Học tiếng Ả Rập có dễ xin việc?
GiadinhNet - Hiện nay, bên cạnh các tiếng Anh, Pháp, Nhật hay tiếng Hàn đã trở nên thông dụng và có đông người theo học với hy vọng những ngoại ngữ "hot" này sẽ giúp họ dễ tìm được việc làm sau khi ra trường, thì vẫn có những sinh viên đứng ngoài xu thế đó. Họ chọn cho mình một ngoại ngữ lạ và hiếm tại Việt Nam: tiếng Ả Rập.

Lớp học có 22 sinh viên
Gọi là lạ và hiếm vì tiếng Ả Rập tuy thuộc một trong 6 ngôn ngữ phổ biến nhất thế giới, nhưng ở Việt Nam chỉ có hai nơi đào tạo chính quy là: Khoa Ngôn ngữ và văn hóa phương Đông (ĐH Ngoại ngữ - ĐH Quốc gia Hà Nội), Khoa Đông phương học (ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TPHCM). Hiện số người theo học tiếng Ả Rập tại hai cơ sở đào tạo này cũng rất khiêm tốn so với các ngoại ngữ khác.
Đến thăm phòng học, nơi các sinh viên đang đọc những từ ngữ hết sức lạ tai, chúng tôi được biết đây là giờ phát âm tiếng Ả Rập của lớp 14A1 (K48 ĐH Ngoại ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội). Hiện lớp có 22 sinh viên là các bạn trúng tuyển trong kỳ tuyển sinh đại học năm 2014. Theo cô Hoàng Thu Minh - giáo viên bộ môn, ngành ngôn ngữ Ả Rập của trường ĐH Ngoại ngữ được thành lập từ năm 1996. Ban đầu có rất ít người theo học nên 4 năm sau, trường mới tiếp tục tuyển sinh. Khi mọi thứ đã vào guồng hơn, nhà trường đã tổ chức tuyển sinh 2 năm một lần và đến nay là khóa sinh viên thứ 6.
Gắn bó với ngoại ngữ này từ những ngày đầu tiên, cô Hoàng Thu Minh không khỏi lo lắng khi năm 2012 có 53 sinh viên theo học thì đến năm 2014 chỉ tuyển được 22 sinh viên, tức là chưa bằng một nửa khóa trước. Cô Phan Thị Thu Phương - phụ trách lớp 14A1 cho biết: “Hiện một số sinh viên trong lớp đang có ý định thi lại vào khoa khác hoặc trường khác. Vì thế sĩ số 22 sinh viên này chưa chắc còn đủ sau kỳ tuyển sinh đại học sắp tới”.
Trái lại, vẫn có những người đam mê thật sự với ngôn ngữ này. Sinh viên Trần Quốc Khánh (SN 1980) - dù đã đi làm nhưng hiện đang tạm nghỉ để theo học tiếng Ả Rập - chia sẻ: “35 tuổi, tôi mới trở thành sinh viên năm thứ nhất, lại mới bắt đầu theo học một ngoại ngữ hiếm. Các ngoại ngữ khác quá phổ biến, gần trở nên bão hòa nên tôi muốn tìm đến một thứ tiếng mới lạ hơn ở Việt Nam. Tiếng Ả Rập tuy rất khó nhưng càng học lại càng thấy thú vị và càng mê hơn”.
Tuy có ảnh hưởng nhưng sau khi thu xếp ổn thỏa công việc, lại được hòa trong môi trường với các sinh viên trẻ năng động nên việc học của sinh viên Trần Quốc Khánh cũng không gặp nhiều trở ngại. “Chỉ có điều, tôi hay bị nhiều người ngạc nhiên khi nghe về ngành đang học thôi”, sinh viên Trần Quốc Khánh cho biết.
