc kiến thức cơ bản và nắm được kỹ năng làm bài thi (tự luận, trắc nghiệm) thì có thể đạt điểm từ khá trở lên. Bên cạnh đó, các trường cũng chủ động bổ sung những tiết học tăng cường cho các môn thi nhưng vẫn không thể khiến phụ huynh... an tâm.  Để con có đủ kiến thức trong "cuộc đua" giành suất học trong trường THPT công lập, nhiều bố mẹ ráo riết cùng con "chiến đấu" với các lớp ôn thi.

Trên thực tế, việc tích cực bổ sung, bồi dưỡng kiến thức để con cái có tâm thế tốt nhất bước vào kỳ thi là nguyện vọng chính đáng của cha mẹ. Tuy nhiên, bắt con nhồi nhét từ sáng đến đêm, có em phải ăn, nghỉ ngay tại cơ sở luyện thi theo nhiều phụ huynh là "hành xác" và tạo áp lực cho con cái.

"Ôi! Sao phụ huynh lại làm khổ con thế! Giờ đó các con đang ngon giấc để chuẩn bị cho 1 ngày học vất vả. Con đi học từ 5h30 sáng thì cả ngày vật vã làm sao kiến thức vào đầu được. Cứ tạo áp lực thế này sẽ gây ra nhiều vấn đề về tâm lý, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của các con sau này mất thôi", một phụ huynh nêu ý kiến.

Một người mẹ khác đồng tình: "Kỳ thi vào 10 căng thẳng thật nhưng như thế này thì lại căng quá. Mình có bạn lớn 2004, năm kia con cũng thi Lịch sử. Con cũng ôn cũng luyện nhưng đâu đến nỗi khủng khiếp như thế này. Vào giai đoạn nước rút mỗi tối con dành 1h học riêng môn Sử, phòng ngập giấy note nhưng vẫn bắt con đi ngủ lúc 23h. Con thi Sử vẫn 9,5 điểm".

Học sinh lớp 9 vật vã luyện thi từ 5h30 sáng, nhà văn Bùi Ngọc Phúc cho rằng học giờ này để nhồi nhét kiến thức là phản khoa học - Ảnh 2.

Bên cạnh đó, không ít ý kiến cho rằng, việc bắt con chạy đua để đạt điểm cao vào trường này trường nọ là "vì bố mẹ hơn là vì con": "Một phần là ý muốn của bố mẹ muốn con học trường này trường nọ để mát mặt mình thôi, chứ cứ tùy theo khả năng của con thì vào công lập là làm gì mà các con phải khổ thế. Tối học thêm tới 9h. Về học tiếp tới 11h-12h. Sáng 5h dậy. Nhu cầu cơ bản ở cái tuổi này là ngủ mà còn chưa đủ, thì nói gì tới những cái tiếp theo. Người lớn quá nhẫn tâm với mấy đứa trẻ.

Mình thấy nhiều nhà cho con đi học thêm, mỗi môn 2 nơi thậm chí 3 nơi. Có những con quay cuồng với việc "đi học" nhưng đến đó con có học hay không thì phụ huynh ko biết. Như vậy, tốn kém và vất vả một phần do chính chúng ta đem lại cho con".

Học sinh lớp 9 vật vã luyện thi từ 5h30 sáng, nhà văn Bùi Ngọc Phúc cho rằng học giờ này để nhồi nhét kiến thức là phản khoa học - Ảnh 3.

Nhiều phụ huynh cho rằng, chỉ cần cho học sinh tham khảo lại đề thi, nội dung ôn tập để đánh giá mức độ đề, xây dựng phương án ôn tập một cách hợp lý thì không nhất thiết phải tốn kém thời gian và tiền bạc cho các lớp luyện thi cấp tốc. (Ảnh minh họa)

"Phản giáo dục nếu dậy quá sớm chỉ để học thêm kiểu nhồi nhét"

Trước tình trạng học sinh luyện thi kiểu nhồi nhét, nhà văn Bùi Ngọc Phúc (Hà Nội) - một người rất tâm huyết với mảng giáo dục và có nhiều bài viết được phụ huynh quan tâm, cho rằng, khái niệm dậy sớm để thành công chỉ có tác dụng khi các con tự giác ôn bài lúc 6 giờ sáng, bởi thời gian đó thích hợp cho việc học các bài thuộc lòng, củng cố lại kiến thức của ngày hôm trước, nó phản giáo dục nếu dậy quá sớm chỉ để học thêm kiểu nhồi nhét.

