Hóc xương cá, người đàn ông 69 tuổi ở Hải Dương phải nhập viện vì cố làm điều này
GĐXH - Cố gắng lấy xương cá bị hóc, người đàn ông 69 tuổi ở Hải Dương đã phải nhập viện với chẩn đoán phù nề hạ họng, thanh quản.
Bị phù nề hạ họng, thanh quản vì hóc xương cá
Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) thông tin, bệnh viện vừa tiếp nhận và điều trị cho trường hợp bị hóc xương cá dẫn đến phù nề hạ họng, thanh quản. Cụ thể, trong lúc ăn cơm, người đàn ông N.Đ.C. 69 tuổi (Kinh Môn - Hải Dương) bị hóc xương cá, cảm giác đau và vướng khi nuốt nước bọt.
Thay vì đến các cơ sở y tế để được hỗ trợ lấy dị vật, người bệnh đã cố gắng móc dị vật nhưng không được. Cảm giác đau ở cổ ngày càng tăng, sưng to và khó thở nên người bệnh được người nhà đưa đến Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí. Tại bệnh viện, các bác sĩ đã tiến hành nội soi lấy dị vật là mảnh xương cá cho người bệnh.
Theo BSCKI. Nguyễn Thanh Huyền - Phó Trưởng khoa Tai mũi họng bệnh viện cho biết, nhiều người khi bị hóc xương cá thường dùng tay để móc họng hoặc dùng mẹo như nuốt cơm nóng, uống nước... Tuy nhiên, cách làm này rất nguy hiểm, dễ khiến xương cá trôi sâu hơn hoặc làm tổn thương, gây thủng thực quản.
Vì vậy, BSCKI. Nguyễn Thanh Huyền đưa ra lời khuyên, nếu không may bị hóc xương cá hoặc các dị vật khác, không nên cố nuốt, chú ý không móc họng vì sẽ gây nôn nhiều, có thể gây phù nề hoặc khiến khó thở. Thay vào đó hãy đến các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và có hướng xử trí kịp thời.
Hóc xương cá có nguy hiểm không?
Theo nhiều nguồn khảo sát, tỷ lệ hóc xương cá khi đang ăn khá cao. Nếu may mắn chỉ vướng phải một mảnh xương cá nhỏ thì có thể xương sẽ biến mất chỉ sau vài giờ, chậm nhất là 1 - 2 ngày. Ngược lại, trong trường hợp kích thước xương bị hóc khá lớn thì sẽ không thể tự lành được. Khi đó, xương cá đã cắm vào bên trong và gây tổn thương một phần vùng cổ họng.
Nếu xương cá to, vị trí hóc xương rất quan trọng. Điều này là do cấu trúc cứng và các cạnh sắc của xương có thể gây tổn thương họng. Lúc này, các hoạt động ở họng như nuốt nước bọt có thể khiến xương dính chặt vào họng. Nguy hiểm hơn nữa, xương cá có thể đâm thủng thành thực quản. Thông thường, tỷ lệ người bị hóc xương cá lớn có thể đưa xương từ họng xuống dạ dày là rất thấp. Nguyên nhân là do cấu trúc của xương cá thường dài và cứng. Vì vậy, khi nuốt nhầm xương sẽ chắn ngang cổ họng.
Nếu chẳng may mảnh xương cá mắc kẹt ở thực quản. Sau đó, đi vào phế quản hoặc xuyên qua thành động mạch và không thể tự phân hủy. Vị trí xương cá đâm vào sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Điều này gây ra nhiễm trùng nghiêm trọng như: Nhiễm trùng huyết; Nhiễm trùng đường hô hấp dưới; Áp xe trên thành họng, vòm họng, amidan; Áp xe thực quản, phế quản và phổi; Viêm phổi cấp tính.
Nếu xương cá nằm sâu trong thực quản và không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như: Khó thở, thở khò khè; Cơn đau sau khi bị gai xương tăng dần và không biến mất sau vài ngày; Đau ngực; Sưng cổ; Chảy nước miếng nhiều; Không thể ăn uống.
Cần làm gì ngay sau khi bị hóc xương cá?
Nếu bị hóc xương cá, biết cách xử lý sẽ giúp lấy xương ra khỏi cổ họng an toàn và hiệu quả. Ngược lại, chỉ cần một thao tác sai cũng có thể khiến bệnh nhân gặp rủi ro nghiêm trọng. Dưới đây là một số lưu ý cho người bị hóc xương cá nên thực hiện:
- Ngừng ăn uống ngay khi phát hiện bị hóc xương cá gây đau nhức, khó chịu.
- Nhổ thức ăn còn trong miệng ra, không nuốt thêm thứ gì khác.