Vừa học vừa hy vọng ở tương lai
Nhiều giảng viên và sinh viên đang học tiếng Ả Rập cho biết, hiện công nghệ thông tin ngày càng phát triển, mạng Internet trở nên phổ cập, quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và các nước nói tiếng Ả Rập được mở rộng… góp phần xóa dần khoảng cách trong việc học ngôn ngữ này.
Với niềm tin yêu dành cho ngoại ngữ mình theo học, Nguyễn Thị Thu Hà (sinh viên lớp 14A1) lạc quan cho rằng: “Theo em, tuy hiện giờ tiếng Ả Rập còn chưa phổ biến và ít được sử dụng ở nước mình, nhưng tương lai chắc chắn sẽ phát triển. Lĩnh vực ít người học thì mình cũng sẽ có nhiều cơ hội hơn”.
Nói về tương lai của bộ môn cũng như việc phát triển tiếng Ả Rập ở Việt Nam, cô giáo Hoàng Thu Minh không khỏi trăn trở. “Tôi mong muốn Chính phủ Việt Nam cũng như các nước Ả Rập có thể tạo thêm điều kiện, cấp học bổng hoặc các khóa bồi dưỡng cho giáo viên đi học nâng cao trình độ. Cùng với đó, các thầy cô và các sinh viên cũng đang rất mong đợi chuyên gia tiếng Ả Rập sang hỗ trợ. Hàng năm, tại ĐH Quốc gia Hà Nội đều có chuyên gia sang giảng dạy nhưng hiện các sinh viên năm thứ nhất vẫn chưa có cơ hội học cùng người bản xứ”.
Đồng thời, mong muốn của cô giáo Hoàng Thu Minh cũng như tất cả các thầy cô, sinh viên trong bộ môn chính là có thêm nhiều học bổng cho sinh viên đi du học chuyển tiếp tại các nước nói tiếng Ả Rập. Việc tăng các suất học bổng vừa giúp khích lệ các sinh viên đang theo học cũng như thu hút thêm nhiều bạn trẻ đến với ngôn ngữ này.
Đối với vấn đề việc làm, các thầy cô trong bộ môn, trong Khoa Ngôn ngữ và văn hóa phương Đông luôn cố gắng tìm kiếm, giới thiệu những nguồn tuyển dụng cho các sinh viên. Tuy cơ hội nghề nghiệp của ngành học tiếng Ả Rập chưa dồi dào, đa dạng nhưng các sinh viên sau khi ra trường đa số đều có thể tìm được công việc ổn định và đúng chuyên môn.
Tiếng Ả Rập là ngôn ngữ lớn nhất trong nhóm gốc Semit của Hệ ngôn ngữ Á - Phi, một trong 6 ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất thế giới đồng thời cũng là một trong những ngôn ngữ chính thức tại Liên Hiệp Quốc. Ngôn ngữ này gắn liền với Hồi giáo và được sử dụng trong Kinh Koran (bộ kinh quan trọng nhất của đạo Hồi). Tiếng Ả Rập là ngôn ngữ chính thức tại 22 quốc gia trên thế giới, trong đó có những nước phát triển như Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất, Ả Rập Xê Út, Kuwait, Qatar…
Trà My