Học sinh lớp 9 vật vã luyện thi từ 5h30 sáng, nhà văn Bùi Ngọc Phúc cho rằng học giờ này để nhồi nhét kiến thức là phản khoa học - Ảnh 4.

Nhà văn Bùi Ngọc Phúc (Hà Nội).

Anh chia sẻ: "Việc học thêm từ 20 giờ tối đến 23 giờ đêm hay bắt đầu lúc 5 giờ sáng không phải bây giờ mới có, nếu phương thức học và thi không có gì thay đổi, những câu chuyện học và luyện thi không có khái niệm thời gian sẽ còn tiếp diễn".

Theo nhà văn, vào công lập bậc THPT là sự nỗ lực của nhiều con và ước mong của các bậc phụ huynh. Bởi trường công lập với ưu thế học phí rẻ, cơ sở vật chất đầy đủ là lựa chọn phù hợp với kinh tế của phần lớn các gia đình. Tuy nhiên với chỉ tiêu có hạn, hàng năm sẽ có khoảng 32% các con trượt công lập, điều này vô hình chung đã tạo áp lực rất lớn cho các con và bố mẹ:

"Quy luật có cầu ắt có cung, bên cạnh nhiều thầy cô có tâm và nhiệt huyết, có không ít trung tâm cũng như các thầy cô khác mở theo thời vụ, mục đích cuối cùng chỉ là kiếm tiền của phụ huynh. Giá học phí của những buổi tăng tốc sát kì thi tăng chóng mặt, dù chất lượng không ai kiểm chứng. Nhiều gia đình chấp nhận hy sinh một phần thu nhập để con mình được ôn luyện ở các trung tâm, trong khi các con thực tế đã mệt mỏi do chỉ biết có học và học".

Học sinh lớp 9 vật vã luyện thi từ 5h30 sáng, nhà văn Bùi Ngọc Phúc cho rằng học giờ này để nhồi nhét kiến thức là phản khoa học - Ảnh 5.

Nhà văn Bùi Ngọc Phúc


Trong lúc phương thức học và thi hiện nay chưa có nhiều thay đổi, phụ huynh thay vì cho con học thêm quá nhiều năm lớp 9, hãy giúp con học thật tốt ngay từ những năm đầu của bậc THCS.

Sức ép và sự kì vọng năm nào cũng có, hệ lụy sau mỗi kì thi cũng vậy, điều này chính phụ huynh là người cảm nhận rõ nhất. Anh Bùi Ngọc Phúc cho rằng, trong lúc phương thức học và thi hiện nay chưa có nhiều thay đổi, phụ huynh thay vì cho con học thêm quá nhiều năm lớp 9, hãy giúp con học thật tốt ngay từ những năm đầu của bậc THCS.

"Việc học thêm mấy buổi, học thêm những môn gì và học ở đâu là lựa chọn của mỗi gia đình. Nhân vật trung tâm gánh mọi kỳ vọng của gia đình không ai khác chính là con cái chúng ta, nhưng thật lòng mà nói ít khi các bạn được sống đúng với những gi mình muốn.

Một mùa thi nữa đang đến gần, hy vọng phụ huynh sẽ lắng nghe nguyện vọng của con mình, học ở đâu con cảm thấy hạnh phúc là được. Bởi xét cho cùng, hạnh phúc của con chính là hạnh phúc của bố mẹ", anh chia sẻ.

Tiến sĩ Vũ Thu Hương (Nguyên giảng viên ĐHSP Hà Nội): Học liên tục chắc chắn không hiệu quả

"Các bố mẹ thường cho rằng học nhiều giờ trong ngày không bổ dọc cũng bổ ngang. Tuy nhiên, trí não con người cũng như các bộ phận khác của cơ thể, có giới hạn chịu đựng rất rõ ràng. Nếu làm việc liên tục, trí não sẽ rơi vào trạng thái quá tải, không thể tiếp tục làm việc mà còn có thể gây ra các rối loạn.

Tôi hiểu bố mẹ sợ con trượt nguyện vọng mong muốn, sợ con vào trường quá kém hoặc không có nơi nào để học. Nhưng sự thực thì việc đi học, ngồi nghe thầy cô rót chữ vào tai thường không giá trị nhiều. Việc học hành nên tiến hành đều đặn và khoa học từng năm chứ không chỉ nhồi nhét đoạn nước rút.

Trẻ cần biết tự học, tham khảo tài liệu và bố trí thời gian khoa học. Bên cạnh học tập, các con cần có thời gian rèn luyện kỹ năng, nâng cao kiến thức cuộc sống, tập luyện thể thao, vui chơi giải trí thì việc học mới hiệu quả".