- Không tự ý thực hiện các phương pháp truyền miệng khi chưa xác định được tình hình cụ thể.
Nếu người bệnh nhận thấy xương cá không thể xử lý tại nhà thì nên đến ngay bệnh viện để được hỗ trợ điều trị bằng dụng cụ chuyên dụng. Trên thực tế, đến bệnh viện là điều tốt nhất nên làm sau bị hóc xương. Đối với một số xương cá bị kẹt quá sâu, bác sĩ sẽ dùng ống soi thanh quản để loại bỏ xương cá.
Người đàn ông 47 tuổi ở Bắc Ninh phát hiện u tủy sống từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 4 giờ trướcGĐXH - Người đàn ông bị u tủy có triệu chứng đau lưng kéo dài, cảm giác tê rát ở nửa cánh tay trái, đặc biệt đau tăng khi ho hoặc vận động mạnh.
Người đàn ông 43 tuổi ở Phú Thọ bất ngờ phát hiện mỡ máu cao 40 lần, người Việt cần làm điều này để phòng bệnh
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Điều đặc biệt ở bệnh nhân này là dù chỉ số máu cao gấp 40 lần, nhưng bệnh nhân hoàn toàn bình thường, không có biểu hiện gì. Vì vậy, để theo dõi và đánh giá các chỉ số sức khỏe, người dân cần thực hiện xét nghiệm máu định kỳ...
6 cách giảm mỡ nội tạng đơn giản mà hiệu quả
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Mỡ nội tạng có nhiều khả năng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm như: Bệnh tim, alzheimer, tiểu đường loại 2, đột quỵ và cholesterol cao...
Diễn viên Hồng Ánh gặp vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe, căn bệnh của cô nguy hiểm thế nào?
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Diễn viên Hồng Ánh nhập viện do vấn đề về dây thanh quản, thanh đới. Cô bị ho và tắt tiếng, đến nay tình hình vẫn không ổn...
Loại rau mùa đông là 'báu vật sức khỏe' giúp hạ đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Rau thì là có công dụng hỗ trợ điều trị các bệnh mãn tính như: Bệnh tiểu đường, tim mạch, các vấn đề về tiêu hóa, đau bụng ở trẻ sơ sinh và hôi miệng...
Thanh niên 26 tuổi đột quỵ ngay trên bàn làm việc, thừa nhận có thói quen nhiều bạn trẻ Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 4 ngày trướcGĐXH - Hầu hết 3 bữa ăn của thanh niên bị đột quỵ này đều bao gồm đồ chiên rán. Đây chính là những món chứa lượng lớn chất béo chuyển hóa, chất béo bão hòa, đường và natri, nếu ăn trong thời gian dài sẽ gây tác hại rất lớn cho cơ thể.
Loại hạt nhỏ thơm kiểm soát đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên bổ sung trong bữa ăn để tăng cường sức khỏe
Bệnh thường gặp - 4 ngày trướcGĐXH - Hạt tiêu là một loại gia vị quen thuộc không chỉ mang lại hương vị tuyệt vời cho các món ăn mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm về tác dụng của hạt tiêu đen.
6 thay đổi trên chân ngỡ bình thường lại là dấu hiệu của ung thư ít người biết
Bệnh thường gặp - 5 ngày trướcUng thư là một căn bệnh nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, bao gồm cả đôi chân. Nhận biết sớm các dấu hiệu bất thường ở chân có thể giúp bạn phát hiện ung thư từ giai đoạn đầu, tăng khả năng điều trị thành công.
Loại quả có chỉ số đường huyết thấp bán đầy chợ Việt, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặp - 5 ngày trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường ăn đậu rồng giúp ổn định đường huyết, giảm nguy cơ kháng insulin, hỗ trợ kiểm soát cân nặng và phòng ngừa biến chứng tim mạch ở người tiểu đường.
Người đàn ông mắc bệnh tiểu đường bị biến chứng nặng ở mắt, bác sĩ khuyến cáo phải làm điều này!
Bệnh thường gặp - 5 ngày trướcGĐXH - Bác sĩ khuyến cáo người mắc bệnh tiểu đường, basedow… cần phải tuân thủ hướng dẫn và điều trị theo phác đồ của bác sĩ để duy trì thể trạng tốt, tránh những biến chứng không mong muốn.
Người đàn ông 50 tuổi ở Phú Thọ bị biến chứng bệnh tiểu đường nặng, thừa nhận 2 sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Người đàn ông bị biến chứng bệnh tiểu đường nặng cho biết được chỉ định dùng thuốc điều trị hằng ngày, nhưng đã tự ý bỏ thuốc và thường xuyên uống rượu...