Bùi Đình Khánh bị bắt tại Thanh Hoá
Pháp luật - 34 phút trướcCông an tỉnh Thanh Hoá phối hợp với các lực lượng nghiệp vụ đã bắt thành công Bùi Đình Khánh (31 tuổi, quê TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) tại TP Thanh Hoá.

Thắt lòng hình ảnh mẹ ôm linh cữu thiếu tá hy sinh khi đánh án ma túy
Thời sự - 3 giờ trướcRất nhiều người đã có mặt tại lễ tang Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải (29 tuổi, cán bộ Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an tỉnh Quảng Ninh) ở quê nhà Hưng Yên để tiễn biệt người chiến sĩ trẻ quả cảm.

Khoảnh khắc nghẹn ngào của con trai gặp lại người cha đã khuất nhờ trí tuệ nhân tạo
Đời sống - 3 giờ trướcGĐXH - Không tin vào mắt mình khi nhận được thông báo từ nghĩa trang về việc có thể "trò chuyện" với người cha đã khuất qua màn hình AI, anh Nguyễn Vĩnh Quỳnh (Thanh Trì, Hà Nội) đã bước vào một cuộc hội ngộ đặc biệt – nơi quá khứ và hiện tại gặp nhau trong nước mắt và tình thân.

Cấp bằng Tổ quốc ghi công cho thiếu tá hy sinh khi bắt tội phạm ma túy
Thời sự - 3 giờ trướcThủ tướng Phạm Minh Chính cấp bằng Tổ quốc ghi công cho Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải hy sinh khi truy bắt nhóm tội phạm ma túy tại tỉnh Quảng Ninh.

13 phút giáp mặt kẻ buôn ma túy Bùi Đình Khánh của tài xế taxi
Pháp luật - 4 giờ trướcTài xế Q cho biết, Bùi Đình Khánh lên xe liên tục hối thúc anh đi nhanh, đối tượng này cũng liên tục ngó ngang, ngó dọc trên suốt quãng đường đi.

Cựu Đại úy công an cầm đầu đường dây buôn lậu hơn 200 tỷ đồng lãnh 12 năm tù
Pháp luật - 4 giờ trướcCựu Đại úy công an Hoàng Duy Tiến cầm đầu đường dây buôn lậu hơn 200 tỷ đồng, sử dụng hàng chục công ty “ma” để nhập lậu hơn 1.200 container hàng hóa lãnh 12 năm tù.

Giới trẻ Hà thành và thú vui nhặt gốm 2hand giữa lòng đô thị
Đời sống - 4 giờ trướcGĐXH - Gần đây, không ít bạn trẻ tại Hà Nội tìm lại về những giá trị, những thú vui xưa cũ để nuôi dưỡng tâm hồn. Một trong những thú vui đang được các bạn trẻ gen Z quan tâm nhiều nhất chính là chơi gốm - thứ tưởng chừng chỉ dành cho những người lớn tuổi, nay lại trở thành trào lưu, thành xu hướng của thế hệ Gen Z.

Trend yêu nước 2025 trong dịp 30/4 - 1/5 khiến dân mạng đứng ngồi không yên vì quá ý nghĩa
Đời sống - 4 giờ trướcGĐXH - Không quan trọng hoá việc hô khẩu hiệu "vang trời", không cần tổ chức diễu hành rầm rộ, người Việt ngày nay, đặc biệt là thế hệ trẻ tuổi vẫn biết cách thể hiện tình yêu nước theo một ngôn ngữ rất riêng: công nghệ, tinh tế và sâu sắc.

Hà Nội: Cháy lớn tại tòa nhà Viet Tower trên phố Thái Hà, hàng trăm người tháo chạy
Đời sống - 7 giờ trướcGĐXH - Chiều 18/4, tòa nhà cao 18 tầng trên phố Thái Hà (quân Đống Đa, TP Hà Nội) đã xảy ra đám cháy lớn. Trong ít phút ngọn lửa cùng khói đen bùng lên dữ dội khiến hàng trăm người vội vàng tháo chạy.

Chi tiết lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 và Quốc khánh 2/9 năm 2025 sắp tới
Đời sống - 7 giờ trướcGĐXH - Dưới đây là chi tiết về lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 và Quốc khánh năm 2025 sắp tới của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.

Nhiều người mừng thầm khi được hưởng quyền lợi đặc biệt này theo quy định mới nhất của Luật Đất đai
Đời sốngGĐXH - Từ năm 2025, Luật Đất đai 2024 sẽ có hiệu lực trong đó quy định sổ đỏ thửa đất của hộ gia đình sẽ ghi đầy đủ tên thành viên có chung quyền sử dụng đất.