Theo Afamily/Trí Thức Trẻ

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
Hải Dương: Xe ô tô con bất ngờ lao xuống sông Sặt, tài xế tử vong

Hải Dương: Xe ô tô con bất ngờ lao xuống sông Sặt, tài xế tử vong

Xã hội - 2 giờ trước

GĐXH - Khi chạy tới cổng tỉnh ủy Hải Dương, xe ô tô do ông H. điều khiển bất ngờ lao qua vỉa hè rơi xuống sông Sặt khiến tài xế tử vong.

Phát hiện một cửa hàng bán vàng giả nhãn hiệu Chanel

Phát hiện một cửa hàng bán vàng giả nhãn hiệu Chanel

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Cửa hàng kinh doanh vàng giả nhãn hiệu Chanel tại huyện Diễn Châu (Nghệ An) vừa bị lực lượng chức năng lập biên bản đề nghị xử phạt số tiền 85 triệu đồng.

Bắt giữ nhóm đối tượng lừa kết hôn với người Trung Quốc để chiếm đoạt quà sính lễ

Bắt giữ nhóm đối tượng lừa kết hôn với người Trung Quốc để chiếm đoạt quà sính lễ

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Với thủ đoạn tinh vi, nhóm đối tượng đã tạo dựng màn kịch lừa kết hôn với người Trung Quốc để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Hình ảnh 'kinh hoàng' tại các chợ tự phát ở Hà Nội

Hình ảnh 'kinh hoàng' tại các chợ tự phát ở Hà Nội

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Chợ tự phát (chợ cóc, chợ tạm) đang mọc lên dày hơn ở nhiều khu đông dân cư tại các đường phố Hà Nội. Con đường nơi có chợ cóc họp thường xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông, mất vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe người dân xung quanh.

Hà Nội: Tuyến buýt nhanh BRT hoạt động ra sao trước ngày bị "khai tử"

Hà Nội: Tuyến buýt nhanh BRT hoạt động ra sao trước ngày bị "khai tử"

Đời sống - 6 giờ trước

GĐXH - Mặc dù được đầu tư hơn 1 nghìn tỉ đồng, thế nhưng sau nhiều năm hoạt động, tuyến xe buýt nhanh BRT Kim Mã - Yên Nghĩa vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng về giảm thiểu ùn tắc. Vừa qua, UBND TP Hà Nội đã có đề xuất "khai tử" tuyến buýt nhanh BRT để thay bằng đường sắt đô thị.

Đau lòng hai chị em ruột bị đuối nước thương tâm trong ngày nghỉ lễ

Đau lòng hai chị em ruột bị đuối nước thương tâm trong ngày nghỉ lễ

Xã hội - 7 giờ trước

GĐXH - Ra đầm nuôi trồng thủy sản của người thân chơi, thấy em bị ngã xuống nước, chị gái đã lao xuống cứu em. Do không biết bơi, cả 2 chị em cháu D. bị đuối nước.

Hai đợt gió mùa Đông Bắc liên tiếp sắp dồn xuống miền Bắc sau chuỗi ngày oi nóng

Hai đợt gió mùa Đông Bắc liên tiếp sắp dồn xuống miền Bắc sau chuỗi ngày oi nóng

Thời sự - 7 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, tuần tới miền Bắc chuẩn bị đón hai đợt gió mùa Đông Bắc khiến nền nhiệt độ giảm nhẹ và trời đỡ nóng.

Kết quả xổ số - KQXS 3 miền, Vietlott hôm nay thứ Sáu ngày 19/4/2024

Kết quả xổ số - KQXS 3 miền, Vietlott hôm nay thứ Sáu ngày 19/4/2024

Xã hội - 7 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Sáu ngày 19/4/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Lại xảy ra đuối nước thương tâm tại Quảng Bình

Lại xảy ra đuối nước thương tâm tại Quảng Bình

Thời sự - 7 giờ trước

GĐXH - Trong lúc tắm ở khe suối, nam sinh sinh lớp 9 lặn xuống đáy rồi mắc kẹt vào đá dẫn đến đuối nước.

Liên tiếp xảy ra giông lốc gây thiệt hại về nhà dân, hoa màu

Liên tiếp xảy ra giông lốc gây thiệt hại về nhà dân, hoa màu

Thời sự - 7 giờ trước

GĐXH - Giông lốc liên tiếp xảy ra ở Quảng Trị khiến nhiều nhà dân bị tốc mái, hư hỏng, hàng chục hecta lúa bị đổ gãy...

Top